của bé
Tuổi dậy thì là bước ngoặt mà con đột nhiên khó làm chủ bản thân, có những thay đổi lớn trong tâm sinh lý, tính cách. Tất cả điều này liên quan đến hội chứng tuổi dậy thì. Bạn đã biết rõ để cùng con đi qua giai đoạn phức tạp này chưa?
Nội dung bài viết
Hội chứng tuổi dậy thì là thủ phạm khiến bé con ngày nào nay có những thay đổi kỳ lạ. Mời mẹ cùng MarryBaby khám phá về hội chứng này để kịp thời đồng hành với trẻ nhé!
Các mẹ có con đang ở tuổi mới lớn thường lo lắng khi con bước vào giai đoạn tuổi dậy thì vì đây là một trong những giai đoạn phức tạp và quan trọng nhất đời người. Con lại chưa có bản lĩnh vững vàng, rất dễ gặp khủng hoảng khiến bố mẹ không yên tâm.
Nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp hội chứng tuổi dậy thì
Những thay đổi lớn của cơ thể khiến trẻ có nhiều khác biệt so với trước đây, cụ thể như:
Con gái: cao vọt, ngực to hơn, xuất hiện kinh nguyệt, mặt bị mụn. Trang phục khi đi học cũng khác trước, bắt đầu mặc áo lá, áo ngực…
Con trai: cao lớn, bể tiếng, có ria mép, mặt bị mụn…
Những trẻ vào tuổi dậy thì thuộc top sớm trong lớp có thể bị bạn bè săm soi, chê bai, chọc ghẹo… Những điều này có thể khiến trẻ tự ti, mặc cảm. Nếu không được giải tỏa tâm lý, về lâu dài, con có thể bị áp lực, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, thậm chí còn có cả rối loạn tâm thần.
Những điều này xảy ra cùng lúc và diễn biến quá nhanh với những biến đổi liều lượng hormone giới tính khiến cảm xúc của trẻ thất thường, làm trẻ khó làm chủ bản thân. Vì vậy, hơn lúc nào hết, bạn cần hiểu và đồng hành với con trong giai đoạn này.
Các hội chứng tuổi dậy thì thường gặp ở trẻ
1. Rối loạn cảm xúc
Con rất nhạy cảm, thường xuyên trải qua những trạng thái cảm xúc thái quá, cụ thể như khi vui sẽ quá vui, khi buồn sẽ quá buồn, vui buồn thất thường.
Rối loạn cảm xúc bắt đầu từ tình trạng rối loạn tại não bộ. Biểu hiện của rối loạn cảm xúc là mất ngủ, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên, vẻ mặt không tươi tắn, chán ăn… Con dễ phản ứng cực đoan trước những lời chọc ghẹo, có ý nghĩ tiêu cực trước nhiều sự việc.
2. Rối loạn tâm lý hành vi
Trẻ căng thẳng, dễ bực bội, ngang bướng, đôi khi thích làm trái lời người lớn, thậm chí có lúc còn hỗn hào. Nhiều trẻ còn gặp chứng mất ngủ, đứng ngồi không yên, có những hành vi bất thường như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác.
Một số trẻ còn cho mình kém cỏi hoặc xấu xí nên tự ti, không thích tiếp xúc với người khác. Dần dần, con ngày càng lâm vào tình trạng stress, mệt mỏi, suy nghĩ luẩn quẩn, căng thẳng, lo âu… Đây chính là nguyên nhân căn bản đẩy các em rơi vào chứng trầm cảm, hoang tưởng. Ở tuổi này, các em dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài như bạn bè xấu, văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh bạo lực.

Cùng con chơi thể thao để đề phòng các hội chứng tuổi dậy thì
Khi rối loạn hành vi, trẻ có thể gây thương tích cho người khác, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…
Từ rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc nếu không được điều chỉnh kịp thời, trẻ có thể bị rối loạn tâm thần.
3. Rối loạn tâm thần
- Trầm cảm
Ở tuổi dậy thì, lượng hormone giới tính thay đổi, áp lực học tập, mối quan hệ bạn bè không vui vẻ khiến trẻ sống thu mình. Rối loạn tâm thần trầm cảm khiến nhiều trẻ tự dựng lên cho mình một thế giới “ảo”, không quan tâm tới bất cứ thứ gì, bất kỳ ai “ngoài đời thực”. Nguy hiểm hơn, nhiều trẻ còn có thể nghĩ đến việc tự tử.
