Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 14/04/2022

Tiêm vacxin cho trẻ và những điều ba mẹ cần biết rõ!

Tiêm vacxin cho trẻ và những điều ba mẹ cần biết rõ!
Vacxin được coi là một bước đột phá trong y tế dự phòng. Có rất nhiều loại vacxin khác nhau và mỗi loại nên được tiêm theo đúng lịch tiêm phòng của Bộ Y tế.

Tiêm vacxin cho trẻ là cách bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến ba mẹ những thông tin về vacxin và lịch tiêm vacxin cho trẻ từ 0-24 tháng. Hãy theo dõi bài viết này nhé!

Thành phần trong vacxin

WHO cũng cho biết, tất cả các thành phần của vacxin đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thành phần của vacxin bao gồm kháng nguyên và những thành phần phụ như tá dược và chất bảo quản.

Một số dạng kháng nguyên thông thường là:

  • Virus sống, giảm độc lực quá yếu để có thể gây bệnh. Nhưng chúng vẫn đủ để khiến cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch. Loại này thường dùng trong vacxin ngừa sởi, quai bị, rubella, virus rota, thủy đậu và một loại vắc xin cúm.
  • Virus bất hoạt (đã chết) yếu hơn virus chỉ giảm độc lực. Nhưng cơ thể vẫn nhận dạng được chúng và tạo đáp ứng miễn dịch để bảo vệ. Các vacxin thường có loại kháng nguyên này là ngừa bại liệt, viêm gan A, cúm và bệnh dại.
  • Virus tách chiết được lấy từ những bộ phận đặc thù của virus đã chết. Vacxin điển hình là viêm gan B và HPV.
  • Vi khuẩn tách chiết tương tự loại virus tách chiết. Vacxin được điều chế theo phương thức này là Hib, phế cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, bạch hầu, uốn ván và ho gà.

tiêm vacxin

Dưới đây là những loại mũi tiêm vacxin cho trẻ em phổ biến:

  • Vacxin 6 trong 1: giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh bạch hầu; uốn ván; ho gà; bại liệt; Haemophilus influenzae loại b (Hib) và viêm gan B.
  • Vacxin phòng phế cầu khuẩn (PCV) giúp phòng ngừa các loại nhiễm trùng phế cầu khuẩn.
  • Vacxin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus giúp trẻ không bị nhiễm Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ em.
  • Vacxin Men-B giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn màng não cầu loại B gây ra.
  • Vacxin Hib/ Men C giúp trẻ phòng vi khuẩn Hib và viêm màng não do vi khuẩn màng não loại C gây ra.
  • Vacxin MMR giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và ban đỏ.
  • Vacxin cúm giúp phòng ngừa bệnh cúm.
  • Vacxin 4 trong 1 giúp phòng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt.
  • Vacxin 3 trong 1 giúp phòng ngừa bệnh uốn ván, bạch hầu và bại liệt.
  • Vacxin phòng ngừa HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở bé gái.
  • Vacxin Men ACWY giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn màng não loại A, C, W và Y.

1 tuổi:

  • Vacxin cúm hàng năm cho trẻ em

3 tuổi 4 tháng:

  • Vacxin 4 trong 1 trước khi trẻ đi học
  • Vacxin MMR

Từ 12–13 tuổi:

  • Vacxin HPV

14 tuổi:

  • Vacxin 3 trong 1
  • Vacxin MenACWY

Khi nào không nên tiêm vacxin cho trẻ?

lịch tiêm vacxin cho trẻ

Không phải tất cả trẻ em đều có thể tiêm ngừa vacxin. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu sau đây, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm vacxin cho trẻ.

Hậu quả của việc không tiêm vacxin cho trẻ

Tiêm vacxin được chứng minh là phương pháp phòng ngừa bệnh an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em. Theo nghiên cứu, một số trường hợp tiêm vacxin có ghi nhận xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, những tác dụng phụ nghiêm trọng này thường hiếm xảy ra.

Nếu ba mẹ không tiêm vacxin cho trẻ; hoặc tiêm chủng không đúng thời gian sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, trẻ chưa được tiêm vacxin có khả năng mắc các bệnh mà trẻ chưa được chủng ngừa. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ; và nguy cơ nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Việc không tiêm vacxin có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm và giảm khả năng miễn dịch của cộng đồng nơi trẻ sống. Nếu cộng đồng xung quanh trẻ không có đủ khả năng miễn dịch, nguy cơ bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra.

Khi ba mẹ tiêm vacxin cho trẻ muộn sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các loại bệnh khác nhau trong khoảng thời gian dài hơn. Hơn nữa, trì hoãn tiêm vacxin có thể làm tăng nguy cơ cho trẻ bị các tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh. Ba mẹ hãy theo dõi lịch trình và tiêm vacxin cho trẻ đúng thời gian khuyến cáo nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vaccines and immunization: What is vaccination?

https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/vaccines-and-immunization-what-is-vaccination

Truy cập ngày 14/04/2022

2. 7 consequences and risks of not getting your child routinely vaccinated

https://www.unicef.org/indonesia/stories/7-consequences-and-risks-not-getting-your-child-routinely-vaccinated

Truy cập ngày 14/04/2022

3. Childhood vaccines timeline.

https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/childhood-vaccines-timeline/

Truy cập ngày 14/04/2022

4. The danger of delaying or skipping vaccinations for children.

https://www.healthline.com/health-news/the-danger-in-delaying-or-skipping-vaccinations-for-children#1

Truy cập ngày 14/04/2022

5. Why vaccinate your kids?

https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/reasons-to-have-your-child-vaccinated/.

Truy cập ngày 14/04/2022

x