của bé
Nhịp tim thai là dấu hiệu cho thấy bé cưng của ba mẹ đang lớn lên, khỏe mạnh từng ngày. Câu hỏi đặt ra rằng có cách nào để nghe tim thai không cần siêu âm hay chăng?
Nội dung bài viết
- Nghe tim thai không cần siêu âm: Khi nào mới có thể thực hiện được?
- Bật mí 5 cách nghe tim thai không cần siêu âm tại nhà
- 1. Sử dụng ống nghe của bác sĩ
- 2. Dùng máy Doppler để nghe tim thai không cần siêu âm
- 3. Dùng ống nghe Pinard Horn
- 4. Nghe tim thai không cần siêu âm bằng ống Fetoscope
- 5. Dùng các ứng dụng hiện đại trên thiết bị di động
Nghe tim thai không cần siêu âm, liệu bạn có biết cách lắng nghe tiếng tim con đập thình thịch với những phương pháp như dưới đây chưa?
Chắc chắn rất nhiều bạn mong được nghe thanh âm hạnh phúc của nhịp tim thai này ở mọi lúc, mọi nơi mà không phải mất công đến phòng khám. Hiểu được điều này, MarryBaby đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn một vài “chiêu” đơn giản nhất. Mời bạn tham khảo ngay nhé!
Nghe tim thai không cần siêu âm: Khi nào mới có thể thực hiện được?
Muốn nghe tim thai không cần siêu âm, trước hết bạn phải nắm rõ đâu là thời điểm phù hợp. Hơn nữa, việc hiểu về nhịp tim thai cũng là một trong những kiến thức thai sản quan trọng.
Khi nào nghe được tim thai? Thực tế, thời điểm để nghe tim thai rõ nhất ở mỗi mẹ là không giống nhau. Nhưng về lý thuyết, tim thai đã xuất hiện và bắt đầu đập kể từ ngày thứ 22 của thai kỳ. Sang đến các tuần thứ 6–7, mẹ đã có thể nghe được “nhịp sống” của bé cưng lần đầu nhờ vào kỹ thuật siêu âm hiện đại. Đây hứa hẹn sẽ là kỷ niệm đáng nhớ, vì vậy mẹ đừng quên đưa cả bố vào phòng khám để ghi lại khoảnh khắc thú vị này nhé!
Nhiều trường hợp mẹ phải chờ đến khoảng tuần thứ 8–10 mới nghe thấy tiếng tim của con đập. Nguyên nhân dẫn đến việc này có thể là do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt hoặc liên quan đến sự phát triển của thai nhi.
Khi nào nghe được tim thai chính xác mà không cần siêu âm? Để nghe tim thai không cần siêu âm, bạn phải đợi đến giai đoạn thai nhi 20 tuần tuổi trở đi. Lúc này, nhịp tim của thai nhi đã đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn (120–160 nhịp/phút) đến mức bố chỉ việc áp tai vào bụng mẹ đã có thể nghe thấy rồi.
Lưu ý, nếu nghe được nhịp đập tim thai to, rõ thì điều này cho thấy “thiên thần nhí” đang phát triển rất tốt và bố mẹ có thể an tâm.
Bật mí 5 cách nghe tim thai không cần siêu âm tại nhà
Không phải ai cũng có điều kiện và thời gian đến phòng khám thường xuyên chỉ để… nghe tim con đập. Vì vậy, hãy áp dụng ngay cách nghe tim thai tại nhà mà MarryBaby gợi ý sau đây để cảm nhận sự phát triển của con mỗi ngày mẹ nhé!
1. Sử dụng ống nghe của bác sĩ
Ống nghe của bác sĩ không chỉ dùng để kiểm tra huyết áp, nhịp tim cho người lớn mà còn có thể khuếch đại tiếng tim đập của thai nhi trong bụng mẹ nữa đấy. Đây cũng được xem là phương pháp nghe tim thai không cần siêu âm cực an toàn, sản phụ có thể áp dụng.
Thiết bị y tế này khá dễ sử dụng và mẹ có thể tìm mua ở hiệu thuốc hay bất kỳ cửa hàng bày bán những sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Nếu chưa biết phải làm thế nào, bạn hãy yên tâm thực hiện theo các bước mà MarryBaby hướng dẫn để rõ cách nghe tim thai ở nhà sau đây:
- Nằm hoặc ngồi trên bề mặt phẳng có điểm tựa như nệm hoặc ghế sofa.
- Xác định vị trí của thai nhi (có thể hỏi bác sĩ từ những lần khám thai trước), đặc biệt là phần lưng vì đây là điểm tốt nhất để bạn nghe rõ được tim thai.
- Đặt ống nghe lên vị trí đã định trước đó rồi từ từ cảm nhận tim thai đập.
Để nghe chính xác, mẹ nên làm việc này ở không gian yên tĩnh, không có bất kỳ âm thanh gây nhiễu nào khác.
2. Dùng máy Doppler để nghe tim thai không cần siêu âm
Thực tế, có hẳn một thiết bị phục vụ cho việc nghe tim thai tại nhà đấy. Dòng máy nghe Doppler rất được “hội bà bầu” ưa dùng. Máy bao gồm bộ phận đầu dò dùng để nghe nhịp tim và máy chủ hiển thị kết quả. Tổng thể thiết bị này hoạt động chẳng khác gì một máy siêu âm mini.
