Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/07/2017

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, làm sao để cha mẹ hiểu thấu?

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, làm sao để cha mẹ hiểu thấu?
Có rất nhiều bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc nắm bắt đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học. Đi tìm nguyên nhân để qua đó hiểu thấu những suy nghĩ của con trẻ trong giai đoạn này. Bởi chỉ có hiểu thì cha mẹ mới có để đồng hành cùng con trong giai đoạn khởi đầu chinh phục đỉnh cao học vấn suốt chặng đường dài phía trước.

Từ mầm non phát triển thành một cái cây trưởng thành hoàn hảo không chỉ cần thời gian, mà còn cần cả sự quan tâm và chăm sóc tận tình của người vun xới. Trồng cây cũng như “trồng” người, nắm bắt được bản chất theo từng thời kỳ, gia đình và thầy cô sẽ dễ dàng trong việc chỉ bảo, hỗ trợ và uốn nắn các “mầm non” để nuôi dậy con trẻ phát triển toàn diện. Với nhiều cha mẹ khó khăn nhất có lẽ là việc nắm bắt đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, lứa tuổi vừa mới chập chững vào đời. Vì sao lại thế, cùng đi tìm lời giải bạn nhé!

đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 1
Ở lứa tuổi tiểu học, các em trở thành một học sinh đúng nghĩa, chứ không còn là một em bé mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học” nữa

Học sinh tiểu học ở trong độ tuổi từ 6-11 tuổi, hoặc có thể hơn, tùy từng quốc gia. Đây là độ tuổi các em chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu, một sự chuyển tiếp rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp các em hình thành nhân cách, năng lực trí tuệ và cả thể chất.

Tuy nhiên, học sinh tiểu học vẫn còn rất non nớt, chưa đủ nhận thức, khả năng phân biệt đúng – sai,… nên các em luôn cần sự thấu hiểu tâm lý và sự giúp đỡ một cách phù hợp của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời, các em tìm hiểu môi trường xung quanh qua bản năng và các giác quan của mình. Ở giai đoạn tiếp theo, đứa trẻ từ 6-11 tuổi sẽ tiếp cận thế giới thông qua cả lý trí và suy nghĩ. Do đó, đây là độ tuổi của những câu hỏi, trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho người lớn và cần câu trả lời hợp lý, không lấp liếm hay qua loa.

Đối với học sinh tiểu học, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ. Ví dụ các em sẽ mô tả về một chú chim bồ câu dễ dàng hơn sau khi xem hình ảnh hơn là nghe định nghĩa bằng lời nói rằng chim bồ câu thuộc họ chim, có hai cái cánh, biết đẻ trứng…

Vì vậy, trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi hoặc có cô giáo dịu dàng.Ngoài ra, trẻ vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, có tính hiếu động và dễ xúc động. Trẻ nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh.

Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn.

Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp. Trẻ tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể. Các em đã biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che giấu khi cần thiết.

Cảm giác có sự quan tâm và tôn trọng cá nhân là điều quan trọng hàng đầu cho sự phát triển lành mạnh của đứa trẻ ở bậc tiểu học. Đây cũng là vấn đề quan trọng khi bàn về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

Thông thường khi dạy trẻ, người lớn thường có bốn cách biểu hiện, đó là độc tài, ngược đãi, nuông chiều và yêu thương. Độc tài là khi bạn nhất định bắt buộc con trẻ phải làm theo ý mình mà không giải thích hay thuyết phục trẻ khi gặp sự phản kháng.

Ngược đãi là dùng bạo lực thể chất hay bạo lực ngôn ngữ đối với những sai phạm của trẻ, thậm chí ngay cả khi trẻ không có lỗi mà chỉ do người lớn “giận cá chém thớt”.

Nuông chiều lại là cách biểu hiện thái quá của lòng thương con, răm rắp làm theo yêu cầu của con và dung túng cho trẻ khi chúng làm điều sai trái. Cả ba trạng thái này đều là trạng thái tiêu cực và thiếu lành mạnh.

Vậy thì bạn phải làm sao với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học? Hãy nhớ nằm lòng cách biểu hiện đúng đắn nhất khi đối diện với trẻ ở độ tuổi này, đó chính là trạng thái thứ tư: yêu thương.

Những gì bạn cần là kiên nhẫn “bắc” một nhịp cầu hết sức tế nhị để giao tiếp với tâm hồn bé bỏng, non nớt của các em. Đừng nghiêm túc và khô khan quá, bạn nên học cách mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ và cách thức của chính các em. Khi cảm nhận được bầu không khí thoải mái, các em mới dễ bộc lộ những tâm sự, những suy nghĩ của mình mà không hề e dè, giấu giếm, sợ người lớn la rầy, quy tội và chế giễu.

[remove_img id= 4277]

Ngoài ra, trong độ tuổi này, trẻ có thể bộc lộ các năng khiếu như thơ, ca, hội họa… khi đó, các bậc phụ huynh cần tinh ý để phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ, giúp trẻ vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.

Hơn thế nữa, việc khuyến khích các em tham gia vào những chương trình vui chơi, thi thố ngoài trường học cũng có thể cung cấp một môi trường khác biệt. Tại môi trường đó, trẻ em có thể học hỏi thêm về bản thân và thế giới xung quanh, giúp các em khám phá cơ hội tạo nên phiên bản thành công riêng của bản thân.

Khi đã hiểu được những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được nóng vội. Nên dùng sự kiên nhẫn, tình yêu thương và những lời lẽ dạy bảo nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý để hướng trẻ định hình nhân cách tốt đẹp. Cách hiệu quả nhất, bản thân cha mẹ và thầy cô nên là những tấm gương sáng, là những hình mẫu thực tế cho nhân cách tốt đẹp ấy để con trẻ dễ dàng noi theo.

Thủy Lâm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x