Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Mai Hương
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 3 tuần trước

15 mẹo dân gian đưa trẻ sơ sinh từ bệnh viện về nhà

TÀI TRỢ BỞI:

15 mẹo dân gian đưa trẻ sơ sinh từ bệnh viện về nhà
Trong văn hóa Việt Nam, việc đón trẻ sơ sinh về nhà được coi là một dịp trọng đại. Theo quan niệm dân gian, đây là lúc bé bước ra khỏi thế giới êm đềm của bệnh viện và hòa nhập với cuộc sống mới bên gia đình.

Để giúp bé dễ nuôi, khỏe mạnh và phát triển tốt, ba mẹ thường áp dụng một số mẹo dân gian khi ẵm con rời bệnh viện.

1. Mẹo dân gian khi ẵm con rời bệnh viện: Chọn người mát tay để bế bé

Đối với mẹo này, người được chọn để bế bé yêu về nhà phải là những người thật sự nhẹ vía; dễ ăn dễ ngủ. Đồng thời có cuộc sống hiện tại sung túc, có học thức. Điều này thực ra cũng là để trấn an các mẹ trong chặng đường nuôi con sắp tới!

>> Mẹ xem thêm: 10 phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bố mẹ thông minh cần biết

2. Trên đường từ bệnh viện về nhà, mang theo lá trầu cay

khi đưa bé từ viện về cần làm gì
Khi đưa bé từ viện về cần làm gì? Để bé hít hơi cay của lá trầu là mẹo bế con từ bệnh viện về nhà quan trọng

Với mẹo dân gian khi ẵm con rời bệnh viện này; mẹ hãy giấu trong người vài lá trầu cay và đừng để ai thấy. Trước khi vào nhà, mẹ vò nát những lá trầu này trong lòng bàn tay; sau đó đưa tay lên mặt để hít cái hơi cay cay này.

Khi mùi cay đã vơi bớt, thoang thoảng nhẹ thì mẹ đưa tay vuốt và xoa vào đầu trẻ sơ sinh. Điều đơn giản này không chỉ khiến mẹ khỏe mà còn giúp con ngoan, ít quấy khóc, ít bị bệnh vặt.

>> Mẹ xem thêm: 10 mẹo ‘sống sót’ khi chăm con tháng đầu sau sinh

3. Phong tục bước qua đống lửa đón trẻ sơ sinh về nhà

Nghi thức này được thực hiện với hy vọng xua đuổi tà ma, mang lại may mắn và bảo vệ trẻ khỏi những điều xui xẻo. Dưới đây là cách thực hiện nghi thức này:

  • Đốt đống lửa trước cửa nhà, đảm bảo lửa cháy đều nhưng không quá to.
  • Mẹ bế trẻ sơ sinh trên tay, đứng trước đống lửa.
  • Khi lửa cháy vừa phải, mẹ nhẹ nhàng bước qua đống lửa, đảm bảo không để lửa bén vào người hoặc quần áo.
  • Trong khi bước qua lửa, mẹ có thể lẩm nhẩm những lời cầu chúc may mắn, sức khỏe và bình an cho trẻ.
  • 4. Đốt vía cho bé trước khi con vào nhà

    Đốt vía cho bé là một phong tục dân gian phổ biến ở Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, vía xấu sẽ quấy nhiễu bé, khiến bé quấy khóc và khó nuôi. Đốt vía cho bé là một cách để xua đuổi vía xấu, giúp bé khỏe mạnh và ngoan ngoãn.

    Cách thực hiện:

    Dùng mẩu giấy đốt cháy di chuyển quanh trẻ sơ sinh, đặc biệt chú ý đến các điểm như đầu, tay, chân của trẻ.

    Khi giấy đã cháy gần hết thì hất tàn giấy ra xa khỏi nhà.

    Tiếp theo, cầm nắm muối hột và rải đều quanh trẻ, tượng trưng cho việc xua đuổi tà khí.

    Trong khi thực hiện các bước trên, mẹ có thể lẩm nhẩm những câu chú ý hoặc cầu nguyện cho sự bình an và sức khỏe của trẻ.

