Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao ba mẹ biết chưa?

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao ba mẹ biết chưa?
Trước tình hình biến chủng Omicron lây lan nhanh và khiến nhiều trẻ nhỏ dương tính với Covid-19. Nhiều phụ huynh cảm thấy hoang mang và lo lắng khi trẻ nhỏ đã tập trung đi học trực tiếp trở lại. Nếu chẳng may trẻ nhỏ bỗng nhiên trở thành F0 thì sao?

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Đây là điều mà các phụ huynh thắc mắc và băn khoăn nhất hiện nay. Khi trẻ nhỏ bắt đầu đi học trực tiếp trở lại thì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cũng tăng cao. Nhất là, với nhóm trẻ chưa được tiêm vaccine Covid-19. Với sự tham vấn từ bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn, MarryBaby sẽ chia sẻ đến quý phụ huynh các vấn đề trẻ em bị Covid-19 thì phải làm sao. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

1. Các vật dụng và thuốc cần chuẩn bị

Nếu chẳng may con bạn trở thành F0, hãy bình tĩnh và chuẩn bị những vật dụng cần thiết sau đây:

– Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Chuẩn bị các vật dung:

  • Nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thủy ngân
  • Khẩu trang y tế
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh bằng cồn
  • Máy đo nồng độ Oxy máu cá nhân (nếu có)
  • Xà phòng rửa tay
  • Thùng thu gom chất thải lây nhiễm có nắp đậy

– Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Các thuốc thiết yếu:

  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol (gói dạng bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống, dạng siro, dạng viên đặt hậu môn, hoặc viên nén nếu trẻ đã có thể uống thuốc viên, hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng ngày 4 lần trong 5-7 ngày).
  • Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
  • Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày.
  • Dung dịch nhỏ mũi: Natri clorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
  • Các thuốc điều trị bệnh nền (cần chuẩn bị đủ sử dụng trong 1-2 tuần).

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Mẹ đã biết phân biệt triệu chứng Covid-19 ở trẻ em với bệnh cảm thông thường

2. Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách uống thuốc thế nào?

Khi phụ huynh đã chuẩn bị tất cả các vật dụng trên xong, phụ huynh cần nắm rõ hướng dẫn cho trẻ uống thuốc như sau.

– Với thuốc hạ sốt:

Hạ sốt cho trẻ con bị Covid-19 thì phải là sao? Khi ba mẹ đo thân nhiệt và thấy trẻ sốt ≥ 38,5 °C, hãy dùng Paracetamol (liều 10-15mg/kg/lần) cho trẻ uống hoặc đặt hậu môn. Nếu cần nhắc lại thì cách tối thiểu 4 – 6 giờ ba mẹ nhé. Nhất là, ba mẹ tuyết đối không cho trẻ dùng tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

– Thuốc cân bằng điện giải khi mất nước:

Khi trẻ sốt cao hoặc tiêu chảy sẽ thường dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Cách trị Covid-19 cho trẻ là, ba mẹ cho trẻ uống nhiều nước; có thể sử dụng nước trái cây hoặc dung dịch Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn). Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước cho trẻ nhé.

cách trị covid cho trẻ
Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách trị Covid-19 cho trẻ thế nào?

– Các thuốc điều trị triệu chứng khác:

Khi trẻ bị ho quá nhiều thì cách trị Covid-19 cho trẻ như thế nào? Khi ấy, phụ huynh cần ưu tiên sử dụng các thuốc chiết xuất từ thảo mộc. Ngoài ra, ba mẹ đừng quên sử dụng nước muối sinh lý (Natri clorua 0,9%) để nhỏ, rửa mũi nếu trẻ bị ngạt, hoặc chảy nước mũ. Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cho uống men vi sinh kèm theo.

