Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/04/2021

Viêm bờ mi mắt ở trẻ em: Không chữa thì nguy!

Viêm bờ mi mắt ở trẻ em: Không chữa thì nguy!
Viêm bờ mi mắt ở trẻ em có nguy hiểm không là thắc mắc được đông đảo các bậc phụ huynh quan tâm, bởi đây là một trong những vấn đề về mắt rất phổ biến ở trẻ em.

Viêm bờ mi mắt ở trẻ em (hay chứng kết hạt quanh mi mắt) là tình trạng viêm, sưng tại chân lông mi khiến cho mắt của trẻ bị kích thích, ngứa rát khó chịu vô cùng. Bệnh rất hay bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường khác, từ đó dẫn đến điều trị không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

Viêm bờ mi mắt ở trẻ em

Việc nắm bẳt được nguyên nhân, biểu hiện cùng các hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm bờ mi mắt sẽ rất hữu ích trong tình huống cha mẹ có con gặp phải vấn đề này. Để rõ hơn, MarryBaby mời bạn tham khảo nội dung sau.

Giải mã viêm bờ mi mắt ở trẻ em là gì, có nguy hiểm hay không

Viêm bờ mi mắt là thuật ngữ đề cập đến việc sưng, viêm ở khu vực chân lông mi. Tình trạng này không từ một ai, đặc biệt thường thấy nhất ở người trẻ (bao gồm cả lứa trẻ em tuổi từ 6 – 12) và được phân loại thành 2 nhóm chính là: viêm bờ mi trước (nơi đính lông mi) hoặc viêm bờ mi sau (phần niêm mạc ẩm tiếp xúc với mắt).

Bệnh xảy ra là do các tuyến dầu của mí mắt bị viêm dẫn đến trẻ bị sưng mí và có hiện tượng đóng vảy xumg quanh lông mi. Theo giới chuyên gia, người bị viêm bờ mi mắt ngay cả khi các triệu chứng đã được chữa khỏi vẫn có thể phát bệnh lại trong nhiều năm gây hậu quả là nhiễm trùng mắt và rụng lông mi.

Quay lại với thắc mắc đầu bài: “Viêm bờ mi có nguy hiểm không?”, câu trả lời sẽ là “Không” bạn nhé. Bệnh không gây tổn hại vĩnh viễn đến thị lực nhưng lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Chưa kể, nếu không chữa, bệnh còn để lại những biến chứng nguy hại như nhiễm trùng, chắp, lẹo, viêm túi lệ… Chính vì vậy, nếu phát hiện con có biểu hiện lạ ở mắt thì bố mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra.

Viêm bờ mi mắt ở trẻ do đâu mà ra?

nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt ở trẻ

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Tuy nhiên, không ít giả thiết đưa ra viêm bờ mi mắt ở trẻ em bắt nguồn từ một trong hai lý do sau:

  • Trẻ bị nhiễm khuẩn
  • Sự bất thường trong việc sản sinh và bài tiết của tuyến tạo dầu (bã nhờn) trên mí mắt

Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác góp phần khởi phát bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ em, chẳng hạn:

  • Trẻ bị viêm da tiết bã (hay còn gọi là viêm da đầu – đặc trưng bởi mảng hồng ban vùng tiết bã như chân mày, mang tai, da đầu…)
  • Nhiễm phải ký sinh trùng demodex hoặc virus herpes simplex (HSV)
  • Trẻ thường xuyên bị khô mắt

Giả thiết khác lại cho rằng bệnh xảy ra là do rối loạn chức năng tuyến meibomian (giữ vai trò bài tiết loại dầu meibum, nước và chất nhầy giữ cho mắt không bị khô). Tuy nhiên, điều này cần nhiều nghiên cứu hơn để xác thực.

Trẻ bị viêm bờ mi thường có biểu hiện như thế nào?