- Hoang tưởng
Trẻ bị suy nghĩ lệch lạc, trải qua các cấp độ nhẹ hoặc nặng. Ví dụ như luôn nghĩ có người yêu mình say đắm, hoặc nghĩ có người ganh tỵ với mình, thậm chí có trẻ còn nghĩ luôn có người hại mình, giết mình dù thực tế không có những điều này. Trẻ mắc hội chứng tuổi dậy thì hoang tưởng có suy nghĩ sai lệch nhưng luôn tự cho là đúng, người khác không thể đả thông hay giải thích được.
Hoang tưởng của hội chứng tuổi dậy thì có thể xảy ra dần dần theo nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng hoặc hơn. Biểu hiện sớm của chứng này đôi khi có thể giống như chứng lo âu hoặc trầm cảm.
Đồng hành với con vượt qua hội chứng tuổi dậy thì
Bạn nên khéo léo chú ý đến tâm sinh lý, hành vi của con vì tuổi dậy thì là khoảng thời gian chuyển biến và thay đổi lớn của mỗi người. Nếu phát hiện con có những thay đổi theo chiều hướng nghiêm trọng, đột ngột như trên thì đó có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe tinh thần.
Các hội chứng tuổi dậy thì như rối loạn tâm lý, hành vi, rối loạn tâm thần tuy dễ gặp nhưng có thể khỏi nếu bệnh của trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm.
Nếu bạn thấy con có những biểu hiện tâm lý như trên thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt. Đây là lúc trẻ rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình cũng như của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý.
Bạn nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho con với thực đơn khoa học, phù hợp với độ tuổi.
Bạn nên là người bạn thân của con, khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Bạn cũng nên hướng dẫn con tránh xa các trò chơi bạo lực hay xem văn hóa phẩm đồi trụy…
Bạn tuyệt đối không nên la mắng, nhiếc móc con. Thay vào đó hãy tạo điều kiện để trẻ bộc lộ bản thân nhiều hơn. Nếu con mắc phải những hội chứng này thì cũng là một căn bệnh như những bệnh bình thường khác, cha mẹ không nên mặc cảm, giấu diếm, cách ly con khiến các hội chứng này càng trầm trọng hơn ở trẻ.
Vinh An
-
27 việc nên dạy trẻ 12 tuổi tự thực hiện để con sẵn sàng bước vào tuổi teenTrẻ 12 tuổi đã đủ lớn để chủ động chăm sóc bản thân. Từ lứa tuổi tween, con chuẩn bị bước vào tuổi teen. Các kỹ năng này giúp con trưởng thành hơn trong cuộc sống của mình.
-
Trẻ 11 tuổi: Độ tuổi tâm lý bất ổn, thích chống đốiTrẻ 11 tuổi sẽ bắt đầu vào giai đoạn phát triển thể chất với tốc độ nhanh hơn bất kỳ lúc nào trong cuộc đời, trừ giai đoạn sơ sinh. Cha mẹ sẽ cảm nhận sự gắn bó của con với mình trở nên lỏng lẻo hơn.
-
Tâm lý trẻ 8 -10 tuổi: Học cách kết bạn, điều chỉnh hành viTrẻ tiểu học từ 8 - 10 tuổi vẫn trong giai đoạn mà nhà tâm lý học Erik Erikson gọi là độ tuổi của sự cần cù và tự ti. Bạn bè đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống tình cảm của trẻ....
-
Cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì, cho con gái vóc dáng đẹp khi trưởng thànhBà mẹ nào cũng muốn con gái mình trưởng thành xinh đẹp, vóc dáng cân đối. Cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì MarryLiving trình bày bên dưới hoàn toàn theo tự nhiên. Phát triển hài hoà, cân đối sẽ...
-
16 điều nhất định phải dạy con gái tuổi mới lớnQuan niệm "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" ngàn đời nay trói buộc phụ nữ châu Á. Con gái thường được "gắn mác" bao dung và đức hy sinh. Thời nay đã khác, muốn con gái hạnh...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
ở giai đoạn con có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lí đấy ạ