Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 28/10/2022

Có kinh sớm có phải mang thai không? Đừng vội kết luận nếu bạn chưa đọc bài viết này!

Có kinh sớm có phải mang thai không? Đừng vội kết luận nếu bạn chưa đọc bài viết này!
Có kinh sớm có phải mang thai không? Có kinh sớm hơn 1 tuần có thai không? Đây là những băn khoăn thường thấy của chị em. Tìm hiểu ngay nhé!

Hiện tượng kinh đến sớm do kinh nguyệt thất thường khiến nhiều chị em lo lắng liệu có kinh sớm có phải mang thai không? Hay đây là cảnh báo mắc các bệnh phụ khoa gây nguy hiểm cho phụ nữ. Cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp trong bài chia sẻ này nhé.

Nguyên nhân có kinh sớm là gì?

Trước khi tìm hiểu “có kinh sớm hơn 1 tuần có thai không”, bạn cần hiểu có kinh sớm mang ý nghĩa gì. Có kinh sớm thường do nội tiết tố của chị em đang bị mất cân bằng. Vậy nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tốt này nằm ở đâu?

1. Thay đổi chế độ ăn uống hoặc chế độ tập luyện

Hormone là nhân tố kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ mà chế độ ăn uống và tập thể dục hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến hormone của chị em.

Nếu gần đây bạn đang thử một chế độ ăn hoặc chế độ tập thể dục mới, thì có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt đến sớm. Ngoài ra, yếu tố tăng cân hoặc giảm cân đáng kể cũng làm mất cân bằng nội tiết tố và khiến chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn hoặc trễ hơn.

2. Căng thẳng gây mất cân bằng nội tiết

Căng thẳng và trầm cảm là nguyên nhân phổ biến khiến chị em có kinh sớm. Nhưng bạn cũng lưu ý rằng, căng thẳng cũng có thể khiến bạn bị trễ kinh.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Lịch trình hàng ngày thay đổi như đi du lịch, thường hay thức khuya hoặc dậy sớm hơn bình thường đều có thể dẫn đến những biến đổi trong cơ thể và khiến kinh nguyệt đến sớm hơn dự kiến. Những biến động này sẽ tự cân bằng trở lại ngay khi lịch trình sinh hoạt mới của bạn đi vào nếp và thành thói quen.

4. Kinh nguyệt của bạn vốn chưa đều

Khi mới bắt đầu hành kinh, nhiều khả năng chu kỳ kinh sẽ không đều, dẫn đến tình trạng có kinh trước ngày dự định! Giải thích cho hiện tượng này, các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn còn “xa lạ” với cơ thể, còn cơ thể vẫn chưa thích ứng với chúng.

Nhiều người phải mất đến 1 năm sau khi bắt đầu hành kinh thì chu kỳ kinh nguyệt mới đều đặn. Đối với nguyên nhân này, cbạn không nên quá lo lắng về việc có kinh sớm có phải mang thai không vì kỳ kinh nguyệt có thể đến trễ hoặc sớm 1 tuần.

5. Đây có thể không phải máu kinh

Một lý do khác giải thích cho nguyên nhân có kinh sớm đó là, máu bạn thấy không phải là máu kinh. Nó có thể là máu báo thai. Đây là tình trạng nhiều phụ nữ gặp khiến họ ra máu trong thời kỳ rụng trứng (do sự phóng thích trứng từ buồng trứng) xảy ra ngay giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc khoảng hai tuần trước khi đến kỳ kinh nguyệt.

>> Bạn có thể quan tâm: 11 cách làm kinh nguyệt đến sớm đảm bảo an toàn hiệu quả

Phụ nữ mang thai có kinh không?

phụ nữ mang thai có kinh không

Có nhiều nguyên nhân làm chị em có kinh sớm, nhưng có lẽ nguyên nhân khiến chị em sốt ruột nhất là khả năng mang thai khi kinh đến sớm. Liệu có kinh sớm có phải mang thai không?

Trước khi tìm hiểu “có kinh sớm có phải mang thai không”, chị em cần biết phụ nữ có thai có kinh không?

Câu trả lời là không. Kinh nguyệt chỉ đến khi trứng không được thụ tinh với tinh trùng. Ở mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng (còn được gọi là phóng noãn). Do đó, khi trứng được phóng ra, sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Nội mạc tử cung đáp ứng với sự thay đổi hormone sẽ dầy lên chuẩn bị sẵn sàng để làm tổ cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

+ Trường hợp 2: Trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, khi đó sự tụt giảm hormone sẽ khiến cho lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.

Vì thế, khi có thai, bạn sẽ rơi vào trường hợp 1 và trường hợp 2 sẽ không xảy ra, dẫn đến bạn không thể có kinh trong giai đoạn này.

có kinh sớm có phải mang thai không
Có kinh sớm có phải mang thai không?

Tuy nhiên, chị em cần chú ý, khi mang thai, bạn cũng có thể bị ra máu. Đây có thể là:

  • Chảy máu do sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân là do trứng đã thụ tinh làm tổ ở một vị trí nào đó bên ngoài tử cung. Nếu gặp trường hợp này, chị em phải nhanh chóng gặp bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
  • Máu báo thai: Nếu bạn đã quan hệ tình dục không an toàn thì có thể nghĩ ngay đến khả năng này nhé. Khi trứng được thụ tinh, hình thành nên phôi thai, phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc, dẫn đến bong tróc và bị đẩy ra ngoài với trạng thái là máu. Thế nhưng, máu báo thai không xuất hiện ở tất cả phụ nữ mang thai. Do đó, hãy dùng que thử thai hoặc đến khám bác sĩ để phát hiện và chăm sóc tốt ngay ban đầu.

