Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bạn đang loay hoay tình cách tăng chiều cao cho bé? Bạn có biết việc phát triển chiều cao tối đa ở trẻ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền? Nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và vận động thể chất cũng có ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ. Bài viết này của MarryBaby sẽ giúp bạn hiểu rõ các yếu tố quan trọng đó, nắm được những giai đoạn “vàng” trong quá trình phát triển chiều cao, đồng thời đưa ra các giải pháp hiệu quả để hỗ trợ bé phát triển tối ưu.
Trước khi tham khảo các cách tăng chiều cao cho bé, hãy cùng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Theo các chuyên gia, chiều cao của một người chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Di truyền là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, việc cha mẹ có chiều cao khiêm tốn không có nghĩa là con không thể phát triển cao lớn. Theo Mayo Clinic, trong một số trường hợp như lùn bẩm sinh hay rối loạn hormone tăng trưởng, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trẻ vẫn có thể cải thiện chiều cao.
Chế độ ăn uống hợp lý có thể ảnh hưởng từ 20–40% đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Nếu bé được bổ sung đầy đủ các chất như đạm (protein), chất béo tốt, canxi, vitamin D, kẽm và sắt thì xương sẽ chắc khỏe hơn và sụn tăng trưởng cũng phát triển hiệu quả hơn.
Vận động thường xuyên giúp xương chắc khỏe hơn, tăng mật độ xương và kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng. Các hoạt động như nhảy dây, bơi lội, đạp xe và chạy bộ không chỉ giúp xương phát triển dài ra mà còn nâng cao sức bền và độ dẻo dai của cơ thể.
Ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng, hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao. Theo nghiên cứu của JAMA Pediatrics, bé nên đi ngủ trước 10 giờ tối để đảm bảo hormone hoạt động đều đặn và hiệu quả nhất trong suốt đêm.
Một môi trường sống trong lành, ít ô nhiễm và không có khói thuốc hay hóa chất độc hại sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng và mắc bệnh. Bên cạnh đó, nếu bé lớn lên trong gia đình đầy yêu thương và sự quan tâm, tinh thần sẽ thoải mái hơn, từ đó thể trạng nói chung và chiều cao nói riêng cũng có cơ hội phát triển tốt hơn.
Giai đoạn mang thai đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nền tảng phát triển chiều cao của trẻ sau này. Trong thời gian này, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất như axit folic, canxi, sắt cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp bé phát triển xương tốt ngay từ trong bụng mẹ. Nếu mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc vi chất, bé có nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân, thấp còi ngay từ khi chào đời.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng 1000 ngày đầu tiên của bé được bắt đầu từ khi mẹ mang thai đến khi bé tròn 2 tuổi. Đây là khoảng thời gian “vàng” để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. Trong giai đoạn này, nếu bé được bổ sung đầy đủ vi chất, đặc biệt là kẽm và các khoáng chất quan trọng, thì nguy cơ bị suy dinh dưỡng và phát triển chiều cao chậm sẽ giảm đáng kể.
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi đang phát triển mạnh về khả năng tư duy và vận động. Nếu được ăn uống đầy đủ chất như đạm, vitamin, canxi và có thời gian vui chơi ngoài trời hợp lý, bé sẽ có điều kiện để tăng chiều cao đều đặn, đồng thời giúp xương và cơ ngày càng khỏe hơn.
Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ tích lũy năng lượng và hoàn thiện độ chắc khỏe của xương, nhằm chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ trong tuổi dậy thì. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ được vận động đều đặn và bổ sung dinh dưỡng hợp lý ngay từ bây giờ, thì khi bước vào tuổi dậy thì, chiều cao sẽ có cơ hội bứt phá rõ rệt.
Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ bắt đầu tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, dẫn đến sự “bứt phá” chiều cao rõ rệt hay còn gọi là growth spurt. Nếu trẻ được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, vận động, môi trường sống và thói quen sinh hoạt, tốc độ phát triển chiều cao có thể đạt từ 8 đến 12 cm mỗi năm.
