Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/03/2021

Giúp các cặp đôi mong có con tìm hiểu về luật mang thai hộ

Giúp các cặp đôi mong có con tìm hiểu về luật mang thai hộ
Luật mang thai hộ là gì? Mang thai hộ giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc vô sinh có cơ hội được làm cha mẹ. MarryBaby sẽ giúp các gia đình mong có con tìm hiểu về luật mang thai hộ trong bài viết sau đây.

Ngày nay tình trạng vô sinh hiếm muộn trở nên phổ biến. Có rất nhiều cặp đôi tuy kết hôn đã lâu nhưng vẫn chưa có tiếng cười trẻ thơ do nhiều nguyên nhân. Việc tìm hiểu về hình thức mang thai hộ là một giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn để có được đứa con cùng huyết thống mà không trực tiếp sinh nở. MarryBaby sẽ chia sẻ về luật mang thai hộ để giúp bạn có đầy đủ thông tin về việc mang thai hộ nhé.

Mang thai hộ là gì?

Luật mang thai hộ

Có nhiều cặp đôi không thể có con vì các lý do như vô sinh, điều kiện không cho phép, người nữ mắc các bệnh lý về tử cung. Trong trường hợp này, gia đình có thể tìm kiếm một người mang thai hộ để có được đứa con cùng huyết thống.

Mang thai hộ là hình thức một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Những người nhận và chăm sóc đứa trẻ sẽ là ba mẹ ruột mà không phải là người đã mang thai. Hình thức này được tiến hành khi có sự thỏa thuận của người mang thai hộ và gia đình có nhu cầu có con. Hiện nay, mang thai hộ đã được đưa vào thành các điều luật và ràng buộc pháp lý.

Mang thai hộ là như thế nào?

1. Đẻ thuê quan hệ trực tiếp

Đẻ thuê là hình thức một người phụ nữ mang thai và sinh con cho người khác để nhận lại khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào đó. Có thể nói, đẻ thuê là một hình thức bất hợp pháp của mang thai hộ vì không được pháp luật chấp nhận. Đây còn được gọi là mang thai hộ vì mục đích thương mại. Từ đây, xuất hiện nhiều dịch vụ mang thai hộ trọn gói và mang thai hộ không trọn gói, dễ biến tướng thành các hình vi trục lợi thân xác phụ nữ, mua bán trẻ em.

Đa phần các trường hợp đẻ thuê được thực hiện bằng cách đẻ thuê quan hệ trực tiếp. Việc dùng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cần phải được ghi nhận trên văn bản, giấy tờ và có yêu cầu ràng buộc nên rất hiếm trường hợp dùng phương pháp y khoa khi đẻ thuê. Đẻ thuê quan hệ trực tiếp được tiến hành khi người chồng quan hệ tình dục với người phụ nữ được thuê và thụ tinh để mang thai. Lúc này, đứa con sẽ mang huyết thống của người chồng và người đẻ thuê.

2. Thụ tinh ống nghiệm

Phương pháp mang thai hộ bằng cách thụ tinh ống nghiệm được tiến hành bằng cách lấy trứng của người vợ và tinh trùng của chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người nhận mang thai để người đó nuôi dưỡng bào thai và sinh nở. Đây là hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nghĩa là người mang thai hoàn toàn tự nguyện và tuân thủ theo các quy định về mang thai hộ trong Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Luật mang thai hộ

Luật mang thai hộ

1. Luật mang thai hộ ở nước ngoài

Các nước trên thế giới hiện đang có những quan điểm khác nhau về việc mang thai hộ. Một số bang của Mỹ như Arizona, Indiana, Michigan, New York nghiêm cấm hình thức mang thai hộ và có hình phạt cho dịch vụ mang thai hộ. Tại Bỉ, mang thai hộ không bị cấm nhưng cũng không được quy định trong các bộ Luật.

