Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng nhất của con người. Đối với trẻ nhỏ, việc tập nói là một cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong quá trình học hỏi và hòa nhập với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có một nhịp độ phát triển riêng và điều đó khiến không ít bậc bố mẹ băn khoăn: Liệu bé tập nói đúng mốc phát triển của trẻ chưa? Có nên can thiệp sớm nếu con chậm nói?
Bài viết này của MarryBaby sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình bé tập nói qua từng giai đoạn, cách dạy bé tập nói hiệu quả tại nhà, cũng như các phương pháp hỗ trợ phù hợp khi trẻ có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ.
Ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi, trẻ chưa thể nói từ nào rõ ràng nhưng đã bắt đầu phản ứng với âm thanh và phát ra các âm thanh đơn giản như “a”, “u”, “e”. Nhiều chuyên gia gọi đây là giai đoạn “tiền ngôn ngữ”. Lúc này, bố mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, hát và thủ thỉ cùng bé thường xuyên hơn. Bé có thể cười, ê a hoặc tạo tiếng gừ gừ để phản hồi lại – đó chính là bước khởi đầu của quá trình bé tập nói.
Khi được khoảng 6 tháng, bé có thể bập bẹ những âm cơ bản như “ma-ma”, “ba-ba”. Tuy những từ này chưa mang ý nghĩa cụ thể, nhưng chúng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé đang dần làm quen với việc sử dụng cơ miệng và lưỡi để phát âm. Ở giai đoạn này, phản xạ quay đầu khi có người gọi tên hoặc nhận biết một số âm thanh quen thuộc cũng được hình thành.
Ở giai đoạn khoảng 9 tháng tuổi đã biết sử dụng cử chỉ như chỉ tay, vẫy tay, vỗ tay và biểu cảm gương mặt kết hợp với âm thanh để thể hiện mong muốn. Đây là nền tảng quan trọng cho hoạt động giao tiếp bằng lời nói sau này. Việc dạy bé tập nói bằng hình ảnh hoặc mô tả tên gọi của các đồ vật khi chỉ cho bé xem tranh hay đối tượng thật ngoài thực tế là cách giúp bé ghi nhớ từ mới nhanh hơn.
Đây là thời điểm đầy xúc động khi bé cất tiếng gọi “mẹ”, “ba”, “bánh”, “sữa”. Dù phát âm chưa rõ ràng, nhưng bé đã biết dùng ngôn ngữ để yêu cầu, phản hồi hoặc thể hiện cảm xúc. Vốn từ vựng bắt đầu hình thành và tăng nhanh chóng nếu bố mẹ hỗ trợ đúng cách.
Trẻ có thể nói được khoảng 20 – 50 từ và bắt đầu kết hợp từ như “bế em/con”, “mẹ ăn”, “đi chơi”. Giai đoạn này, bố mẹ nên tăng cường đọc sách, hát, đọc bài thơ dành cho bé tập nói, dùng câu đơn ngắn để mô phỏng hành động, giúp bé dễ bắt chước và ghi nhớ cấu trúc câu.
Đến 2 tuổi, trẻ có thể ghép 3 – 4 từ thành câu, có thể đặt câu hỏi – trả lời cơ bản, gọi tên người thân, đồ vật và mô tả sự vật đơn giản. Đây là giai đoạn vàng để dạy bé tập nói, vì trẻ rất tò mò, bắt chước nhanh và sẵn sàng tương tác.
Trẻ 3 tuổi thường có vốn từ khoảng 1000 – 1500 từ, có thể tự giới thiệu bản thân, đặt câu hỏi “Tại sao?”, và kể lại các tình huống đơn giản. Trẻ cũng biết sử dụng đại từ như “con”, “mẹ”, “nó” và có thể chơi trò tưởng tượng hoặc phân vai trong giao tiếp.
Cách đơn giản nhất để dạy bé tập nói là luôn tạo môi trường giao tiếp. Mỗi khi thay tã, tắm rửa hay cho ăn, cha mẹ hãy nói về hành động đang làm và các vật dụng/ đồ vật liên quan. Việc nhắc đi nhắc lại sẽ giúp bé ghi nhớ từ vựng một cách tự nhiên.
