Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/04/2023

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cần bổ sung những thực phẩm gì?

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cần bổ sung những thực phẩm gì?
Sau tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ dần tăng chậm hơn và kết thúc quá trình tăng trưởng chiều cao từ giai đoạn 25-30 tuổi. Do vậy, khi bước vào độ tuổi từ 16-18 tuổi, nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý, trẻ vẫn có thể cải thiện chiều cao của mình.

Vậy ở độ tuổi 17, trẻ cần bổ sung thêm những loại thực phẩm nào? Hãy cùng MarryBaby xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cho trẻ mẹ nhé!

Các nguyên nhân khiến trẻ thấp còi, chiều cao phát triển kém hơn

“Bố mẹ có chiều cao kém thì trẻ có thể cao hay không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ? Vì sao trẻ trông có vẻ thấp hơn so với bạn bè của mình?” là những điều mà bố mẹ quan tâm trong hành trình chăm sóc bé.

Trước khi tìm hiểu về thực đơn ăn uống tăng chiều cao, mẹ cần điểm qua các yếu tố khiến trẻ chậm phát triển về chiều cao. Các yếu tố này bao gồm:

  • Yếu tố di truyền (chiếm 23%): Thông thường, những đứa trẻ có bố mẹ, người thân trong gia đình không quá cao sẽ rất khó để có được chiều cao vượt trội hơn gia đình của mình.
  • Yếu tố dinh dưỡng (chiếm 32%): Một chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn uống các loại thực phẩm không lành mạnh có thể khiến tốc độ phát triển về chiều cao ở trẻ bị chậm lại.
  • Yếu tố rèn luyện, vận động (chiếm 22%): Nếu trẻ ít vận động, tập thể dục, trẻ sẽ khó có thể phát triển chiều cao như bạn bè cùng trang lứa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý rằng, nếu đã xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, có thực đơn giúp tăng chiều cao riêng biệt, trẻ cũng thường xuyên rèn luyện và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi yếu tố di truyền nhưng trẻ vẫn thấp hoặc tăng chiều cao chậm thì đây có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như: thiếu hụt hormone, thiếu máu, rối loạn cơ xương,…

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17

Nên bổ sung các dưỡng chất nào để trẻ có thể tăng chiều cao vượt trội?

Để giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình, mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17, cần cân bằng giữa các dưỡng chất sau đây:

  • Canxi: Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên phần lớn cấu trúc của xương và răng, giúp xương cứng cáp, chắc khỏe và hỗ trợ tăng chiều cao nhanh chóng. Từ 14-18 tuổi, trẻ cần khoảng 1.300mg canxi mỗi ngày.

>>> Bạn có thể xem thêm: 8 cách đơn giản giúp tăng cường canxi tự nhiên

  • Chất đạm (protein): Protein có thể kích thích hormone tăng trưởng bên trong cơ thể, từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình. Từ 14-18 tuổi, mỗi ngày trẻ nên bổ sung khoảng 45g protein (ở trẻ gái) và 65g protein (ở trẻ trai).
  • Sắt: Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, từ đó khiến trẻ bị chậm tăng trưởng và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
  • Vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể mà còn giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa vitamin C.
  • Lysin: Thiếu hụt Lysin có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt acid amin giúp trẻ tăng chiều cao. Do đó, điều quan trọng là mẹ cần đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung Lysin cho trẻ.

Canxi tăng chiều cao

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 & những thực phẩm nên bổ sung

Mẹ có thể đa dạng các món ăn để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thụ tốt hơn. Trong các món ăn mà mẹ chế biến, nên chú ý để bổ sung các loại thực phẩm như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Cơ thể chúng ta có thể hấp thu đến 30% canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa. Mẹ có thể khuyến khích trẻ uống sữa mỗi ngày để cải thiện chiều cao của mình.
    • Trứng: Trứng là một nguồn cung cấp chất đạm vô cùng dồi dào. Vì thế, với thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm một vài món ăn từ trứng, chẳng hạn như trứng ốp la ăn cùng bánh mì, trứng hấp kiểu Nhật, trứng chiên thịt bằm,…
    • Thịt gà: Các món ăn từ thịt gà có thể giúp trẻ bổ sung lượng protein cần thiết đối với sự phát triển của trẻ về chiều cao. Ngoài ra, thịt gà còn chứa vitamin B12, chất béo, chất sắt,… để xương chắc khỏe và cứng cáp hơn.
    • Các loại quả mọng: Để bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ nên có thêm các món ăn được chế biến từ quả mọng, chẳng hạn như món yogurt dâu tây, sinh tố việt quất hay cho trẻ dùng trái cây tươi mẹ nhé.
    • Các loại cá: Các loại cá có thể giúp cung cấp Lysin mà cơ thể trẻ đang thiếu hụt, từ đó giúp con cải thiện chiều cao tốt hơn.
    • Rau củ quả: Rau củ quả, đặc biệt là rau lá xanh có chứa hàm lượng sắt, magie, kali và vitamin cực cao. Thường xuyên ăn các loại rau củ quả có thể giúp trẻ phát triển chiều cao và tăng mật độ xương để cao lớn, khỏe mạnh hơn.
    • Các loại đậu: Một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 của trẻ chính là các loại đậu, chẳng hạn như đậu nành, đậu phộng, đậu Hà Lan,… Các loại đậu không chỉ chứa nhiều protein mà còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cực cao để trẻ phát triển tốt nhất.
    • Yến mạch: Các món ăn từ yến mạch cũng là một gợi ý cho mẹ khi lên thực đơn ăn uống tăng chiều cao cho trẻ. Bên trong yến mạch có chứa hàm lượng mangan, photpho, chất sắt, selen, kẽm, vitamin B1,… cực cao, có lợi cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
    Tập luyện hỗ trợ tăng chiều cao
    Tập luyện hỗ trợ tăng chiều cao cho tuổi dậy thì.

    Gợi ý thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17

    Bữa sáng: Vào bữa sáng, mẹ có thể chế biến một số món ăn nhanh nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất như sữa chua với trái cây tươi, sinh tố trái cây, bánh mì nướng ăn cùng trứng và phô mai, các loại ngũ cốc,…

    Bữa trưa: Bữa trưa của trẻ sẽ không còn nhàm chán với các món ăn ngon như mỳ ý phô mai rau củ, cá hồi nấu canh chua, thịt bò xào ớt chuông hành tây, gà chiên phô mai, canh rau củ thập cẩm,…

    Bữa tối: Mẹ chưa biết nên bổ sung món ăn tối nào vào thực đơn tăng chiều cao cho con? Một số gợi ý cho mẹ gồm có mực nhồi thịt hấp, đậu Hà lan xào thập cẩm, cháo yến mạch trứng gà, gà chiên phô mai,…

    Bữa xế: Sau bữa trưa, mẹ có thể cho trẻ dùng thêm bữa xế với các món ăn vặt ngon như bánh flan, kem chuối, yogurt hoa quả, hoa quả dầm,…

    Với những gợi ý trên, mẹ đã có thể xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 17 cho trẻ rồi phải không nào? Hãy nhanh chóng chế biến các món ăn ngon và hấp dẫn cho trẻ để trẻ có thể phát triển trong cuối giai đoạn dậy thì này mẹ nhé!

    Học bơi cũng là một cách giúp trẻ tăng chiều cao vượt trội. Hãy tham khảo cách dạy bơi cho trẻ ở bên dưới nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x