– Thuốc điều trị bệnh nền:

Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao khi mắc bệnh nền? Ba mẹ chỉ cần tiếp tục duy trì các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn đã kê của bác sĩ chuyên khoa. Và ba mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc kháng virus; hoặc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

3. Trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao và cách súc họng thế nào?

Việc súc họng chỉ được thực hiện với trẻ lớn; có sự giám sát và hướng dẫn của người chăm sóc. Dung dịch súc họng có thể sử dụng tốt nhất là nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%); hoặc nước muối tự pha bằng cách cho 9g muối vào 1 lít nước đun sôi để nguội. Vậy cách súc họng cho trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

Các bước súc họng như sau:

  • Mỗi lần súc họng trẻ chỉ được sử dụng khoảng 5ml dung dịch nước muối.
  • Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng có thể chịu được; súc họng trong thời gian khoảng 1 phút.
  • Sau khi súc xong thì để nguyên không súc lại bằng nước.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không và cách khắc phục

4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị Covid-19

  • Với trẻ còn bú mẹ, hãy tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cung cấp cho trẻ.
  • Với trẻ lớn, mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn đa dạng; giàu dinh dưỡng; dễ tiêu; ăn thành nhiều bữa; tăng cường các loại rau, trái cây để bổ sung vitamin.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

trẻ em bị covid
Trẻ con bị covid thì phải làm sao?

Khi trẻ con bị Covid-19 nặng thì phải làm sao? Nếu nhận biết các triệu chứng này ba mẹ cần báo cho nhân viên y tế; hoặc đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

1. Trẻ dưới 5 tuổi

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao? Ba mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu sau:

  • Quấy khóc
  • Không chịu chơi hoặc ngủ li bì
  • Co giật, tím tái
  • Sốt cao liên tục mà không hạ sốt được
  • Thở phập phồng cánh mũi
  • Co kéo cơ liên sườn
  • Hõm ức
  • Thở nhanh (Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút)
  • SpO2<96% (nếu có)
  • Bỏ bú hoặc không ăn uống được

2. Trẻ từ 5 tuổi trở lên

Đối với trẻ trên 5 tuổi, trẻ con bị Covid-19 nặng thì phải làm sao? Các dấu hiệu cần theo dõi sẽ đơn giản hơn bao gồm:

  • Cảm giác khó thở
  • Ho thành cơn không dứt
  • Không ăn/uống được
  • Sốt cao không giảm
  • Nôn mọi thứ
  • Đau tức ngực
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Không chịu chơi
  • SpO2 < 96%
  • Thở nhanh (Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút)
  • Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ con bị nhiễm Covid-19

Sau khi ba mẹ đã biết trẻ em bị Covid-19 thì phải làm sao, thì cũng cần nắm những lưu ý sau.

1. Xét nghiệm sau khi trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

  • Sau thời gian cách ly tại nhà đủ 7 ngày, ba mẹ có thể làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho trẻ tại nhà.
  • Nếu kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày. Sau đó ba mẹ có thể xét nghiệm lại hoặc không bắt buộc

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Trẻ em nhiễm COVID-19 có triệu chứng gì? Ba mẹ không nên bỏ qua!

2. Đối với trẻ con bị Covid-19 và người chăm sóc thì phải làm sao?

  • Không để trẻ và người chăm sóc rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
  • Không sử dụng chung vật dụng.
  • Không ăn uống cùng với người khác trong gia đình.
  • Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.

3. Đối với người chăm sóc trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao?

  • Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.
  • Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, bồn rửa mặt.
  • Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
  • Đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn (nếu có), vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

Với những thông tin về trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Ba mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường khi trẻ bị nhiễm Covid-19 để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề trẻ con bị Covid-19 thì phải làm sao hãy để lại bình luận cho MarryBaby nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Hướng dẫn của Bộ Y tế chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 tại nhà. Quyết định 528/QĐ-BYT ngày 03 tháng 03 năm 2022.

https://vncdc.gov.vn/download-file.html?id=f16464502316222d63758782

Truy cập ngày 31/03/2022

2. Chăm sóc trẻ F0 tại nhà: Những điều đơn giản không phải cha mẹ nào cũng biết

https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/cham-soc-tre-f0-tai-nha-nhung-ieu-on-gian-khong-phai-cha-me-nao-cung-biet

Truy cập ngày 31/03/2022

3. Bạn cần làm gì khi bạn hoặc nhà có trẻ mắc COVID-19

https://www.unicef.org/vietnam/vi/bạn-cần-làm-gì-khi-bạn-hoặc-nhà-có-trẻ-mắc-covid-19

Truy cập ngày 31/03/2022

4. COVID-19 – Caring For A Child With COVID-19

https://www.kidshealth.org.nz/covid-19-caring-child-covid-19

Truy cập ngày 31/03/2022

5. How to care for your child if they get COVID-19

https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/c/covid-19-positive-caring-for-your-child-at-home/

Truy cập ngày 31/03/2022

x