Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/03/2024

Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không? Phải mà không phải!

Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không? Phải mà không phải!
Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không còn tùy thuộc vào các dấu hiệu đi kèm khác. Nếu không phải mang thai, đó có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm

Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Để làm rõ xem đây là dấu hiệu mang thai hay bệnh lý nào khác, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây nhé!

Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không?

1. Nhận biết đau bụng dưới do mang thai

Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không? Khi có thai, bạn có thể bị đau bụng dưới bên phải. Hiện tượng này có thể kéo dài đến 2 tháng do cơ thể chưa kịp thích nghi với sự hiện diện của bào thai. Cơn đau bụng thường kéo dài âm ỉ hoặc đau từng cơn.

Nếu bạn ốm nghén hay nôn thì cảm giác đau sẽ càng khó chịu hơn. Như vậy, khi bạn đã quan hệ tình dục trước đó 10 ngày mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh thai thì tình trạng đau bụng dưới bên phải chính là dấu hiệu của mang thai kèm các dấu hiệu như:

2. Nguyên nhân đau bụng dưới do mang thai

Bên cạnh vấn đề đau bụng dưới bên phải có phải có thai không; vậy nguyên nhân tình trạng này do đâu? Sau khi thụ tinh thành công, trứng và tinh trùng sẽ di chuyển vào cổ tử cung để làm tổ và phát triển ở đây. Khi đó, chúng hình thành các chân giả và nhau thai để bám vào thành tử cung.

Điều này gây ra cảm giác đau bụng, tức bụng ở vùng bụng dưới bên phải cho nhiều chị em. Thông thường, đau bụng do mang thai chỉ là cơn đau âm ỉ và ở mức độ có thể chịu được. Nếu bạn bị đau vùng bụng dưới bên phải ở mức độ dữ dội, toát mồ hôi, choáng, thậm chí ngất xỉu… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe mẹ và thai nhi đang trong tình trạng xấu.

Mẹ có thể đã bị sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc dọa sinh sớm… Lúc này, mẹ cần đến bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt.

>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm có phải là dấu hiệu có thai không?

Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không
Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không? Câu trả lời là có nếu hội đủ vài điều kiện

3. Cách làm giảm đau bụng dưới do có thai

Để làm giảm các cơn đau bụng khó chịu khi mang thai, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

  • Ngủ đủ giấc
  • Tắm nước ấm
  • Không nên đứng quá lâu
  • Kê thêm một chiếc ghế thấp cho chân khi ngồi
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó
  • Massage nhẹ nhàng cho cơ thể, đặc biệt ở vùng bụng bị đau
  • Vận động nhẹ nhàng, có thể tập thêm yoga dành cho bà bầu để làm giảm cơn đau
  • Bổ sung nhiều rau và trái cây, đặc biệt là chuối, nho khô giúp bổ sung thêm kali, canxi, nước
  • Kiêng thực phẩm chứa nhiều tinh bột hoặc thức ăn chế biến sẵn vì đây là nguyên nhân gây táo bón và đau bụng

Đau bụng dưới do tới kỳ kinh nguyệt

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề đau bụng dưới có phải có thai không; chúng ta cũng nên tìm hiểu một tình trạng đau bụng dưới khác do đến kỳ kinh nguyệt.

1. Nhận biết đau bụng dưới do kinh nguyệt

Cơ bản dấu hiệu của đau bụng kinh sẽ khác với đau bụng do mang thai. Dưới đây là cách nhận biết khi có cảm giác nặng bụng dưới sắp đến kỳ kinh:

  • Cơn đau âm ỉ liên tục và co thắt tại khu vực bụng dưới: Cơn đau sẽ diễn ra trước từ 1 – 3 ngày của kỳ kinh và đỉnh điểm trong ngày đầu của chu kì và sau đó giảm dần.
  • Cơn đau bụng do kinh nguyệt có thể lan đến lưng và đùi: Bạn có thể cảm thấy nặng bụng, dạ dày có cảm giác khó chịu, buồn nôn, đau lưng hay bụng dưới trong khoảng 1 – 2 ngày trước chu kỳ kinh và chấm dứt khi hết khi chu kỳ kinh.

2. Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng dưới bên phải không phải chỉ có thai mà còn là dấu hiệu kinh nguyệt. Trong chu kỳ kinh nguyệt tử cung sẽ co bóp để đào thải ra ngoài các lớp niêm mạc ở tử cung. Lúc này, hormone prostaglandin sẽ gây nên những cơn co thắt cơ tử cung khiến bạn bị cảm giác nặng bụng dưới khi đến kỳ kinh. Bên cạnh đó, đau bụng kinh còn do cơ thể bị mắc các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,…

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới sau khi quan hệ vài ngày có phải mang thai?

