Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 12/08/2022

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao để khỏi nhanh ngay tại nhà?

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao để khỏi nhanh ngay tại nhà?
Nhiệt miệng là một vấn đề rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Trẻ bị nhiệt miệng thường cảm thấy khó chịu và gặp khó khăn trong khi ăn uống.

Theo đó, bài viết điểm qua 6 phương pháp tự nhiên mà cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà. Và không còn phải lo lắng trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao nữa. Cùng đọc ngay nhé!

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao

Nguyên nhân có thể khiến bé bị nhiệt miệng bao gồm:

  • Trẻ đánh răng quá mạnh hoặc vô tình cắn vào bên trong má
  • Dị ứng với kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa Natri Lauryl Sulfate
  • Nhạy cảm với thực phẩm: socola, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, thực phẩm cay hoặc axit…
  • Thiếu dinh dưỡng, cụ thể là vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt
  • Nhiễm Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây loét dạ dày
  • Khả năng miễn dịch bị giảm
  • Ăn nhiều thực phẩm cay hoặc chua

>>> Cha mẹ hãy đọc thêm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

2. Trẻ bị nhiệt miệng làm sao để nhận biết?

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao để nhận biết? Khi bị nhiệt miệng, mỗi trẻ có thể cảm thấy và biểu hiện có chút khác nhau. Tuy nhiên sẽ có những triệu chứng thông thường, giúp cha mẹ dễ nhận biết:

  • Lúc đầu, bên trong khoang miệng của trẻ đột nhiên xuất hiện một vài đốm tròn, màu trắng, có viền đỏ xung quanh, kích thước khoảng 1-2mm.
  • Sau vài ngày, các đốm trắng này lớn dần lên khoảng 6-10mm, rồi vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.
  • Trong một số trường hợp, trẻ còn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc sưng nóng tại một vị trí bên trong miệng trước khi vết loét nổi lên.
  • Các vết loét thường ở bên trong môi, mặt trong của má, trên nướu hoặc trên lưỡi và thường khá nông. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể bị các vết loét miệng lớn và sâu hơn.
  • Thông thường, các vết loét nổi lên đơn lẻ. Nhưng đôi khi, tại một vị trí có thể xuất hiện từng cụm từ 2 – 3 vết loét.
  • Bé bị nhiệt miệng sẽ cảm thấy khó khăn khi nói chuyện; ăn uống.
  • Đau họng, rát trong miệng tại vị trí của các vết loét, ngay cả khi không ăn uống.
  • Khi ăn mặn, chua, cay hoặc nóng bé sẽ cảm thấy đau tại vị trí bị nhiệt miệng.
  • Miệng chảy nhiều nước dãi.
  • Nếu viêm loét nặng, trẻ có thể bị sốt, đau đầu hoặc kèm nổi hạch ở cổ.
  • Nướu răng có thể bị sưng và chảy máu.

Vậy phải làm sao để chữa trị khi trẻ bị nhiệt miệng? Cùng đọc tiếp nhé.

>>> Cha mẹ hãy đọc thêm: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

3. Trẻ nhỏ bị nhiệt miệng phải làm sao để chữa trị ngay tại nhà

3.1 Baking soda

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao
Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao? Thử dùng Baking soda nhé

Baking soda (muối nở) có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm có nguy cơ gây loét miệng ở trẻ. Thậm chí muối nở còn giúp trung hòa lượng axit được tạo ra từ các vết loét, cân bằng độ PH, làm giảm cơn đau, từ đó góp phần hạn chế các triệu chứng khó chịu và không còn lo lắng trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao nữa.

  • Cách dùng: Pha loãng baking soda và nước với tỷ lệ 1:1. Thoa hỗn hợp lên vết loét, đợi khô rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện ba lần mỗi ngày.

3.2 Dầu dừa

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao
Trẻ 1 tuổi bị nhiệt miệng phải làm sao? Cha mẹ lưu ý khi dùng dầu dừa

Nhờ có khả năng kháng khuẩn, dầu dừa có thể chữa được vết loét do vi khuẩn gây ra. Đặc tính chống viêm của dầu dừa cũng giúp giảm sưng đỏ và đau.

  • Cách dùng: Chỉ cần bôi vài giọt lên bề mặt vết loét và để miệng vết thương se lại, tình trạng nhiệt miệng của bé sẽ được thuyên giảm đáng kể. Lưu ý, không sử dụng dầu dừa cho bé dưới 1 tuổi.

3.3 Phải làm sao khi trẻ bị nhiệt miệng? Bột sắn dây

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao

Phải làm sao khi trẻ bị nhiệt miệng? Câu trả lời là cha mẹ hãy cho bé dùng bột sắn dây. Loại thảo dược này nổi tiếng với công dụng làm mát và giải nhiệt cơ thể. Bé bị nhiệt miệng uống bột sắn dây có thể giảm cảm giác đau rát trong miệng và đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.