Nếu muốn biết cách phân biệt máu mang thai ngoài tử cung, sảy thai và máu báo thai là thế nào, bạn hãy xem thông tin tại đây.

>>Bạn có thể quan tâm: Thử que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai nguyên nhân do đâu?

Vậy có kinh sớm hơn 1 tuần có thai không?

Có kinh sớm có thể có hoặc không mang thai tùy thuộc vào 2 trường hợp dưới đây:

  • Không mang thai nếu kinh nguyệt sớm do thói quen sinh hoạt, ăn uống của chị em thay đổi. Điều này khiến lượng estrogen trong cơ thể thay đổi, kết quả là trứng rụng sớm, kéo theo chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn.
  • Có mang thai nếu bạn ra máu báo thai (lưu ý phân biệt máu này với máu kinh). Máu báo thai thường xuất hiện sau khi trứng thụ tinh được 8-12 ngày hoặc từ ngày thứ 2-7 trước chu kỳ kinh.

Do đó, nếu chị em không biết có kinh sớm hơn 1 tuần có thai không thì hãy cân nhắc 2 trường hợp trên nhé. Tuy vậy, khẳng định trên còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vì thế, MarryBaby khuyên chị em nên gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

>>Bạn có thể quan tâm: Trễ kinh bao nhiêu ngày thì có thai?

Dấu hiệu ra máu báo thai là thế nào, khác với máu kinh ra sao?

Câu trả lời cho câu hỏi “có kinh sớm có phải mang thai không” là còn tùy vì một số chị em chưa phân biệt được máu báo thai và máu kinh. Vậy làm sao để phân biệt được hai loại máu này?

  • Về thời gian: Máu báo thai thường kéo dài chỉ 2 ngày, còn chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 4 – 7 ngày.
  • Về lượng máu: Đối với máu báo thai, lượng máu sẽ tương đối ít. Còn lượng máu của kinh nguyệt nhiều, có lúc ra ồ ạt, đặc biệt vào những ngày thứ nhất và ngày thứ hai của chu kỳ.
  • Về màu sắc: Máu báo thai thường có màu hồng, màu nâu, hoặc màu đỏ tươi. Máu kinh thường có màu đỏ thẫm, đỏ đen.
  • Về tính chất: Máu báo thai không có dịch nhầy, vón cục. Máu kinh nguyệt thường đi kèm với màu đỏ thẫm, đỏ đen, có dịch nhầy và vón cục.
  • Về mức độ đau: Máu báo thai thường khiến chị em có biểu hiện đau nhẹ. Còn chảy máu kinh sẽ khiến phần lớn chị em có cảm giác đau lưng, đau bụng dưới.

Phân biệt được 2 loại máu này sẽ giúp chị em rất nhiều trong việc xác định có kinh sớm có phải mang thai không đấy!

Những dấu hiệu nhận biết mang thai đầu tiên là gì?

Sau phần giải thích có kinh sớm có phải mang thai không, chị em đã biết có thể mang thai nếu bị ra máu trước kỳ kinh nguyệt. Liệu còn dấu hiệu nhận biết mang thai nào nữa không?

Dưới đây là các dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất mà bạn biết:

  • Trễ kinh: Nếu bị trễ kinh khoảng 1 tuần thì có thể bạn đã mang thai. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể dễ gây hiểu nhầm nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều.
  • Ngực căng và sưng: Những thay đổi về nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến ngực của bạn nhạy cảm và đau nhức hơn.
  • Buồn nôn: Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai rất sớm trong 1-2 tuần đầu tiên.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Do lượng máu trong cơ thể tăng lên khi mang thai, khiến thận của bạn xử lý thêm chất lỏng dồn vào bàng quang.
  • Mệt mỏi: Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ hormone progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây ra mệt mỏi.

Tuy nhiên, dấu hiệu báo thai của mỗi người là không giống nhau, thậm chí các triệu chứng cũng khác nhau ở mỗi lần mang bầu. Do vậy, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc tìm đến bác sĩ để được tư vấn thay vì lo lắng có kinh sớm có phải mang thai không.

dấu hiệu nhận biết mang thai tuần đầu

>>Bạn có thể quan tâm: Tức ngực khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nên làm gì khi có kinh sớm?

Nếu đã có câu trả lời cho “có kinh sớm có phải mang thai không”. Vậy chị em nên làm gì khi có kinh sớm?

MarryBaby hy vọng những thông tin trên đã giúp chị em giải đáp được câu hỏi có kinh sớm có phải mang thai không. Từ đó, giúp chị em hiểu rõ về kỳ kinh nguyệt và cơ thể của mình để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn thay vì lo lắng bâng quơ “liệu có kinh sớm có phải mang thai không” nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. MY PERIOD CAME EARLY – AM I NORMAL?

https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=0_30iv8ewh

Truy cập ngày 13/09/2022

2. Period problems

https://www.womenshealth.gov/menstrual-cycle/period-problems

Truy cập ngày 13/09/2022

3. Stress and hormones

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3079864/

Truy cập ngày 05/08/2021

4. Menstrual cycle

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/menstrual-cycle

Truy cập ngày 13/09/2022

5. Your menstrual cycle

https://www.womenshealth.gov/menstrual-cycle/your-menstrual-cycle 

Truy cập ngày 13/09/2022

x