Sau giai đoạn dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao của trẻ sẽ chậm lại. Tuy vậy, nhiều bạn vẫn có thể tiếp tục cao lên đến năm 17–18 tuổi. Để duy trì quá trình tăng trưởng này, trẻ cần có chế độ ăn uống khoa học kết hợp với vận động đều đặn mỗi ngày.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ, nên ưu tiên các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và sữa để hỗ trợ cơ thể phát triển. Các nguồn thực phẩm cung cấp canxi và vitamin D như hải sản, sữa chua, phô mai và nấm cũng rất quan trọng để giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều kẽm như đậu, củ cải đường và thịt gà sẽ hỗ trợ tăng trưởng tốt hơn. Đừng quên bổ sung rau xanh và trái cây tươi vfo chế độ ăn của trẻ để tăng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Hãy rèn cho bé thói quen đi ngủ từ 8 đến 9 giờ tối và đảm bảo bé ngủ đủ 9–11 giờ mỗi đêm (tùy theo độ tuổi). Khi bé ngủ sâu, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, giúp xương và các mô phát triển tốt hơn.
Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D một cách tự nhiên, từ đó tăng khả năng hấp thụ canxi và hỗ trợ phát triển xương. Vì vậy, bạn nên cho bé ra ngoài chơi vào buổi sáng trước 9 giờ hoặc chiều muộn, khi trời đã bớt nắng gắt.
Các môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, chạy bộ, xà đơn, đạp xe, bóng rổ và cầu lông không chỉ giúp trẻ tăng sức mạnh cơ bắp mà còn hỗ trợ phát triển chiều cao. Cha mẹ nên khuyến khích bé tập luyện đều đặn mỗi ngày từ 30 đến 60 phút, khoảng 5 ngày mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hạn chế cho trẻ ngồi lâu để xem tivi hay dùng điện thoại quá nhiều. Một điều thú vị là khi bé duy trì thói quen vận động thường xuyên, cơ thể không chỉ khỏe hơn mà bé cũng dễ cảm thấy vui vẻ, giảm căng thẳng. Điều này góp phần hỗ trợ bé phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trẻ bị thừa cân hay béo phì dễ bị áp lực lên xương và khớp, khiến quá trình phát triển chiều cao chậm lại và ảnh hưởng đến hình dáng khung xương. Ngược lại, trẻ quá nhẹ cân lại thiếu năng lượng cần thiết để tăng trưởng. Vì vậy, bố mẹ nên giúp con duy trì cân nặng phù hợp với độ tuổi để hỗ trợ phát triển toàn diện.
Việc đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng sẽ giúp phát hiện sớm những vấn đề như thiếu dinh dưỡng, rối loạn hormone tăng trưởng hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến xương khớp. Nếu có thể can thiệp sớm bằng các biện pháp y tế phù hợp, bé sẽ có cơ hội phát triển chiều cao tốt hơn và nhanh hơn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm bổ sung như canxi, vitamin D hay các vi chất dinh dưỡng khác được cho là giúp phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, có không ít các cha mẹ nghe theo lời mách mua các loại viên uống này với hi vọng con đạt được chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại viên uống này cũng có những lưu ý nhất định và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Nếu cơ thể bé không thiếu chất, việc dùng quá nhiều chất bổ sung có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Chiều cao không đơn thuần là gene di truyền, mà là kết quả của quá trình chăm sóc toàn diện từ dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ đến môi trường sống. Những khía cạnh như thực đơn, lên lịch vận động đều đặn hay tạo thói quen ngủ đúng giờ sẽ góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Growth hormone treatment in children: review of safety and efficacy
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15035650/ Ngày truy cập 11/7/2025
Effect of Growth Hormone Therapy on Height in Children With Idiopathic Short Stature
https://jamanetwork.com/journals/jamapediatrics/fullarticle/191634 Ngày truy cập 11/7/2025
BMI in Childhood and Its Association with Height Gain, Timing of Puberty, and Final Height
https://www.nature.com/articles/pr200144 Ngày truy cập 11/7/2025
Growth Hormone Deficiency (GHD)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23343-growth-hormone-deficiency-ghd Ngày truy cập 11/7/2025
The effect of prepubertal calcium carbonate supplementation on the age of peak height velocity in Gambian adolescents
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916523030332 Ngày truy cập 11/7/2025
e-Library of Evidence for Nutrition Actions (eLENA)
https://www.who.int/tools/elena/bbc/zinc-stunting Ngày truy cập 11/7/2025
What is a Growth Spurt During Puberty? https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/what-is-a-growth-spurt-during-puberty Ngày truy cập 11/7/2025
Dwarfism
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dwarfism/diagnosis-treatment/drc-20371975 Ngày truy cập 11/7/2025