Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/09/2022

Gãy tay kiêng ăn gì? Lời khuyên cho mẹ đang chăm sóc trẻ bị gãy xương tay

Gãy tay kiêng ăn gì? Lời khuyên cho mẹ đang chăm sóc trẻ bị gãy xương tay
Hoạt động thể chất luôn cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ở độ tuổi dậy thì, trẻ càng nên được vận động nhiều, thường xuyên hơn để nâng cao thể chất, tăng khả năng ghi nhớ và học tập tốt. Trong lúc vận động, chơi thể thao, một số tai nạn có thể xảy ra và phổ biến nhất tai nạn gãy xương cánh tay.

Ngoài việc bó bột và tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ, việc bổ sung các thực phẩm tốt cũng giúp quá trình phục hồi xương nhanh hơn. Vậy trẻ gãy tay kiêng ăn gì và nên ăn gì? Mẹ hãy theo dõi để biết cách bồi bổ cho trẻ bị gãy tay nhé.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ thế nào khi trẻ bị gãy xương cánh tay?

Gãy tay kiêng ăn gì

Thức ăn là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ lành nhanh hay chậm của vùng xương bị gãy. Thực tế, dinh dưỡng tốt sẽ tạo nền tảng vững chắc cho một cơ thể khỏe mạnh và hệ xương chắc khỏe. Do đó, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khung xương bằng cách duy trì các mô khỏe mạnh để tạo ra đệm lực tốt hơn, từ đó giúp làm giảm các tổn thương khi trẻ bị ngã.

Mỗi giai đoạn của quá trình chữa lành gãy xương cánh tay kéo theo nhu cầu dinh dưỡng tăng lên. Đối với trẻ vừa mới bị gãy tay, toàn bộ quá trình hồi phục đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Năng lượng thường được cung cấp thông qua việc trẻ hấp thụ calo từ thức ăn. Bên cạnh đó, việc chữa gãy tay nhanh hay chậm cũng đòi hỏi sự tổng hợp protein mới và điều này phụ thuộc vào nguồn thức ăn của trẻ hàng ngày. Vì thế việc cho bé bị gãy xương tay ăn gì, kiêng thực phẩm gì là vô cùng quan trọng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa

Trẻ bị gãy tay nên ăn gì?

Trước khi biết trẻ bị gãy xương tay nên kiêng ăn gì, mẹ cũng nên bỏ tuổi một số thực phẩm bé nên ăn để tay bị gãy mau lành.

1. Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một trong những khoáng chất chính để tạo ra xương và rất cần thiết trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Do đó, canxi cũng đóng vai trò trung tâm trong việc giúp trẻ phục hồi sau gãy tay hoặc các chấn thương xương khác. Mẹ có thể bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu canxi như:

  • Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua
  • Các loại hạt
  • Rau lá xanh
  • Đậu và các sản phẩm từ đậu nành
  • Các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, cải xoăn, cải thìa và củ cải xanh
  • Hạt vừng trắng
  • Hải sản
  • Rong biển

2. Thực phẩm giàu vitamin D

Gãy tay kiêng ăn gì

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút canxi từ máu vào xương. Nếu không có đủ liều lượng vitamin D, trẻ sẽ khó hấp thu tốt lượng canxi từ các thức ăn để cung cấp cho quá trình phục hồi tay.

Trẻ có thể hấp thu vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cách này là không đủ. Vì vậy, mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu vitamin D thông qua con đường ăn uống hoặc cho bé dùng vitamin D bổ sung dạng viên hoặc nước. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D dồi dào cho trẻ bao gồm:

  • Các loại cá nhiều dầu như cá thu, cá hồi, cá mòi và cá ngừ
  • Lòng đỏ trứng
  • Các sản phẩm từ sữa

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 10 cách tăng chiều cao tối đa cho con ở tuổi dậy thì

3. Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường osteocalcin, một thành phần protein của xương. Mẹ có thể tìm thấy loại vitamin này trong các thực phẩm như:

  • Các loại rau lá xanh
  • Cải Brussels, bông cải xanh, súp lơ trắng
  • Các loại cá
  • Gan
  • Thịt
  • Trứng
  • Ngũ cốc

4. Thực phẩm giàu vitamin C

vitamin C

Vitamin C là một nhân tố quan trọng trong việc sản xuất collagen, cần thiết cho quá trình chữa lành xương của cơ thể. Dưới đây là tên một số nguồn cung cấp vitamin C dồi dào mà mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày cho trẻ như:

  • Chanh
  • Cam
  • Đu đủ
  • Cà chua
  • Ổi

Tuy nhiên, mẹ cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C vào buổi tối. Bởi vì thời điểm này, vitamin C sẽ làm cản trở sự tổng hợp canxi của cơ thể, gây bất lợi cho quá trình phục hồi xương của trẻ.