  • Cách dùng: Pha 1 – 2 cốc nước bột sắn dây cho bé uống mỗi ngày. Thực hiện trong 3 ngày liên tục và theo dõi tình trạng vết thương của bé.

3.4 Phải làm sao khi trẻ 1 tuổi bị nhiệt miệng? Dùng mật ong

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, mật ong có thể hỗ trợ chữa lành vết thương hở một cách nhanh chóng, đồng thời hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương hở. Lưu ý là bé đã trên 1 tuổi nhé cha mẹ.

  • Cách dùng: Cha mẹ hãy thoa mật ong lên vết loét trong miệng bé, để yên trong vài giờ và thoa lại nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả điều trị nhanh chóng.

3.5 Trẻ 2 tuổi bị nhiệt miệng phải làm sao? Dùng nước muối

Mặc dù vị mặn của nước muối có thể khiến trẻ cảm thấy đau rát và khó chịu, nhưng súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn các vết loét và làm khô các vết thương bên trong miệng.

  • Cách dùng: Pha loãng ¼ thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm và dùng cho bé súc miệng. Thực hiện 3 lần mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình lành vết thương cho bé nhé.

3.6 Bột nghệ

Bột nghệ
Phải làm sao khi trẻ bị nhiệt miệng? Câu trả lời là cha mẹ hãy dùng bột nghệ (có thể kết hợp cùng mật ong)

Bột nghệ có công dụng kháng khuẩn, sát trùng, kháng viêm và giảm đau cho những bé bị nhiệt miệng. Những đặc tính này của nghệ có thể giúp chữa lành các vết loét một cách nhanh chóng.

  • Cách dùng: Cha mẹ trộn một chút bột nghệ và nước, khuấy đều thành một hỗn hợp hơi sệt. Dùng hỗn hợp này bôi lên vết thương mỗi ngày hai lần, sáng và tối. Cha mẹ có thể kết hợp cùng mật ong vẫn được nhé.

>>> Cha mẹ hãy đọc thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có nguy hiểm không?

4. Những điều cần lưu ý để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát

Những điều cần lưu ý để phòng ngừa nhiệt miệng tái lại
Trẻ nhỏ bị nhiệt miệng phải làm sao? Và đâu là cách phòng ngừa?

Mặc dù không thể ngăn ngừa loét miệng hoàn toàn, nhưng cha mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để hạn chế xảy ra loét miệng ở trẻ:

  • Chọn thực phẩm mềm cho bé dễ nhai, dễ nuốt.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày hai lần. Sử dụng bàn chải có lông mềm. Và nếu cần kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, cha mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ định kỳ nhé.
  • Dặn trẻ cố gắng tránh nói chuyện khi đang nhai thức ăn để tránh cắn vào các vết lở miệng.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và uống vitamin tổng hợp hàng ngày; đặc biệt là cho trẻ ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây. Cha mẹ hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt có tính kiềm (non acidic) cho trẻ.
  • Tránh thức ăn gây kích ứng miệng như các loại trái cây có tính axit như dứa, bưởi, cam hoặc chanh, cũng như các loại hạt, khoai tây chiên hoặc bất cứ thứ gì cay.
  • Hãy để trẻ ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa nhiệt miệng mà còn có thể gây ra nhiều bệnh khác.

>>> Cha mẹ hãy đọc thêm: 3 lời khuyên đắt giá khi sử dụng vitamin tổng hợp cho bé

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin và giúp cha mẹ bớt phần lo lắng khi trẻ nhỏ bị nhiệt miệng mà không biết phải làm sao nữa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Mouth ulcers
https://www2.hse.ie/conditions/mouth-ulcers
Ngày truy cập: 21/06/2022

2. When Your Child Has Mouth Sores
https://www.fairview.org/patient-education/89369
Ngày truy cập: 21/06/2022

3. Mouth Ulcer
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21766-mouth-ulcer
Ngày truy cập: 21/06/2022

4. Nutrition Tips for Managing Sore Mouth, Throat, and Tongue
https://www.lls.org/sites/default/files/National/USA/Pdf/PearlPoint/PearlPoint_Nutrition_Tips_for_Managing_Sore_Mouth__Throat__and_Tongue.pdf
Ngày truy cập: 21/06/2022

5. Food Ideas to try with a Sore Mouth
http://www.bccancer.bc.ca/nutrition-site/Documents/Patient%20Education/food-ideas-to-try-with-a-sore-mouth.pdf
Ngày truy cập: 21/06/2022

x