    5. Đánh dấu son cho trẻ sơ sinh

    Một mẹo dân gian khi ẵm con rời bệnh viện về nhà nữa là đánh dấu son trên trán trẻ sơ sinh. Tại sao phải chấm son trên trán em bé? Điều này giúp xua đuổi tà ma, mang lại may mắn và sức khỏe cho bé

    6. Mẹo đưa con từ viện về nhà: Chọn người tắm cho trẻ sơ sinh

    Bên cạnh kỹ thuật chuyên môn, lựa chọn người tắm cho trẻ sơ sinh còn cần những điều sau:

    • Tình thương, sự âu yếm và trách nhiệm đối với công việc.
    • Kinh nghiệm ứng dụng các phương pháp giáo dục sớm, vận động, phương pháp chăm sóc trẻ theo easy.
    • Hiểu biết về các loại vắc xin cùng phác đồ tiêm chủng, chỉnh khớp ngậm.
    • Có khả năng phát hiện sớm một số bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh như vàng da, viêm da, các vấn đề về rốn, vết mổ vết khâu tầng sinh môn của mẹ…

    >> Mẹ xem thêm: Tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh lại an toàn tại nhà?

    7. Cho con nằm chiếu trước khi đặt lên giường

    mẹo bế con từ viện về nhà
    Mẹo dân gian đón đưa và bế bé con từ viện về nhà – Cho bé nằm chiếu và đặt dừa khô, lăn vào gầm giường để bé ngủ ngon

    Các mẹ nhớ đừng quên một mẹo ẵm bé từ viện về nhà giúp nuôi con nhàn tênh cực kì quan trọng này; đây cũng là yếu tố quyết định đến việc trẻ có dễ nuôi hay không. Khi đưa con từ viện về, mẹ trải chiếu dưới đất cho con nằm đó một lúc rồi hãy cho con nằm giường. Làm vậy cho con dễ nuôi.

    8. Mẹo dân gian khi đón bé về nhà: Đá mạnh quả dừa lăn vào gầm giường

    Khi ẵm con rời bệnh viện về nhà, mẹ hãy đặt một quả dừa khô ở ngay cửa phòng và đá mạnh cho quả dừa lăn vào trong gầm giường. Làm vậy để giúp con ngủ ngon, ít quấy khóc.

    9. Treo tỏi trên đầu giường để bé ngủ ngon

    Đây cũng là mẹo dân gian khi ẵm con rời bệnh viện về nhà giúp nuôi con nhàn tênh. Sau khi cả hai mẹ con đã về đến nhà để nằm cữ, mẹ nhớ dặn chồng treo một chùm tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con.

    Việc làm này theo quan niệm của ông bà xưa cho rằng củ tỏi xua đuổi tà khí, vong hồn sợ tỏi nên không dám đến gần quấy nhiễu bé. Đồng thời mẹ cũng đừng quên may một cái túi dây rút nhỏ xíu; bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại; lấy kim đính vào áo bé.

    Với hai mẹo nhỏ dùng tỏi này, bé sẽ ngoan hơn rất nhiều, ít khóc, ít quấy, mà lại còn ít bệnh này bệnh nọ nữa đấy nha mẹ.

    >> Mẹ xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày cho bé đơn giản mẹ cần biết

    10. Xông phòng đón trẻ sơ sinh về nhà

    Trẻ khóc dã đề sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi vì lo sợ bé bị đau hoặc khó chịu chỗ nào; vì vậy nếu đã làm hết các mẹo bế con từ viện về nhà nêu trên mà bé vẫn còn quấy khóc; mẹ hãy bế bé tạm thời sang phòng khác. Sau đó nhờ chồng chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên khắp phòng.

    Theo quan niệm dân gian thì mẹo bế con từ bệnh viện về nhà này sẽ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Tuy nhiên mẹ phải đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết thì mới được ẵm bé quay trở lại phòng nhé. Rất nhiều mẹ đã áp dụng thành công cách này, bảo đảm tối đó bé sẽ đỡ khóc, ngủ ngoan hơn hẳn.

    >> Mẹ xem thêm: Bé có tóc đuôi chuột sau gáy lớn lên có bướng bỉnh không?