3. Cách làm giảm các cơn đau hành kinh

Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng
  • Giữ đầu óc, tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng
  • Không sử dụng rượu và thuốc lá để tránh làm trầm trọng hơn các cơn đau bụng kinh
  • Ngâm mình trong nước nóng, đặt miếng dán nhiệt và túi nước ấm lên vùng bụng dưới
  • Bổ sung thêm thực phẩm có vitamin E, B1, B6; axit béo omega-3 và magie giúp xoa dịu các cơn đau bụng
  • Đối với trường hợp đau bụng kinh nặng do các bệnh lý bạn cần sử dụng được chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc kiểm soát nội tiết tố hoặc có thể phẫu thuật nếu cần.

Đau bụng dưới bên phải còn là triệu chứng của bệnh lý nào?

Vùng bụng dưới bên phải được xem là vị trí quan trọng. Vì nơi này chứa nhiều cơ quan liên quan đến hoạt động sống như ruột già, một phần ruột non, đường tiết niệu và đặc biệt là cơ quan sinh sản. Vì vậy, nếu gặp triệu chứng đau bụng dưới bên phải, bạn có thể đang mang thai, nhưng cũng có thể là đang mắc phải những bệnh lý dưới đây:

Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không
Đau bụng dưới bên phải có phải có thai không còn tùy thuộc các triệu chứng đi kèm

1. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đau bụng dưới bên phải không có phải có thai mà có thể là do IBS. Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa mạn tính gây đau bụng cho người bệnh ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó có cả vùng bụng dưới bên phải.

Ngoài dấu hiệu này, bệnh còn gây chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Những triệu chứng này xuất hiện khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống hoặc khi gặp căng thẳng…

2. Sỏi niệu quản

Bệnh sỏi niệu quản gây ra triệu chứng đau dữ dội ở vùng bụng phải, cơn đau lan từ sườn phải xuống bên dưới. Nhiều bệnh nhân còn bị tiểu ra máu. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi người bệnh lao động nặng.

3. Đường tiêu hóa gặp vấn đề

Đau bụng dưới bên phải không chỉ là có thai mà còn có thể là triệu chứng khi đường tiêu hóa của bạn gặp vấn đề như viêm đại tràng, tắc ruột… Ngoài đau bụng, bạn còn có thể bị tiêu chảy, đặc biệt là khi ăn phải đồ ăn lạnh.

4. Bệnh phụ khoa

Đau bụng dưới bên phải có thể dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như:

5. Viêm ruột thừa

Đau bụng dưới bên phải không phải có thai mà còn là do viêm ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa có triệu chứng đau âm ỉ tại vùng bụng quanh rốn hoặc quặn thắt ở vùng bụng dưới bên phải, cơn đau càng lúc càng nghiêm trọng và nặng nề hơn về sau, có kèm theo cảm giác buồn nôn. Đây là bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần được cấp cứu gấp để phòng tình trạng vỡ ruột dẫn tới tử vong.

6. Viêm bàng quang

Đau bụng dưới bên phải là triệu chứng điển hình của bệnh viêm bàng quang, đặc biệt là khi bàng quang có dấu hiệu căng. Ngoài ra, người bệnh còn bị tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày kèm sốt, khi tiểu xong thường giảm đau rõ rệt hoặc ngừng đau hẳn.

Như vậy, đau bụng dưới bên phải có phải có thai không? Đau bụng dưới bên phải có thể là có thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác, thậm chí là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để biết chính xác đau bụng dưới bên phải có phải có thai không, hãy đến khám ở những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Stomach pain in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/

Truy cập ngày 12/03/2024

2. Pregnancy Cramps

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/cramping-during-pregnancy/

Truy cập ngày 12/03/2024

3. Cramping During Pregnancy: Should I Be Worried?

https://awog.org/posts/pregnancy/cramping-during-pregnancy-should-i-be-worried/

Truy cập ngày 12/03/2024

4. Implantation Cramping vs. Period Cramps

https://rmccares.org/2023/10/10/implantation-cramping-vs-period-cramps/

Truy cập ngày 12/03/2024

5. Menstrual cramps

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/symptoms-causes/syc-20374938

Truy cập ngày 12/03/2024

x