Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/11/2020

Trẻ bị đau khớp gối, những thông tin hữu ích mẹ cần biết

Trẻ bị đau khớp gối, những thông tin hữu ích mẹ cần biết
Nhiều bậc cha mẹ khi trẻ than phiền bị đau khớp gối lại cho rằng do con chạy nhảy, nô đùa bị ngã mà không quan tâm, chăm sóc kỹ càng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do mà nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời xẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.

Đừng nghĩ rằng chứng đau khớp gối chỉ xảy ra ở lứa tuổi trung niên hay người già, vấn đề này hoàn toàn vẫn có thể gặp ở các bé mẫu giáo hoặc tiểu học.

Trường hợp nếu trẻ bị đau khớp gối do vận động thì không mấy đáng lo ngại. Nhưng nếu cơn đau thường xuyên tái diễn liên tục, bạn nên tìm hiểu kỹ một trong những nguyên nhân sau đây để có biện pháp khắc phục đúng đắn nhất.

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ bị đau khớp gối

Khi trẻ bị đau khớp gối, bạn có thể nghĩ đến một trong những nguyên nhân sau:

1. Viêm khớp do nhiễm khuẩn

Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào ổ khớp khiến khu vực này bị sưng viêm và đau. Điều này gây ra sự khó chịu và khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại. Một số bé còn có biểu hiện ăn uống không ngon miệng hoặc cảm thấy nhịp tim nhanh.

Quan sát biểu hiện bên ngoài, nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu viêm xung quanh đầu gối thì khả năng cao đã có sự hình thành mủ trong khớp gối. Nếu cơn đau nhức kéo dài hơn một ngày không dứt hoặc trẻ bị sốt và ớn lạnh, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc điều trị sớm sẽ ngăn chặn nhiễm trùng lây lan và giảm thiểu thiệt hại đến khớp gối.

2. Viêm khớp thiếu niên (Juvenile Arthritis)

Viêm khớp thiếu niên có thể xảy ra với trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 16 tuổi. Dấu hiệu điển hình nhất khi gặp phải vấn đề này là khớp gối sờ vào thấy ấm hoặc sưng đỏ khắp vùng đầu gối.

Ở các vận động viên tuổi thiếu niên hoặc trẻ vị thành niên, cơn đau khớp thường xuất hiện ở phần mặt trước của đầu gối. Khi bệnh tiến triển, bạn nên để trẻ nghỉ ngơi, đồng thời liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Bệnh Osgood – Schlatter khiến trẻ bị đau khớp gối

sưng viêm đầu gối do chơi thể thao

Bệnh Osgood – Schlatter, hay còn gọi là chứng đau đầu gối tuổi thiếu niên, là tình trạng sưng đau vùng lồi củ trên xương chày. Theo đó khi mắc phải tình trạng này, trẻ bị đau khớp gối hoặc đau nhưng không có vị trí rõ ràng.

Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối sau khi bé chơi thể thao hoặc vận động. Nó thường kéo dài khoảng vài ngày rồi hết nhưng sau đó lại tái diễn. Nhiều người không nắm rõ nên cho rằng trẻ đau là do con đang trong thời kỳ phát triển.

4. Viêm gân bánh chè

Bệnh lý này thường gặp ở những vận động viên tham gia những môn thể thao đòi hỏi sử dụng động tác của gối nhanh, mạnh hoặc liên tục, nhất là các vận động viên nhảy cao, nhảy xa. Do vậy, tổn thương này còn được gọi là “Jumper’s knee” (Gối của vận động viên nhảy xa).

Gân bánh chè nằm ở vị trí trước gối dưới xương bánh chè, có vai trò làm duỗi gối. Động tác nhảy hoặc ngồi xổm quá mạnh ở trẻ có thể gây áp lực lên vùng cấu trúc này, từ đó làm tổn thương những sợi gân. Các triệu chứng phổ biến của Jumper’s knee là trẻ bị sưng hoặc đau ở vị trí trước gối. Nếu phát hiện trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ cần cho con ngưng mọi hoạt động ngoài trời, thể thao cho đến khi thuyên giảm.

5. Chấn thương mô mềm

Chấn thương mô mềm thường là do trẻ sử dụng quá nhiều lực lên đầu gối, dây chằng và gân khi hoạt động thể chất. Theo đó, phương pháp RICE bao gồm việc nghỉ ngơi (Rest), chườm đá (Ice), băng ép vết thương (Compression) và nâng cao vết thương để giảm sưng (Elevation) rất có hiệu quả trong việc giúp trẻ phục hồi khi gặp tình huống này.

6. Hội chứng đau bánh chè – đùi (Patellofemoral Pain Syndrome – PFPS)

trẻ mắc hội chứng đau bánh chè đùi

Đây là thuật ngữ mô tả cơn đau xảy ra ở khớp bánh chè – đùi, hoặc các mô mềm lân cận, đặc biệt là phần trước gối. Hội chứng này phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc những vận động viên trẻ.