Cách sử dụng máy cũng khá đơn giản. Đầu tiên, mẹ dùng tay thoa đều một lớp gel, loại dùng cho siêu âm, lên bụng. Kế đến, bạn rà phần đầu dò xung quanh, nếu thấy vị trí nào bắt được tiếng tim thai đập, màn hình máy chủ sẽ lập tức hiển thị số cùng âm thanh và ngược lại.
3. Dùng ống nghe Pinard Horn
Pinard Horn là thiết bị dùng để nghe tim thai không cần siêu âm đã xuất hiện từ lâu. Nó gồm phần đầu phẳng là vị trí để đặt tai của người nghe và phần đầu to hơn dùng để di chuyển xung quanh vùng bụng của thai phụ. Bạn có thể sắm Pinard Horn để nghe tiếng tim con đập từ khoảng tuần 18–20 của thai kỳ.
Dụng cụ này khá gọn nhẹ (thường làm bằng gỗ) và không phải sử dụng điện năng hay pin để hoạt động. Vì vậy, bạn có thể mang theo bên mình đến bất kỳ đâu. Tuy nhiên, máy này có một bất lợi đó là người mẹ sẽ không thể trực tiếp nghe được tim thai mà các thành viên khác trong gia đình mới có thể làm điều này. Cách dùng là người nghe đứng bên phải thai phụ, đặt ống nghe vuông góc với thành bụng, di chuyển liên tục cho đến khi xác định được tim thai rồi nghe bằng tai phải.
4. Nghe tim thai không cần siêu âm bằng ống Fetoscope
Dụng cụ này kết hợp đầy đủ ưu điểm của ống nghe khám bệnh của bác sĩ và Pinard Horn. Thay vì làm bằng gỗ, thiết bị này được chế tác bằng kim loại cho cảm giác cầm nắm chắc chắn hơn.
Theo các chuyên gia, Fetoscope cho kết quả chính xác hơn hẳn những loại vừa nêu. Song, nó đòi hỏi người dùng phải có một chút kiến thức y khoa để phân biệt rõ đâu là tiếng tim thai và đâu là những âm thanh khác trong bụng mẹ. Kinh nghiệm từ những mẹ đi trước là tiếng tim thai sẽ gần giống với âm thanh của một chiếc đồng hồ đặt dưới gối. Nhiều bác sĩ sản khoa còn dùng thiết bị này để xác định tim thai từ tuần thứ 12 nữa đấy.
5. Dùng các ứng dụng hiện đại trên thiết bị di động
Điện thoại di động ngày nay không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe gọi mà còn mang lại nhiều tiện ích không ngờ. Ngoài tính năng theo dõi sức khỏe, nhịp tim, một vài ứng dụng hiện đại còn cho phép bạn nghe được nhịp tim của thai nhi. Khi sử dụng chúng như một cách nghe tim thai ở nhà, mẹ vừa có thể lắng nghe và quan sát nhịp tim thông qua màn hình điện thoại, vừa có thể ghi âm lại tiếng tim đập thú vị này.
Thực tế, nhiều ứng dụng như vậy thường có thể tải về miễn phí, nhưng bù lại bạn phải đầu tư một khoản tiền vào việc mua thiết bị đầu dò để dùng kèm.
Trên đây là những chia sẻ về cách nghe tim thai không cần siêu âm mẹ có thể thực hiện tại nhà. Bên cạnh áp dụng biện pháp này, bạn cũng nên khám thai định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe và phát hiện kịp thời những bất thường có thể xảy đến với con.
Minh Phú
-
Mang thai mấy tuần có tim thai: Câu trả lời chính xác là đây!Sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần thai là vấn đề nhiều mẹ quan tâm, nhất là việc mấy tuần có tim thai. Bởi đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự hiện diện của bé cưng trong bụng mẹ.
-
Nhịp tim thai nhi bao nhiêu là bình thường và những sự thật thú vịTim thai được hình thành từ rất sớm và thực hiện các nhiệm vụ nặng nề không kém tim của người lớn. Trong suốt thai kỳ, nhịp tim thai nhi còn là một trong những dấu hiệu cho biết mầm sống lớn lên...
-
Nguyên nhân không có tim thai do mẹ hay từ thai nhi?Nhịp đập tim thai thể hiện sự sống của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp siêu âm lại không có tim thai và điều này khiến mẹ vô cùng lo lắng, bất an. Vậy nguyên nhân không có...
-
Tim thai yếu - Dấu hiệu bình thường hay đáng lo?Giống như thai máy, nhịp tim thai cũng là dấu hiệu cho mẹ thấy sự phát triển của thai nhi. Vậy, nhịp tim thai như thế nào là bình thường? Tim thai yếu có nguy hiểm? Cùng MarryBaby tìm hiểu, mẹ bầu...
-
Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi: Tim thai ngày chuyển dạTrong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc theo dõi nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi là điều quan trọng vì khi thai nhi có tim thai chứng tỏ đã có mầm sống. Sau đó nhịp tim thai dần ổn định, mẹ không cần...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!