Viêm bờ mi mắt thường biểu hiện không giống nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng chung nhất dễ phân biệt bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát xung quanh mắt
  • Trẻ dụi mắt liên tục
  • Sưng, ngứa, đỏ mi mắt
  • Mi mắt có hiện tượng đóng vảy khi trẻ thức dậy vào buổi sáng
  • Chảy nước mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Lông mi mọc bất thường hoặc bị rụng

Chẩn đoán và cách trị viêm bờ mi mắt ở trẻ em

chẩn đoán bệnh về mắt ở trẻ

Để khám bệnh, bác sĩ thường sẽ hỏi một số câu liên quan đến tiền sử gia đình, thể trạng của trẻ. Sau đó, trẻ sẽ được đưa đi khám sức khỏe hoặc lấy mẫu bệnh phẩm (chất nhờn hoặc ghèn tụ trên lông mi) để kiểm tra xem có sự hiện hữu của vi trùng gây bệnh hay không. Nhiều trường hợp bác sĩ còn sử dụng đèn khe để khám mắt. Loại đèn được thiết kế đặc biệt sẽ cho phép bác sĩ xác định rõ loại viêm bờ mi mắt là dạng trong hay ngoài.

Sau khi phân tích và đưa ra kết luận, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị thích hợp tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu bệnh nhẹ, cách chữa viêm bờ mi mắt chủ yếu sẽ là chăm sóc tại nhà. Những ca nặng hơn thì phải can thiệp bằng các thiết bị y tế chuyên dụng hoặc sử dụng thuốc. Nếu hỏi về loại thuốc chữa viêm bờ mi mắt thì các loại thông dụng nhất bao gồm kháng sinh (dạng bôi tại chỗ hoặc đường uống) nhằm chống lại nhiễm trùng và corticosteroid để giảm sưng viêm trong trường hợp các phương pháp giảm viêm khác không hiệu quả.

Hướng dẫn cách chữa viêm bờ mi mắt ở trẻ em

Như đã đề cập, bệnh tuy không thể chữa dứt điểm hoàn toàn nhưng vẫn có cách để quản lý các triệu chứng hiệu quả. Trong cách chăm sóc tại nhà, việc vệ sinh mi mắt là điều vô cùng quan trọng nhằm hỗ trợ điều trị cả hai dạng viêm bờ mi. Kể cả khi bệnh đã được cải thiện thì bạn cũng không nên lơ là công tác này.

Song song với việc vệ sinh mi mắt, bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp MarryBaby gợi ý dưới đây nhằm giảm nhẹ triệu chứng bệnh:

  • Lau mắt cho bé bằng gạc sạch được nhúng với dung dịch nước muối sinh lý nồng độ 0,9% hoặc nước pha với vài giọt dầu gội loại dành cho trẻ sơ sinh để không gây kích ứng mắt. Khi thao tác, phải thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương vùng mắt của trẻ.
  • Tình trạng viêm bờ mi mắt ở trẻ có thể xoa dịu nhanh bằng cách chườm ấm. Để thực hiện, mẹ sử dụng gạc hoặc khăn sạch nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô rồi đắp lên mắt tầm 10 phút là được. Hết thời gian, mẹ hãy dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng massage theo chuyển động tròn tại phần rìa của mí mắt nhằm loại bỏ phần bã nhờn tại đây.
  • Nếu trẻ bị khô mắt, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý nhưng phải theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ và tuyệt đối tránh để trẻ dụi mắt quá nhiều.

Mách mẹ cách giúp trẻ phòng ngừa bệnh viêm bờ mi mắt

phòng ngừa bệnh viêm bờ mi mắt ở trẻ

Để ngăn bệnh làm phiền đến cuộc sống con trẻ, bạn hãy áp dụng ngay những lời khuyên này:

  • Vệ sinh nơi ăn, chốn ở sạch sẽ
  • Đảm bảo cân đối dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn
  • Cân nhắc chuyện cho con sử dụng kính bảo hộ khi ra ngoài, nhất là những gia đình hiện đang sống ở thành thị nơi mà không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay
  • Tạo thói quen massage vùng mi mắt cho trẻ để thư giãn, tăng cường lưu thông máu đến mắt.

M.P

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/health-library/blepharitis-in-children https://www.medicalnewstoday.com/articles/185155#symptoms https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=blepharitis-in-children-90-P02072 https://kidshealth.org/ChildrensHealthNetwork/en/parents/az-blepharitis.html
x