Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/01/2023

Tam cá nguyệt thứ ba và những điều mẹ cần biết

Tam cá nguyệt thứ ba và những điều mẹ cần biết
Tăng cân nhanh, các triệu chứng khó chịu trở nên nặng nề hơn cùng cảm giác bồn chồn khi con sắp chào đời là những đặc trưng của tam cá nguyệt thứ ba. Mẹ đã sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần cho ngày lâm bồn hay chưa?

Đây là giai đoạn mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh nhất, có thể khoảng 0,5kg – 1kg mỗi tuần. Thai nhi sẽ tăng khoảng ¾ cân nặng của mình trong 3 tháng cuối cùng này và mức tăng cân trung bình của mẹ nên nằm ở khoảng 10-12kg nếu mẹ không thuộc nhóm bà bầu thừa cân hoặc thiếu kí.

Đến khoảng tuần thai thứ 37, quá trình tăng cân sẽ chậm lại và có thể dừng hẳn. Lúc này, kích thước cũng như hình dáng của con yêu khi chào đời gần như đã được xác định hoàn toàn.

Bụng bầu ngày càng to cũng đồng nghĩa với áp lực trên khung xương tăng lên và việc giữ thăng bằng với mẹ trở nên khó khăn hơn. Các cơn đau lưng, tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch, đau hông, khó thở và mệt mỏi là những triệu chứng quen thuộc của tam cá nguyệt thứ ba. Do đó, mẹ cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, mang giày hoặc dép có đế thấp và ma sát cao, đồng thời cũng nên tập luyện một vài động tác thể dục đơn giản dành cho bà bầu để có thể vượt qua 3 tháng cuối cùng này một cách an toàn và thoải mái.

tam cá nguyệt thứ ba
Mẹ đã tìm hiểu chính sách thai sản của công ty hay chưa?

Một điều không may là với những tình trạng khó chịu kể trên, mẹ sẽ khó lòng có được những giấc ngủ trọn vẹn ban đêm mặc dù đã cố gắng dỗ giấc. Để bù lại thời gian ngủ bị thiếu hụt, cố gắng ngủ thêm vào buổi trưa hoặc bất cứ khi nào có thể vào ban ngày. Đồng thời, mẹ cần tránh uống nước trước giờ ngủ để không phải thức dậy đi vệ sinh giữa đêm vì việc ngủ lại có thể khá khó khăn đấy.

Việc mua sắm và chuẩn bị trước khi sinh nên được hoàn thành trước tuần thai thứ 36 các mẹ nhé. Bé có thể “đòi ra” bất cứ lúc nào đấy! Mẹ không chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho trẻ sơ sinh mà quần áo sơ sinh nên được giặt sạch và phơi khô, bình sữa và các vật dụng cho bé bú cũng phải được rửa sạch và khử trùng cẩn thận.

Ở các tuần cuối của thai kỳ, mẹ sẽ nhận thấy đầu ngực rỉ sữa và xuất hiện nhiều cơn co thắt tử cung hơn, đó có thể chỉ là những cơn gò Braxton Hicks thông thường nhưng cũng có thể là những cơn gò chuyển dạ đấy. Mẹ nên chú ý theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ khác như sa bụng hoặc vỡ ối để kịp thời nhập viện. Đặc biệt khi nhận thấy nước ối vỡ, dù ào ạt hay rỉ rả, đừng chần chừ mà nên đến bệnh viện ngay nhé.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x