Trẻ bị đau khớp gối do PFPS có thể do thực hiện các hoạt động gây quá tải vùng khớp bánh chè đùi như: ngồi xổm, quỳ gối, gập gối kéo dài, lên xuống cầu thang. Trong trường hợp cơn đau xảy ra kéo dài ở trẻ, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Thời gian nghỉ ở nhà, bạn có thể áp dụng thêm phương pháp RICE để giảm đau cho trẻ.

7. Viêm gân cơ tứ đầu gây tình trạng

Gân này là sự hội tụ của 4 gân cơ ở mặt trước đùi. Theo đó, viêm gân cơ tứ đầu là kết quả của việc chấn thương do tham gia các hoạt động thể chất mạnh gây kéo giãn cơ tứ đầu.

Tình trạng này khá phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên có chơi các môn thể thao như bóng đá, điền kinh hoặc những hoạt động có liên quan đến chạy bộ. Bên cạnh việc sưng, yếu cơ, viêm gân cơ tứ đầu có thể khiến trẻ bị đau khớp gối ngay phía trên xương bánh chè.

8. Khối u

Các khối u được hình thành xung quanh khu vực đầu gối là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau khớp gối. Bạn có thể phát hiện sớm bằng cách quan sát những bất thường ở các mô tại vị trí này. Đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Triệu chứng khi trẻ bị đau khớp gối

triệu chứng trẻ bị đau khớp gối

Dù là lý do gì thì cơn đau khớp gối thường diễn biến ngày càng tăng, nhất là trong giai đoạn phát triển của trẻ trước tuổi vị thành niên. Đau có thể lan ra sang vị trí khác như bắp chân, đùi và mặt sau đầu gối.

Nếu gia đình từng có người mắc hội chứng chân không yên (cảm giác khó chịu ở chân), thì rất có thể trẻ cũng sẽ gặp tình trạng này. Ngoài ra, bố mẹ cũng cẩn chú ý hơn đến những triệu chứng sau đây ở trẻ:

  • Trẻ bị đau ở đùi, bắp chân hoặc mặt sau đầu gối liên tục cả ngày, thậm chí vào sáng hôm sau
  • Trẻ có biểu hiện sưng hoặc viêm bên trong hoặc xung quanh khớp gối
  • Trẻ đau dữ dội trong một thời gian dài sau khi phát hiện có chấn thương do hoạt động thể chất
  • Trẻ đôi khi than phiền với bố mẹ về cảm giác mệt mỏi
  • Đi khập khiễng hoặc liên tục sử dụng một chân cụ thể nào đấy cho mọi hoạt động
  • Cơn đau đầu gối kéo dài kèm theo phát ban xung quanh khu vực này
  • Trẻ bị sốt cao, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề viêm khớp thiếu niên
  • Khớp gối sờ thấy ấm hoặc sưng đỏ nặng
  • Trẻ không thể cử động đầu gối hoàn toàn, hoặc đầu gối không thể trụ vững được cân nặng của con như bình thường

Nếu nhận thấy trẻ phàn nàn về chứng đau khớp gối hằng ngày, hoặc có bất kỳ một trong những triệu chứng nào ở trên, hãy đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra ngay.

Phương pháp điều trị dành riêng cho trẻ bị đau khớp gối

Việc điều trị lúc này tập trung vào kiểm soát sưng, viêm ở vùng đầu gối thông qua áp dụng phương pháp RICE đã đề cập trước đó. Nếu thực hiện đúng cách, trong vòng 1 hoặc 2 ngày vết thương sẽ có sự chuyển biến tích cực rõ rệt. RICE cụ thể bao gồm:

1. Nghỉ ngơi (Rest)

phương pháp rice

Việc nghỉ ngơi nhằm mục đích giúp tránh những tổn thương khác xảy ra ở các khu vực xung quanh, vừa giúp cơ thể có đủ thời gian để tự phục hồi tổn thương một cách hiệu quả.

2. Chườm lạnh vùng đầu gối (Ice)

Nhiệt độ lạnh sẽ nhanh chóng giúp trẻ bị đau khớp gối cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời hạn chế sưng do giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương.

Để thực hiện, bạn nên dùng đá viên bọc trong khăn mỏng rồi áp vào khu vực bị ảnh hưởng. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể trang bị loại túi chườm có chức năng massage. Lưu ý tránh để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da khiến da bị tê cóng. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút, sau đó nên có khoảng nghỉ để vết thương ấm lại rồi hãy tiếp tục.

3. Băng bó vùng khớp gối bị đau cho trẻ (Compression)

trẻ bị đau khớp gối dùng phương pháp băng ép

Việc băng bó, ép chặt vùng chấn thương có thể làm hạn chế sưng. Tuy nhiên, bạn không nên băng, ép quá chặt sẽ gây phản tác dụng.

4. Nâng cao đầu gối (Elevation)

Bạn có thể sử dụng đệm hoặc gối để kê cao đầu gối trong khi thực hiện song song việc chườm đá hoặc băng ép. Nếu trẻ bị đau khớp gối không bị sưng, bạn hãy nhẹ nhàng xoa bóp để giảm đau cho con.

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau trong trường hợp này nên có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bởi lẽ, chúng có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn với sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống khi trẻ bị đau khớp gối.

Minh Phú

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x