Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/04/2021

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai? Vấn đề chung của rất nhiều chị em sẽ được giải đáp trong 1 nốt nhạc với bài viết này!

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ. Vậy đáp án chính xác cho câu hỏi này là gì?

Tình trạng đau bụng dưới thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai. Điều này khiến các chị em lầm tưởng rằng mình mang thai khi bị đau bụng dưới và đau lưng. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai
Đau bụng dưới và đau lưng là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Câu trả lời là không chắc chắn. Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều, cả về tâm lý lẫn sức khỏe. Biểu hiện thường thấy là các cơn đau lưng và đau bụng dưới. Thế nhưng, chỉ dựa vào hai dấu hiệu này để nhận định mình mang thai hay không thì chưa đủ.

Đau lưng và bụng có thể xảy ra khi bạn mắc các vấn đề về sức khỏe khác. Nếu muốn biết chính xác mình có mang thai hay không, bạn hãy theo dõi một số dấu hiệu mang thai đi kèm như:

  • Chậm kinh nguyệt
  • Đau bụng dưới, đau lưng kèm chuột rút
  • Ra máu đỏ hồng hoặc đỏ nhạt với số lượng ít
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường
  • Ngực căng và trở nên nhạy cảm
  • Buồn nôn, khó chịu với mùi thức ăn
  • Đi vệ sinh nhiều lần

Ngoài ra, cách nhanh nhất để kiểm tra đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không chính là dùng que thử thai. Đây là biện pháp kiểm tra tại nhà, đơn giản, cho kết quả nhanh và có độ chính xác cao. Chỉ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng, sau 10 phút bạn có thể chắc chắn mình có thai hay không.

đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai
Que thử thai là cách nhanh nhất để biết chính xác có thai hay không

Nếu chưa an tâm, bạn có thể đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra. Mang thai là cả một hành trình, bạn cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Cho nên, đừng chỉ phỏng đoán qua những biểu hiện không chắc chắn này nhé.

Các vấn đề về sức khỏe gây đau bụng dưới và đau lưng

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ. Vì biểu hiện này còn liên quan đến các vấn đề về sức khỏe khác nữa.

1. Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng trứng mà lại làm tổ ở các vị trí khác như vòi tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, đôi khi ở ngoài ổ phúc mạc. Có đến 95% trường hợp mang thai ngoài tử cung nằm ở vòi tử cung.

Vì thế, khi phụ nữ mang thai ngoài tử cung khiến cho vòi trứng căng giãn quá mức dẫn đến các cơn đau bụng dưới và đau lưng không ngớt. Cơn đau có thể tăng dần và lan sang cả các vùng lân cận.

thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu

Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm hoặc xử lý kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và thai nhi. Thai ngoài tử cung có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt khiến mẹ bầu dễ tử vong. Và mang thai ngoài tử cung còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của người phụ nữ.

2. Chu kỳ kinh nguyệt

Hàng tháng, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, tử cung phải hoạt động và co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra bên ngoài. Chính sự co bóp của tử cung làm xuất hiện các cơn đau bụng dưới và đau lưng.

Đây là một phản ứng sinh học bình thường của cơ thể nên chị em không cần quá lo lắng. Tùy thể trạng cơ thể, tình trạng đau nhức sẽ được kích hoạt ở mức độ khác nhau và đây cũng là biểu hiện tiền kinh nguyệt, báo hiệu sắp tới kỳ “dâu rụng”.

3. Viêm tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan nằm phía sau dạ dày, vắt qua cột sống thắt lưng. Người lạm dụng rượu bia, bị sỏi mật, chấn thương, mắc bệnh tự miễn hay rối loạn chuyển hóa đều dễ bị viêm tụy.

Phản ứng viêm phát triển là những cơn đau dữ dội và lan tỏa từ vùng bụng ra vùng sau lưng. Bệnh viêm tụy trở nên nghiêm trọng hơn nếu sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, kèm theo các biểu hiện khác như sốt cao, buồn nôn, rối loạn nhịp tim…

4. Bệnh về thận

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Đôi khi không phải mang thai mà do bạn bị sỏi thận. Đây là một trong những bệnh liên quan đến thận có thể gây đau bụng dưới và đau lưng. Người mắc bệnh sỏi thận khi rối loạn chuyển hóa phát sinh khiến ứ đọng canxi trong nước tiểu.

Bên cạnh triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng, bệnh sỏi thận còn khiến bạn tiểu buốt, khó tiểu, lượng nước tiểu ít. Trong nhiều trường hợp, sỏi thận có thể gây sốt nhẹ cho người mắc bệnh.

5. Các bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa gây đau bụng và đau lưng

Ngoài các vấn đề về sức khỏe nêu trên, đau bụng dưới và đau lưng còn là triệu chứng khi mắc bệnh phụ khoa. Có thể kể đến như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, ung thư buồng trứng và đặc biệt là ung thư cổ tử cung.

Nếu không phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý này, chức năng sinh sản của chị em phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng và gặp phải tình trạng hiếm muộn, vô sinh.

Mẹo hay giảm đau bụng dưới và đau lưng

Nếu bạn duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau xanh, đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không không còn là nỗi lo. Ngoài ra, khi chắc chắn mình đã mang bầu, bạn cần thực hiện các mẹo sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Thường xuyên vận động, có thể tập các bài tập yoga cho bà bầu.
  • Massage cơ thể nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo gây khó chịu.
  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều tinh bột.
  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn chuối, nho khô để bổ sung canxi, kali và nước.
  • Ngủ nhiều, không đứng quá lâu.

Trong trường hợp cơn đau bụng dưới và đau lưng không thuyên giảm, bạn nên đến ngay bệnh viện để khám và điều trị.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/stomach-abdominal-pain-or-cramps-pregnancy https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-pain-insomnia https://my.clevelandclinic.org/health/articles/5186-pregnancy-having-a-healthy-pregnancy https://www.verywellfamily.com/cramping-in-early-pregnancy-p2-2371232
x