Hiện nay, mang thai hộ bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản từ y khoa đã được pháp luật công nhận và quy định cụ thể trong Luật ở các nước như: Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Nam Phi, Brazil, Estonia, Equateur, Hong Kong, Ấn Độ, Iran, Nga, Salvador, Ukraine và Pháp.

2. Luật mang thai hộ ở Việt Nam

Tại Việt Nam, dịch vụ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được pháp luật công nhận và quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Luật quy định mang thai hộ phải được tiến hành khi có sự tự nguyện của cả hai bên tham gia, được ghi nhận bằng văn bản, tuân theo các quy định của pháp luật và phải thực hiện bằng phương pháp y khoa để hỗ trợ sinh sản.

Điều 95, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những người nhờ mang thai hộ phải thỏa mãn các điều kiện sau:

♦ Chỉ những cặp vợ chồng đã kết hôn mới được nhờ người mang thai hộ. Quy định này nhằm ngăn chặn các trường hợp người độc thân dùng dịch vụ mang thai hộ để thực hiện hành vi mua bán trứng, tinh trùng hoặc mua bán trẻ em.

♦ Mang thai hộ chỉ được thực hiện khi người vợ không thể mang thai mặc dù đã được y học can thiệp. Pháp luật không cho phép trường hợp mang thai hộ nếu người vợ có khả năng mang thai nhưng ngại sinh nở hoặc muốn “giữ dáng”. Lúc này việc mang thai hộ sẽ dễ bị lợi dụng, biến tướng thành hành vi trục lợi, trở thành dịch vụ mang thai hộ thương mại.

♦ Cặp vợ chồng muốn tìm người mang thai hộ đang không có con chung. Nếu gia đình đã có một hoặc nhiều đứa con thì sẽ không được phép nhờ người mang thai hộ. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng những gia đình giàu có lợi dụng dịch vụ mang thai hộ để có nhiều con, dễ dẫn đến những mục đích không thể kiểm soát được.

♦ Cặp vợ chồng phải được tư vấn về các thủ tục y tế, vấn đề pháp lý và tâm lý trước khi tiến hành mang thai hộ.

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại. Khung hình phạt tối đa cho các trường hợp vi phạm lên đến 7 năm tù.

Mang thai hộ giá bao nhiêu? Luật mang thai hộ ghi nhận hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tức là người mang thai hoàn toàn tự nguyện và không nhận về khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người mang thai và tính nhân văn của việc mang thai hộ, gia đình bên nhờ mang thai hộ phải trả các chi phí bắt buộc sau:

  • Chi phí đi lại trong quá trình mang thai hộ.
  • Các chi phí liên quan đến y tế, khám chữa bệnh như tư vấn, truyền dịch, thuốc.
  • Chi phí về dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của người mang thai hộ cũng như thai nhi.
  • Chi phí về vật dụng cá nhân phục vụ cho quá trình mang thai, sinh nở.
  • Các chi phí trên sẽ được thanh toán theo thỏa thuận giữa hai bên hoặc theo hóa đơn, giấy biên nhận (nếu có)

Tìm người mang thai hộ như thế nào?

Luật mang thai hộ

Theo Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014, những người tự nguyện mang thai hộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Người mang thai hộ phải có quan hệ bà con họ hàng trong phạm vi 3 đời với gia đình có nhu cầu tìm người mang thai.
  • Người mang thai phải là người đã từng sinh con và em bé có sức khỏe tốt, không mắc các dị tật bẩm sinh.
  • Mỗi người phụ nữ chỉ được phép mang thai hộ một lần duy nhất.
  • Độ tuổi của người mang thai hộ phải nằm trong khoảng 21 đến 35 tuổi.
  • Người mang thai không mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV, lậu, giang mai.
  • Trường hợp người phụ nữ mang thai đã có gia đình thì phải có văn bản đồng ý của người chồng.
  • Người mang thai có tâm lý ổn định, không mắc các bệnh về thần kinh và đã được tư vấn đầy đủ các vấn đề pháp lý cũng như tâm lý trước khi tiến hành mang thai hộ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x