    11. Mẹo bế con từ viện về nhà: Dâu tằm để bé ngủ ít giật mình

    Dâu tằm để bé ngủ ít giật mình
    Mẹo dân gian đón đưa và bế bé con từ viện về nhà – Treo cành dâu tằm cho bé yên giấc

    Bên cạnh những mẹo dân gian đón con từ viện về nhà ở trên, mẹ cũng có thể nhờ chồng đi lấy 1 cành dâu tằm nhỏ (cành tươi càng tốt) để bé ngủ ngoan, ít giật mình hơn. Nhiều mẹ cũng đã áp dụng thử cách này và thấy được hiệu quả; thậm chí một số mẹ còn treo ngay trước cửa một cành dâu tằm; cứ khi nào nó bị héo đi là mẹ nhớ thay ngay một cành mới.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Bé khóc đêm: Mặc kệ khóc chán, con sẽ tự ngủ thôi!

    12. Cho bé mặc lại quần áo của những em bé khỏe mạnh

    Theo quan niệm dân gian, mặc lại quần áo của những em bé khỏe mạnh sẽ giúp bé xin được vía khỏe mạnh.

    13. Mẹo đưa con từ viện về nhà: Kiêng khen trẻ sơ sinh

    Một mẹo dân gian khi ẵm con rời bệnh viện về nhà nữa là tránh khen trẻ sơ sinh. Người ta cho rằng kiêng khen trẻ sơ sinh để tránh:

    • Làm mất vía bé
    • Sự chú ý của tà ma
    • Tạo sự ghen tị
    • Tạo áp lực cho trẻ

    14. Cúng bà Mụ cho trẻ sau đón trẻ sơ sinh về nhà 30 ngày

    Cúng bà Mụ là một nghi lễ truyền thống để cảm ơn 12 bà Mụ và 3 Đức Thầy đã bảo vệ và chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Mâm cúng thường có xôi, chè, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, rượu, nước, hương, nến… Các lễ vật có thể bao gồm gà luộc, heo quay, hoặc những món ăn truyền thống khác.

    Cúng bà Mụ thường được thực hiện vào ngày đầy tháng của trẻ, có thêm nghi lễ thắp hương và đọc văn khấn. Sau khi hương cháy hết, hạ lễ thì chia sẻ các món ăn trong mâm cúng với gia đình và bạn bè.

    15. Văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà

    Con nam mô a di Đà Phật!

    Con nam mô a di Đà Phật!

    Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

    – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

    – Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…

    Con lạy gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ … (họ gì thì khấn lên)

    Tên con là…

    Vợ chồng con sinh con trai/gái

    Ngày mai là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm…

    Con đón cháu ở bệnh viện…(khấn tên bệnh viện) về số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…

    Nay con thành tâm thắp nén hương xin gia tiên nội ngoài bà cô ông mãnh họ… phù hộ độ trì cho con giá/trai 3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò, hay ăn chóng lớn, lớn lên chăm ngoan học giỏi vần lời ông bà và bố mẹ.

    Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

    Con nam mô a di Đà Phật!

    Con nam mô a di Đà Phật!

    Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

    >> Xem thêm: Bài cúng, văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai đúng nghi thức

    Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian khi ẵm con rời bệnh viện về nhà
    • Không nên quá lạm dụng các mẹo dân gian
    • Cần chọn lựa các mẹo dân gian phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình
    • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo dân gian

    Những kinh nghiệm chia sẻ về mẹo bế con từ viện về nhà giúp nuôi con ngoan, ít khóc ở trên chủ yếu là từ dân gian. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết những gì cần lưu ý trong quá trình ẵm bé về ngôi nhà của gia đình.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Bringing Your Baby Home
    https://kidshealth.org/en/parents/bringing-baby-home.html
    Ngày truy cập: 14/12/2022

    2. Your newborn: Bringing baby home
    https://caringforkids.cps.ca/handouts/pregnancy-and-babies/bringing_baby_home
    Ngày truy cập: 14/12/2022

    3. Bringing your baby home early from hospital
    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bringing-your-baby-home-early-from-hospital
    Ngày truy cập: 14/12/2022

    4. Bringing Your Baby Home
    https://familydoctor.org/bringing-baby-home/
    Ngày truy cập: 14/12/2022

    5. Dad’s guide to bringing a baby home
    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/dads-guide-to-bringing-baby-home
    Ngày truy cập: 14/12/2022

    x