Truyện minh họa có hình ảnh màu sắc rõ ràng và nội dung ngắn là lựa chọn lý tưởng. Đặc biệt, các bài thơ bé tập nói với âm điệu vui tai, dễ thuộc sẽ giúp bé phát triển khả năng ghi nhớ, đồng thời tăng khả năng bắt chước và phát âm đúng.
Việc dạy bé tập nói bằng cách dùng tranh, flashcard, bảng từ có hình ảnh là phương pháp hiệu quả giúp bé nhận diện đồ vật và kết nối hình ảnh – âm thanh – từ ngữ. Ví dụ, khi chỉ vào hình con mèo, mẹ nói to, rõ ràng: “mèo kêu meo meo” rồi khuyến khích và chờ bé lặp lại.
Các bài hát thiếu nhi, trò chơi như “Bà ơi bà”, “Một con vịt”, “Con gà trống”… đều giúp bé vừa chơi vừa học. Âm nhạc còn giúp tăng sự chú ý và cải thiện khả năng phát âm.
Khi bé nói được từ mới hoặc cố gắng giao tiếp, hãy mỉm cười, khen ngợi và vỗ tay khuyến khích. Sự động viên của bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tự tin hơn.
Việc nhận thấy bé yêu chậm nói so với độ tuổi hay “con nhà hàng xóm” khiến không ít bố mẹ lo lắng. Theo các chuyên gia nhi khoa, khi nhận thấy trẻ chậm nói, các bố mẹ hãy tham khảo những gợi ý sau:
Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, nếu bé không bập bẹ sau khi được 9 tháng tuổi, không nói từ đơn sau 18 tháng hoặc không nói được câu có 2 – 3 từ sau 2 tuổi thì bố mẹ nên cẩn trọng.
Hãy tắt tivi, cất điện thoại và dành thời gian giao tiếp trực tiếp với bé mỗi ngày. Trẻ cần nhìn thấy khẩu hình, ánh mắt và cảm xúc của người đối diện để học cách giao tiếp.
Nếu bé có dấu hiệu chậm nói kèm theo những biểu hiện như không phản ứng lại với âm thanh, không nhìn vào mắt người khác… nên đưa trẻ đến chuyên gia ngôn ngữ – thính học hoặc bác sĩ tâm lý nhi để được chẩn đoán, tư vấn chính xác và can thiệp kịp thời.
Điều quan trọng nhất khi dạy bé tập nói là kiên nhẫn và tạo môi trường ngôn ngữ phong phú. Mỗi trẻ có quá trình phát triển riêng, đừng vội vàng so sánh con mình với con người khác.
Việc bé tập nói không chỉ là quá trình học ngôn ngữ, mà còn là quá trình kết nối cảm xúc – tương tác giữa bố mẹ và con. Từ những âm thanh đầu đời đến những câu chuyện nhỏ bé kể, mỗi cột mốc đều đánh dấu sự phát triển quan trọng.
Bố mẹ hãy đồng hành cùng bé qua việc dạy bé tập nói bằng hình ảnh, bằng thơ, bằng giọng nói yêu thương mỗi ngày. Và nếu có lúc hành trình này diễn ra chậm hơn mong đợi, đừng lo lắng, hoảng loạn – với sự kiên nhẫn, đồng cảm và hỗ trợ đúng cách, con bạn sẽ sớm bắt kịp bạn bè mà thôi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Learning to talk https://www.pregnancybirthbaby.org.au/learning-to-talk Ngày truy cập 06/7/2025
Baby’s First Words: When Do Babies Start Talking?
https://www.webmd.com/parenting/baby-talk-your-babys-first-words Ngày truy cập 06/7/2025
A Month-By-Month Guide to Your Baby’s First Words
https://www.parents.com/baby/development/talking/baby-talk-a-month-by-month-timeline1/ Ngày truy cập 06/7/2025
Your child’s talking timeline https://www.babycenter.com/baby/baby-development/your-childs-talking-timeline_10356902 Ngày truy cập 06/7/2025
When do babies start talking? https://www.childrens.com/health-wellness/when-do-babies-start-talking Ngày truy cập 06/7/2025