Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 25/11/2021

Lạc nội mạc tử cung là gì? Có gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay không?

Lạc nội mạc tử cung là gì? Có gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay không?
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý lành tính thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của căn bệnh này là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng.

Lạc nội mạc tử cung là gì? Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý thường gặp ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi. Mặc dù thời gian đầu, bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những diễn biến phức tạp và hậu quả khó lường.

Đặc biệt, một vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ vô cùng lo lắng chính là “lạc nội mạc tử cung có thai được không?”. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lạc nội mạc tử cung là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để các chị em có thể an tâm hơn nhé!

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là một lớp tế bào mỏng ở trong lòng tử cung, có vai trò cố định phôi thai và bảo vệ thai nhi khỏi những tác động bên ngoài trong quá trình mang thai.

Lớp tế bào này sẽ dày lên theo chu kỳ, sau đó bong ra khỏi tử cung và được kinh nguyệt đưa ra khỏi cơ thể trong giai đoạn hành kinh.

Lạc nội mạc tử cung là gì
Lạc nội mạc tử cung là gì? Mẹ cần quan tâm đầy đủ

Tuy nhiên, nếu lớp nội mạc này không thể giải phóng hết ra ngoài, chúng sẽ bị mắc kẹt rồi đi vào ống dẫn trứng, khoang bụng, trực tràng hay trôi giữa khoang bụng, thậm chí đôi khi nội mạc lạc vào lớp cơ của tử cung.

Tình trạng này được gọi là lạc nội mạc tử cung hay dễ hiểu hơn là nội mạc tử cung đang đi lạc. Một số tác nhân có thể dẫn đến tình trạng lạc nội mạc tử cung được các chuyên gia chỉ ra có thể kể đến như:

  • Kinh nguyệt bị trào ngược trong những ngày hành kinh
  • Các chị em đã từng thực hiện phẫu thuật: mổ lấy thai, nạo phá thai…. thì các vết sẹo phẫu thuật cũng có thể khiến các tế bào nội mạc tử cung bám dính vào vết sau, từ đó gây ra lạc nội mạc tử cung.
  • Một số nguyên nhân khác có thể do hệ miễn dịch gặp vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung.

Lạc nội mạc tử cung là gì, triệu chứng ra sao?

Bên cạnh vấn đề lạc nội mạc tử cung là gì thì triệu chứng của nó cũng rất quan trọng. Thông thường, các biểu hiện khi bị lạc nội mạc tử cung diễn ra không quá rõ ràng. Bởi vì, về bản chất, chúng là nội mạc tử cung nên cũng sẽ có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, triệu chứng khi bị lạc nội mạc tử cung sẽ khá giống với những những gì mà các chị em gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn vẫn có thể nhận ra bản thân có mắc căn bệnh này hay không thông qua những triệu chứng như:

  • Đau bụng vùng chậu từ trước và trong những ngày hành kinh. Bệnh nhân cũng có thể đau vùng bụng và phía dưới lưng.
  • Khi khối lạc nội mạc to gây chèn ép bàng quang trực tràng thì sẽ có triệu chứng tức bụng khó chịu liên tục.
  • Người bệnh thường thấy đau đớn, khó chịu trong lúc quan hệ
  • Trường hợp mô nội mạc tử cung xuất hiện ở ruột, khi đi tiêu có thể bị đau.
  • Nếu nội mạc tử cung xuất hiện ở bàng quang, phụ nữ thường cảm thấy đau khi đi tiểu, tiểu ra máu, căng tức bàng quang.
  • Thời gian hành kinh kéo dài với lượng máu ra ồ ạt, bất thường cũng là biểu hiện thường gặp của lạc nội mạc tử cung.
  • Xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi do thiếu máu, chán ăn, buồn nôn, thậm chí có thể là sốt cao,…

Đôi khi, mức độ biểu hiện không phản ánh hoàn toàn tình trạng nặng nhẹ của người bệnh. Một số trường hợp người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng nặng nhưng tình trạng bệnh chỉ ở mức độ nhẹ. Ngược lại, một số chị em dù mắc bệnh nhưng lại không hề có triệu chứng biểu hiện nào.

Lạc nội mạc tử cung là gì
Lạc nội mạc tử cung có nhiều dấu hiệu rõ ràng mẹ cần lưu ý

Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Bên cạnh lạc nội mạc tử cung là gì thì một vấn đề khiến nhiều chị em vô cùng lo lắng là lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không? Và chúng sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản của phụ nữ?

