Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 27/03/2023

Cách giúp bé dễ đi tiểu khi bị bí tiểu, tiểu rắt

Cách giúp bé dễ đi tiểu khi bị bí tiểu, tiểu rắt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị bí tiểu, tiểu gắt, không đi tiểu được và điều này có thể gây đau đớn, khó chịu cho trẻ. Việc bỏ túi một vài cách giúp bé dễ đi tiểu có thể giúp mẹ “chữa cháy" trong tình huống bé yêu khó chịu do không thể đi tiểu được.

Có cách nào giúp bé dễ đi tiểu hơn? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ sơ sinh có thể đi tiểu chỉ 1-2 lần hoặc không đi tiểu trong 12-24 giờ đầu tiên. Đây là một hiện tượng bình thường; bởi vì lúc này, các nguyên nhân như chức năng thận của bé chưa hoàn thiện hoặc trẻ bị thiếu nước do cơ thể chưa hấp thụ được nước nhiều, bị mất nước qua da và hô hấp. Tuy nhiên, nếu sau hơn 1 ngày mẹ vẫn thấy bé chưa đi tiểu; lúc đó cần sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ nhi khoa để xem bé đang gặp phải vấn đề gì.

  • Táo bón.
  • Khối u xâm lấn.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
  • Rối loạn chức năng bàng quang.
  • Bé bú ít, ít uống nước, bị mất nước.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác.
  • Bé bị sốt, nôn mửa hoặc gặp các bệnh lý khác dẫn đến trẻ dễ bị mất nước và tiểu ít.

Trong đó, việc bí tiểu do tác dụng của thuốc hoặc rối loạn chức năng tiêu hóa thường xảy ra ở các bé trai nhiều hơn là các bé gái. Ngược lại, các bé gái sẽ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn đến 6 lần so với các bé trai.

Ngoài ra, bé bị bí tiểu còn có thể do nhà vệ sinh tại trường học hoặc nơi công cộng không sạch sẽ, có mùi hôi. Hoặc bé bị tiêu thụ lượng caffein quá nhiều từ thực phẩm hoặc đồ uống.

vì sao bé khó đi tiểu

  • Trẻ 12-24 tháng tuổi:
  • Trẻ 2-5 tuổi:
    • Nước uống: 236-1182ml/ngày, khoảng 1-5 cốc/ngày.
    • Sữa: 2-2,5 cốc mỗi ngày.

    *Lưu ý, trẻ em từ 12-24 tháng tuổi nên uống sữa nguyên kem và trẻ em từ 2 tuổi trở lên uống sữa không béo (tách tách béo) hoặc ít béo (1%).

    >> Mẹ có thể xem thêm: 12 bữa sáng cho bé 2-3 tuổi dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

    3.2 Cách giúp bé dễ đi tiểu: Cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây

    Một cách giúp bé dễ đi tiểu khác mà mẹ có thể áp dụng với các bé đã bắt đầu ăn dặm chính là cho bé ăn nhiều rau xanh hơn. Việc ăn đa dạng các loại rau củ quả với liều lượng phù hợp có thể bổ sung chất xơ cho bé, từ đó hạn chế tình trạng táo bón, tiểu bí, tiểu gắt, đau khi đi tiểu.

    cách giúp bé dễ đi tiểu

    3.3 Cho bé đi tiểu ngay khi con mắc tiểu

    Nín tiểu quá lâu sẽ tạo thành một thói quen và khiến bé gặp khó khăn trong việc đi tiểu. Do đó, cách giúp bé dễ đi tiểu chính là ngay khi bé mắc tiểu, mẹ hãy lập tức cho bé đi tiểu ngay. Nhiều bé vì ham chơi mà không chịu đi tiểu, mẹ hãy động viên, khuyến khích bé đi tiểu và tuyệt đối không đồng ý cho bé nín tiểu.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Điều mẹ cần biết

    3.4 Chườm khăn ấm lên bụng là cách giúp bé dễ đi tiểu

    Mẹ chưa biết cách giúp bé dễ đi tiểu? Nếu bé cảm thấy không thoải mái, có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được, mẹ có thể dùng khăn ấm chườm lên vị trí bụng phía dưới rốn của bé trong khoảng vài phút rồi bắt đầu xi tiểu cho bé. Cách này giúp kích thích bàng quang và giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.

    3.5 Thay đổi thuốc cho bé

    Nếu tình trạng bí tiểu xảy ra sau khi bé sử dụng thuốc, cách giúp bé dễ đi tiểu lúc này chính là mẹ cần phải trao đổi với bác sĩ nhi khoa về tác dụng phụ của thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem có thể đổi thành một loại thuốc khác cho bé hay không.

    Nếu mẹ đã áp dụng các cách dưới đây nhưng bé yêu vẫn không thể đi tiểu hoặc tiểu ít, tiểu gắt, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bởi bí tiểu có thể xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bé.

    >> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng, liều dùng thuốc enterogermina cho trẻ sơ sinh

    Mẹ ơi, tình trạng bí tiểu, tiểu ít nếu để lâu sẽ tác động không tốt với bé yêu. Vì thế, hãy chủ động áp dụng các cách giúp bé dễ đi tiểu cũng như quan sát, theo dõi tần suất đi tiểu của bé để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế mẹ nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Recommended Drinks for Young Children Ages 0-5
    https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Recommended-Drinks-for-Young-Children-Ages-0-5.aspx
    Ngày truy cập: 15/02/2022

    2. Urinary Problems and Injuries, Age 11 and Younger
    https://www.mottchildren.org/health-library/urin3
    Ngày truy cập: 15/02/2022

    3. What is Bladder Dysfunction?
    https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/b/bladder-dysfunction-and-urine-control-in-children
    Ngày truy cập: 15/02/2022

    4. First Aid: Pain With Urinating (Peeing)
    https://kidshealth.org/en/parents/urination-pain-sheet.html
    Ngày truy cập: 15/02/2022

    5. Urine Tests
    https://kidshealth.org/en/parents/labtest7.html
    Ngày truy cập: 15/02/2022

    x