Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư
Cập nhật 25/04/2023

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Khi nào cần đến nha sĩ?

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Khi nào cần đến nha sĩ?
Răng sữa lung lay nếu nhổ không đúng thời điểm có thể ảnh hưởng nướu, quá trình mọc răng vĩnh viễn và phát âm sau này. Chính vì thế, việc lựa thời điểm nhổ răng sữa vô cùng quan trọng cho quá trình mọc răng của bé.

Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, chúng sẽ nhô dần lên trên và đẩy ngã răng sữa. Trẻ bắt đầu thay những chiếc răng sữa đầu tiên vào năm thứ 6-7 tuổi. Do đó, nhiều cha mẹ thắc mắc về vấn đề “răng sữa của bé lung lay bao lâu thì nhổ”.

Trong bài viết, cha mẹ sẽ biết răng sữa của bé lung lay bao lâu thì nhổ; lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé.

1. Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Theo khuyến cáo chung, các răng cửa sữa lung lay trong vài ngày; răng hàm sữa lung lay khoảng 1 tuần là có thể tiến hành nhổ được. Nếu răng bé lung lay quá lâu nhưng không được nhổ, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ.

Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời cụ thể về thời gian chính xác cho việc bao lâu thì nhổ răng sữa khi nó lung lay. Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng, vị trí của răng nhất định.

Cha mẹ nên chọn lúc răng bé lung lay nhiều, chân răng bị đứt gần hết mới nhổ để trẻ ít cảm thấy đau răng và ít chảy máu hơn. Vẫn còn nhiều vấn đề khác cha mẹ cũng nên lưu tâm xoay quanh chuyện răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ.

Ví dụ như răng sữa vừa lung lay thì nhổ có được không? Đọc tiếp để khám phá nhé!

2. Răng sữa mới lung lay có nên nhổ không?

Nếu nhổ răng sữa quá sớm, cụ thể là lúc chúng chưa lung lay hoặc mới lung lay thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng như:

  • Răng vĩnh viễn của bé mọc lệch, sai vị trí, mất định hướng và sai khớp cắn.
  • Răng sữa mất trước khi răng vĩnh viễn chưa mọc lên có thể ảnh hưởng đến phát âm của bé. Bé dễ bị ngọng.

Vì răng sữa có vai trò quan trọng không kém răng vĩnh viễn, giúp trẻ cắn, nhai, nghiền nát thức ăn; giúp việc tiêu hóa thức ăn của trẻ được dễ dàng hơn. Răng sữa giúp giữ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, lại còn giúp em bé phát âm chuẩn hơn.

Với những tác hại nguy hiểm kể trên, khi răng sữa của trẻ có dấu hiệu lung lay. Tốt hơn hết cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để xác định xem có nhổ răng được hay chưa.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Làm sao để bé thay răng đẹp, đều, trắng sáng?

răng sữa mới lung lay thì có nên nhổ không?
Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Không nên nhổ răng sữa quá sớm vì có thể dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch

3. Nhổ răng sữa cho bé như thế nào là đúng cách?

Trước khi bắt đầu nhổ răng, cha mẹ nên rửa tay thật sạch. Cha mẹ cũng có thể đeo bao tay y tế để hạn chế lượng vi khuẩn tiếp xúc răng bé.

Tiếp theo, cha mẹ có thể áp dụng một trong những cách nhổ răng sữa cho bé bên dưới để giảm tỷ lệ chảy máu răng và đau nướu cho bé:

  1. Cho bé tự dùng lưỡi lung lay răng sữa của mình.
  2. Làm tê nướu răng của bé trước khi nhổ bằng việc chườm đá lạnh, thuốc tê..
  3. Cho bé ăn thức ăn giòn/cứng như cà rốt, bánh quy giúp răng bé nhanh rụng.
  4. Thao tác dứt khoát khi nhổ răng sữa nhằm hạn chế đau đớn và chảy máu răng cho bé.
  5. Tránh nhổ răng bằng phương pháp “tay nắm cửa” vì phương pháp này sẽ khiến nướu răng bé chảy máu nhiều hơn.

Cha mẹ có thể tham khảo hướng dẫn từng cách nhổ răng cho bé chi tiết: Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà an toàn và không đau

4. Những lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ

Nếu đã biết răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ; cha mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề khi nhổ răng cho bé như:

  • Cha mẹ nên chọn đúng thời điểm nhổ răng, chọn nơi nhổ răng uy tín cho bé.
  • Cha mẹ nên giải thích cho trẻ biết về tầm quan trọng của việc thay răng trước khi nhổ răng cho bé. Có như vậy bé sẽ bớt quấy khóc khi nhổ răng.
  • Trước và trong khi nhổ răng, hãy tạo một tâm thế thoải mái cho bé. Trấn an bé bằng những hành động nhẹ nhàng, hứa sẽ mua kẹo, đồ chơi cho bé nếu bé ngoan ngoãn nhổ răng.
  • Sau khi nhổ răng xong chỗ răng bị nhổ dễ bị nhiễm khuẩn. Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc chống viêm và vệ sinh khoang miệng cho bé thật sạch sẽ. Nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
Hướng dẫn nhổ răng cho bé
Bên cạnh vấn đề răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ, cha mẹ nên chọn nơi nhổ răng uy tín cho bé

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa?

Nếu bất kỳ trường hợp nha khoa nào sau đây xảy ra, hãy đưa trẻ đi khám răng sớm để được can thiệp đúng đắn từ đầu:

  • Răng sữa rụng sớm.
  • Răng sữa bị sâu hỏng.
  • Răng sữa lung lay do chấn thương
  • Răng vĩnh viễn không mọc đúng vị trí.
  • Răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa rụng đi.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bật mí 7 cách trị đau răng cho trẻ tại nhà

Với một số trường hợp, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà:

  • Trẻ bệnh tim mạch.
  • Trẻ đang sốt cao hoặc đang gặp vấn đề răng miệng : sưng nướu, chảy máu, đau nhức hay viêm lợi cấp.
  • Trẻ có bệnh toàn thân (bệnh tiểu đường): trẻ có thể gặp vấn đề chảy máu hoặc nhiễm trùng nặng hơn so với trẻ bình thường.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ. Đừng quên bấm đăng ký Marrybaby tại đây để đọc được thêm nhiều bài viết hay về sức khỏe gia đình và cách nuôi dạy con nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The importance of baby teeth
https://uihc.org/childrens/health-topics/importance-baby-teeth
Ngày truy cập: 13/04/2023

2. When Children Begin to Lose their Baby Teeth
https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/oral-health/Pages/When-Children-Begin-to-Lose-their-Baby-Teeth.aspx
Ngày truy cập: 13/04/2023

3. Teeth development in children
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/teeth-development-in-children
Ngày truy cập: 13/04/2023

4. Dental care for school-age children
https://raisingchildren.net.au/school-age/health-daily-care/dental-care/dental-care
Ngày truy cập: 13/04/2023

5. Dental: Teeth and Gum Care for Infants and Toddlers
https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/health-wellness-and-safety-resources/helping-hands/dental-teeth-and-gum-care-for-infants-and-toddlers
Ngày truy cập: 13/04/2023

x