Thực tế, phần mô nội mạc tử cung khi đi lạc thường là lành tính, không gây ung thư, nhưng chúng gây tình trạng viêm mạn tính. Về lâu dài, khi tích tụ đến mức có kích thước to, chúng có thể chèn ép các cơ quan khác, dẫn đến những biến chứng nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản.

Theo đó, những vấn đề có thể gặp phải như sau:

  • Nội mạc tử cung tích tụ có thể gây viêm nhiễm và xâm hại tới các cơ quan sinh sản như ống dẫn trứng, xung quanh ruột, bàng quang, buồng trứng,…
  • Lạc nội mạc tử cung xuất hiện ở buồng trứng , ngăn chặn quá trình rụng trứng.
  • Các nội mạc tử cung đi lạc có thể là vật cản cơ học ngăn tinh trùng tiến tới ống fallop để tiếp cận rồi thụ tinh với trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung có thể cản trở trứng đã thụ tinh di chuyển từ ống fallop xuống tử cung.
  • Lạc nội mạc to chèn ép tử cung, biến dạng tử cung làm thai không làm tổ, hoặc sẩy thai.

Thậm chí sau khi đã phẫu thuật, lạc nội mạc tử cung vẫn tái phát trở lại lại khiến bệnh nhân khó thụ thai.

Lạc nội mạc tử cung làm sao có thai?

Lạc nội mạc tử cung là gì có ảnh hưởng đến sinh nở. Có thể nói, một trong những biến chứng đáng sợ nhất của lạc nội mạc tử cung chính là vô sinh. Đây thật sự là một điều mà không phải chị em phụ nữ nào cũng có thể dễ dàng chấp nhận.

Thậm chí, nó còn gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sinh lý và đời sống hôn nhân của nhiều người.

Tuy nhiên, đừng vội mất bình tĩnh mà hãy cẩn thận tìm hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và tìm ra hướng giải quyết. Dù khó khăn, nhưng vẫn có một số phương pháp có thể giúp chị em bị lạc nội mạc tử cung có thai như:

  • Điều trị bằng thuốc: Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, diễn biến chưa phức tạp, các chị em có thể chọn phương pháp điều trị bằng các loại thuốc được sử dụng trong điều trị lạc nội mạc tử cung như: thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc nội tiết tố. Trong đó, thuốc nội tiết tố giúp làm chậm sự phát triển của mô nội mạc tử cung và ngăn cản sự kết dính xảy ra. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải có sự thăm khám và hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Nếu đã qua giai đoạn có thể dùng thuốc thì phẫu thuật là phương pháp tiếp theo mà các chị em có thể lựa chọn. Phương pháp này sẽ loại bỏ khối mô nội mạc tử cung, giúp giải phóng cản trở cơ học đối với sự thụ tha, cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ.
  • Phương pháp IUI: Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung, trong trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật. Với phương pháp này, bác sĩ có thể kết hợp với việc kích thích buồng trứng có kiểm soát, để tăng khả năng thụ thai cho bệnh nhân.
  • Phương pháp IVF: Ngoài IUI thì thụ tinh trông ống nghiệm (IVF) cũng là một lựa chọn tốt giúp bệnh nhân lạc nội mạc tử cung tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên, kết quả của việc thực hiện phương pháp này còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Lạc nội mạc tử cung là gì
Lạc nội mạc tử cung có thể điều trị nên mẹ đừng quá lo lắng

Lạc nội mạc tử cung thường ảnh hưởng ở độ tuổi trung niên, sau khi mãn kinh nội tiết giảm, thì khối lạc nội mạc có thể tự teo giảm.

Việc mang thai, sinh con và làm mẹ là một thiên chức cao quý mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong được trải qua. Nếu không may bị lạc nội mạc tử cung, các chị em đừng vội nản lòng mà từ bỏ hy vọng.

Hãy bình tĩnh tìm hiểu lạc nội mạc tử cung là gì và lựa chọn cho bản thân phương pháp điều trị tốt và phù hợp nhất nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Recognising, understanding and managing endometriosis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2700667/

Truy cập 18/10/2021

2. Is dispositional optimism associated with endometriomas and deep infiltrating endometriosis?

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32081052/

Truy cập 18/10/2021

3. Endometriosis

https://radiopaedia.org/articles/endometriosis

Truy cập 18/10/2021

4. Endometriosis

https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/endometriosis2

Truy cập 18/10/2021

5. Endometriosis

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10857-endometriosis

Truy cập 18/10/2021

6. Endometriosis

https://www.acog.org/womens-health/faqs/endometriosis

Truy cập 18/10/2021

x