của bé
Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các ống khí nhỏ gọi là tiểu phế quản dẫn khí đến phổi. Một khi các tiểu phế quản bị viêm, chúng sưng lên và bị lấp đầy bởi chất nhầy khiến các bé hô hấp khó khăn
Nội dung bài viết
Tình trạng viêm tiểu phế quản thường là do nhiễm virus ở đường hô hấp, phổ biến nhất là RSV. Những trường hợp nhiễm RSV chiếm khoảng một nửa số ca viêm tiểu phế quản. Một số loại virus khác cũng gây viêm tiểu phế quản bao gồm rhinovirus, virus cúm. Một số điều kiện khách quan khiến bé dễ bị viêm tiểu phế quản bao gồm việc đi học nhà trẻ và tiếp xúc với khói thuốc lá. Quãng thời gian bé thường mắc bệnh nhất nằm ở giai đoạn 3-6 tháng đầu đời và trong 2 năm đầu tiên.

Viêm tiểu phế quản không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà cả tinh thần, khiến bé khó chịu và quấy khóc không ngừng
Bé nào dễ mắc bệnh?
Viêm tiểu phế quản sẽ không phải là vấn đề đáng lo đối với các bé khỏe mạnh, nhưng những bé sinh non, những bé có bệnh tim hay bé đã từng có bệnh phổi, những bé có hệ miễn dịch yếu do đang mắc bệnh nào đó khác hoặc đang phải dùng thuốc thì rất dễ bị bệnh nặng và có thể sẽ phải nhập viện để theo dõi.
Một lưu ý khác cho các bố mẹ, đó là các bé đã từng bị viêm tiểu phế quản trong giai đoạn sơ sinh sẽ có nhiều khả năng sẽ phát triển bệnh hen suyễn khi lớn hơn. Các nhà khoa học chưa lý giải được mối liên hệ này, nhưng việc nắm bắt thông tin sẽ giúp các bố mẹ chủ động theo dõi và phát hiện tình trạng hen suyễn sớm.
Nhận biết tình trạng viêm tiểu phế quản
Ban đầu, bệnh có triệu chứng tương tự cảm lạnh thông thường:
- Mũi nhiều dịch, nghẹt mũi
- Chảy mũi
- Sốt
- Ho
Những dấu hiệu này kéo dài 1 đến 2 ngày kèm theo tình trạng ho và thở khò khè ngày càng tăng. Một số dấu hiệu đặc trưng hơn của bệnh sẽ xuất hiện, bao gồm:
- Thở nhanh và nông
- Nhịp tim nhanh
- Lõm cổ, lõm hõm xương sườn khi thở
- Khó ngủ, trằn trọc, khó thở
- Ói sau khi ho
- Bé lười bú và đi tiểu ít hơn. Mẹ hãy chú ý tình trạng lười bú có thể dẫn đến mất nước.
- Các bé sinh non và có sức đề kháng yếu còn có thể có triệu chứng ngưng thở trước khi các triệu chứng bệnh nặng khác xảy ra.
- Một số bé sơ sinh bị bệnh nặng còn thấy mệt ngay cả khi thở và điều này khiến bé không lấy đủ không khí, cơ thể trở nên xanh tái, nhất là ở môi và móng tay.
HY Đa tài, lanh lợi
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm tiểu phế quản nhất
Tình trạng nhiễm trùng dẫn đến viêm tiểu phế quản có thể lây lan rất nhanh, vì virus hay các tác nhân gây bệnh sẽ lẫn trong các giọt dịch li ti mà người bệnh tiết ra như nước bọt, dịch mũi lúc ho, hắt hơi. Những giọt bé xíu này lơ lửng trong không khí và dễ dàng đưa virus xâm nhập vào cơ thể của các bé khi bé hít thở hay chơi ở nơi có bầu không khí nhiễm trùng.
Sở dĩ các bé sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị viêm tiểu phế quản là do ống mũi và các khí quản, tiểu phế quả của các bé còn khá nhỏ hẹp, dễ bị tắc khi sưng hay có dịch nhầy hơn so với người lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi để tình trạng viêm tiểu phế quản diễn tiến ngày một trầm trọng.
Hiểu rõ đặc điểm của bệnh và những điều kiện lý tưởng khiến bệnh dễ trở nặng, bố mẹ nên chủ động đề phòng cho con bằng cách:
- Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài trời hay ở chỗ đông người chen lấn để hạn chế hít phải các loại tác nhân gây bệnh
- Cách ly bé và những bệnh nhân bệnh hô hấp
- Làm vệ sinh mũi cho bé, rửa mũi và hút mũi mỗi khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi
Những lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản thường kéo dài khoảng 12 ngày, nhưng những bé bị bệnh nặng có thể ho và khò khè trong nhiều tuần. Giai đoạn bệnh nặng nhất thường nằm ở 2 đến 3 ngày sau khi bé bắt đầu bị ho. Bé sẽ có dấu hiệu khó thở, khò khè nhiều trước khi vượt qua giai đoạn này và phục hồi.

Trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì? Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè. Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn.
Trừ khi bác sỹ chỉ định kháng sinh, các bố mẹ không nên tự ý mua thuốc. Viêm tiểu phế quản thường là do virus gây ra, và các loại thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng đối với virus. Ngoài ra, bé có thể sẽ cần dùng một số loại thuốc giúp mở khí quản, phế quản để bé dễ dàng thở.
Bố mẹ nên lưu ý đưa bé đi khám bệnh ngay khi thấy các triệu chứng:
- Khó thở, thở rít, thở khò khè, thở lõm ngực và sườn
- Bé bị ngưng thở
- Bé nôn nhiều và không chịu uống sữa hay bú mẹ
- Bé trở nên mơ màng, buồn ngủ hơn bình thường
- Bé trông rất mệt mỏi
- Bé sốt cao không hạ

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
6 điều mẹ nên biết về viêm phổi ở trẻ emTheo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở tất cả các nước trên thế giới. Ước tính...
-
Viêm phế quản, bệnh của mùa lạnhViêm phế quản là căn bệnh thuờng gặp ở trẻ em, chủ yếu do virut gây ra. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng một tuần và không để lại bất cứ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, cũng có một vài trường...
-
Viêm phổi mùa hè: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!Không chỉ mùa lạnh, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh viêm phổi và mùa hè cũng khá cao. Trong đó, giải nhiệt cơ thể không đúng cách là nguyên nhân thường gặp nhất
Nhắc đến làm đẹp sau sinh, chắc hẳn nhiều chị em sẽ nghĩ ngay đến giải pháp đến spa hoặc tự chăm sóc bản thân tại nhà. Tuy nhiên có một xu hướng mới chính là chăm sóc sắc đẹp sau sinh tại bệnh viện. Và một trong những địa chỉ tiêu biểu hiện nay được các mẹ tin tưởng là Tu Du MomSpa
Coffee Time, quán cafe sân vườn có khu vui chơi lý tưởng cho gia đình
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
DV Thanh Thúy đăng ảnh, kêu gọi thi...Chỉ mới được 2 tuần tuổi nhưng cậu nhóc thứ 2 nhà Thanh Thúy - Đức Thịnh đã...
-
Giới underground Hà Nội hội ngộ khoe...Trên trang cá nhân, Emily chia sẻ những hình ảnh vợ chồng cô họp mặt với rất...
-
Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30-4, 1-5 người...Theo thông báo của Bộ LĐ-TB-XH về việc nghỉ lễ, tết năm 2019, người lao động...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Đây là lý do, Lâm Khánh Chi quyết định...Hình ảnh cận mặt đáng yêu của quý tử đầu lòng nhà "mỹ nhân chuyển giới" Lâm...
Phạm Bích
trẻ em giờ động trở gió là hay bị lắm con nhà mình cũng vậy nhiều lúc cũng thấy chán lản nghê nhưng mỗi khi con cười đùa vui vẻ thì mẹ lại hứa với lòng mình là cố gắng hơn nữa và cũng sẽ chăm sóc con tốt hơn
Mẹ Ớt
nguy hiểm quá, con gái mình vẫn đang ở trong độ tuổi dễ bị mắc bệnh, cần cẩn thận mới đuôc.