Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/11/2017

Cân nặng bà bầu theo từng tháng chuẩn WHO 2017

Cân nặng bà bầu theo từng tháng chuẩn WHO 2017
Cân nặng bà bầu theo từng tháng quyết định tới sự phát triển của thai nhi trong thời điểm đó. Mẹ tăng cần đều đặn, đúng chuẩn con khỏe mạnh, thông minh.

Căn nặng của bà bầu theo từng tháng không cố định, trồi sụt tùy vào khả năng hấp thụ của cơ thể mẹ khi mang thai. Mẹ mang thai tăng quá nhanh sẽ dễ béo phì, hoặc chậm tăng cân thì lại không đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Tăng vừa đủ chuẩn là tốt nhất.

Công thức tính cân nặng của bà bầu

Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và số lượng thai nhi sẽ quyết định mẹ nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ, biết cách tính cân nặng khi mang thai. Trong đó chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng hiện tại của bạn. Nếu chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường thì khi mang thai không cần tăng quá nhiều cân và ngược lại.

cân nặng bà bầu theo từng tháng 1
Ở mỗi tuần thai khác nhau, cân nặng của bà bầu sẽ tăng tương ứng với sự phát triển của bé

Đối với phụ nữ trên 20 tuổi nếu chỉ số BMI:

  • BMI < 18: Mẹ quá gầy, khi mang bầu nên tăng 12,7 kg – 18,1 kg
  • 18 <= BMI < 23: Cân nặng bình thường nên tăng từ 11,3kg – 15,9 kg
  • 23 <= BMI < 30: Thừa cân, nên tăng 6,8kg – 11,3kg
  • BMI > 30: Béo phì, chỉ nên tăng 5kg – 9,1 kg

Nếu mang thai đôi, mẹ có thể tham khảo mức tăng sau:

  • BMI < 18: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ
  • 18 <= BMI < 23: Tăng từ 16,8kg – 24,5 kg
  • 23 <= BMI < 30: Tăng từ 14,1kg -22,7 kg
  • BMI > 30: Tăng từ 11,3kg – 19,1 kg
  • Yếu tố quyết định cân nặng trong thai kỳ

    Cân nặng của mẹ không chỉ do chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mà do nhiều yếu tố khác nhau quyết định:

    • Thai nhi: Trọng lượng khoảng 3.200gr – 3.600gr
    • Nhau thai: 500gr – 900gr
    • Dịch ối: 900gr
    • Sự phì đại tuyến vú: 500gr
    • Tử cung: 900gr
    • Thể tích máu được gia tăng: 1.400gr
    • Mỡ cơ thể: 2.300gr
    • Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800gr…

    Bảng tăng cân bà bầu bên dưới sẽ giúp mẹ hình dung dễ dàng hơn về về quá trình tăng cân theo từng giai đoạn.

    Biểu đồ tăng cân chuẩn cho bà bầu

    Giai đoạn mang thai Trọng lượng bà bầu Trọng lượng thai nhi Nơi tích lũy cân nặng
    Tam cá nguyệt đầu tiên 1 – 2 kg 5gr tại tuần thai thứ 10 Các mô của cơ quan sinh sản
    Tam cá nguyệt thứ hai 4 – 5 kg 350gr tại tuần thai thứ 20 Tích lũy trong các mô
    Tam cá nguyệt thứ ba 4 – 6 kg 3kg – 3,5kg tại tuần thai 40 Trong sự tăng trọng của thai nhi

    cân nặng bà bầu theo từng tháng 2
    Chế độ dinh dưỡng ở tam cá nguyệt thứ 2 rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi

    Cân nặng bà bầu theo từng tháng

    Trong 11 tuần đầu tiên, tức 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của mẹ không ổn định, có thể tăng nhưng không nhiều do tác động của ốm nghén kéo dài. Từ tuần thứ 12 của thai kỳ, cân nặng sẽ lên đều.

    • Tháng thứ 3: Cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 1,2kg, chiếm khoảng 10% tổng lượng tăng trọng trong quá trình mang thai. Tổng cân nặng cần tăng của bà bầu chuẩn bị vào tuần lễ thứ 12 là khoảng 2kg.
    • Tháng thứ 4: Thời điểm này, mẹ có thể tăng khoảng 5-7kg, tức là 50-60% tổng số cân tăng trong thời gian mang thai. Số cân tăng trung bình ở tuần 16 cần tăng là 2,5kg.
    • Tháng thứ 5: Trong tháng, mẹ tăng cân theo từng tuần, mỗi tuần khoảng 0,5kg. Chế độ dinh dưỡng thời điểm này là quan trọng. Thai nhi ngày một lớn hơn và phát triển tối đa về thể chất cũng như trí não. Cân nặng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 3kg.
    • Tháng thứ 6: Mẹ có thể sẽ tiếp tục lên cân, khoảng 0,5kg/tuần hoặc nhiều hơn thế. Trọng lượng chuẩn của người mẹ đến lúc này là tăng 4,5kg.
    • Tháng thứ 7: Thời điểm đầu trong tam cá nguyệt thứ 3 này mẹ có thể lên đến 4kg, chiếm từ 30-40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Cân nặng ở tuần thứ 28 là tăng khoảng 9kg.
    • Tháng thứ 8: Vào cuối tháng này, mẹ không tăng cân nhiều dù thai nhi ngày càng lớn hơn. Nếu mẹ đã tăng đủ cân trong mức giới hạn thì nên giảm dùng các đồ uống có đường và sữa Tổng trọng lượng thời điểm này của bụng bầu lý tưởng nhất là lên 11kg.
    • Tháng thứ 9: Tốc độ lên cân giảm xuống và sẽ ngừng vào tuần lễ thứ 38. Nếu bạn lên cân dưới 13kg, bạn sẽ dễ trở về trọng lượng ban đầu của mình trước lúc mang thai. Tăng trọng chuẩn của người mẹ đến thời gian này là 12kg.

    Cân nặng bà bầu theo từng tháng dù theo WHO cũng chỉ mang tính chất tham khảo, chưa kể mẹ cần theo dõi các chỉ số này và tham khảo bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi để có thể biết cân nặng của mẹ và con có đang ở mức tăng chuẩn hay chưa. Tăng nhiều hay ít từng thời điểm tùy vào sức khỏe cũng như sự hấp thụ của cơ thể. Mẹ hoàn toàn chủ động trong chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng vào con không vào mẹ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x