Gãy tay nên kiêng ăn gì?

Trẻ bị gãy tay kiêng ăn gì? Bên cạnh những loại thực phẩm giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi xương thì cũng có một số thực phẩm gây cản trở khả năng hấp thụ canxi và vitamin của cơ thể, khiến xương lâu lành. Vì vậy, trong lúc trẻ bị gãy tay bó bột thì mẹ không nên để con dùng các loại thực phẩm sau đây.

1. Bé bị gãy xương tay nên kiêng ăn gì? Đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas

gãy tay kiêng ăn gì
Bé bị gãy xương tay nên kiêng ăn gì? Đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas

Lưu lượng máu có ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào xương phục hồi vết thương. Trong khi đó, cồn, nước có gas lại có thể làm thay đổi lưu lượng máu và cản trở sự hấp thu canxi của xương.

Đồ uống chứa cồn như bia, rượu, nước ngọt không bao giờ được khuyến khích cho trẻ tuổi dậy thì, song một số loại đồ uống có thành phần từ rượu vẫn được nhiều trẻ yêu thích chẳng hạn như cocktail. Vì vậy, mẹ nên chú ý nhắc nhở con không được uống tất cả những gì liên quan đến cồn nhé.

2. Cà phê

gãy tay kiêng ăn gì
Bé bị gãy xương tay nên kiêng ăn uống gì? Cà phê

Bị gãy tay nên kiêng ăn gì? Cà phê, cola và các thức uống có chứa caffeine khác làm tăng tỷ lệ mất canxi qua nước tiểu. Do vậy, dù ở độ tuổi này có thể trẻ chưa có thói quen uống cà phê nhưng nhiều loại bánh có thành phần cà phê vẫn thường được trẻ yêu thích, vì vậy bạn nên nhắc nhở con tránh xa trong lúc tay bị bó bột nhé!

3. Bé bị gãy xương tay nên kiêng ăn gì? Hạn chế thực phẩm nhiều muối

Gãy tay kiêng ăn gì? Lượng muối quá nhiều trong cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa canxi, từ đó làm cản trở sự phục hồi xương cánh tay của trẻ. Do đó, mẹ nên hạn chế muối khi chế biến món ăn cho con. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày lúc con đang bị gãy tay như:

  • Khoai tây chiên muối
  • Thực phẩm chế biến và đóng gói như mì, phở, cháo… gói
  • Dưa chua
  • Nước sốt

4. Trẻ bị gãy xương tay nên kiêng ăn uống gì? Trà đặc

trà đặc
Trẻ bị gãy xương tay nên kiêng ăn uống gì? Trà đặc

Uống trà sau khi ăn xong có thể làm cản trở việc hấp thu sắt, canxi, vitamin từ thức ăn vào cơ thể. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống trà đê bệnh gãy tay mau lành hơn.

5. Trẻ bị gãy xương tay nên kiêng thực phẩm dầu mỡ chiên xào

Khi bị gãy xương cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này sẽ khiến vết thương lâu lành của bé lâu lành hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị tóc bạc sớm là bệnh gì? Cách điều trị tận gốc cho trẻ

Trẻ chơi thể thao, chơi đùa có thể không may bị gãy tay. Thời gian phục hồi gãy tay kèo dài bao lâu không chỉ phụ thuộc vào cách băng bó và trị liệu của bác sĩ mà còn phụ thuộc cả vào việc kiêng khem cũng như chế độ ăn của trẻ. Do vậy mẹ nên quan tâm tới việc bé bị gãy tay kiêng ăn gì để có thể lên thực đơn ăn uống phù hợp, từ đó giúp con phục hồi tay nhanh hơn để việc học hành không bị ảnh hưởng quá lâu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Nutritional Aspects of Bone Health and Fracture Healing
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5804294/
Ngày truy cập: 28/09/2022

2. How to Heal Bones Faster
https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2021/feb/how-to-heal-bones-faster/
Ngày truy cập: 28/09/2022

3. Encouraging Bone Healing
https://www.limblength.org/patient-info/after-surgery/encouraging-bone-healing/
Ngày truy cập: 28/09/2022

4. How Broken Bones Heal
https://kidshealth.org/en/kids/broken-bones-heal.html
Ngày truy cập: 28/09/2022

5. 7 Foods to Eat After Having an Orthopedic Surgery
https://www.orthogate.org/articles/education/7-foods-to-eat-after-having-an-orthopedic-surgery
Ngày truy cập: 28/09/2022

6. Food and Your Bones — Osteoporosis Nutrition Guidelines
https://www.nof.org/patients/treatment/nutrition/
Ngày truy cập: 28/09/2022

 

x