Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 10/04/2023

Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà an toàn và không đau

Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà an toàn và không đau
Giai đoạn thay răng sữa là thời điểm vô cùng quan trọng vì nó quyết định nhiều trong việc mọc răng vĩnh viễn cũng như khả năng phát âm, nhai nuốt của bé sau này. Chính vì thế, nhiều cha mẹ vô cùng quan tâm đến vấn đề nhổ răng sữa cho bé.

Hôm nay MarryBaby sẽ hướng dẫn cha mẹ cách nhổ răng sữa cho bé đúng cách và không đau tại nhà. Đồng thời, cha mẹ sẽ biết thêm cách chăm sóc khoang miệng cho bé sau khi nhổ răng nhé!

1. Thời điểm nhổ răng sữa cho bé

Theo trình tự mọc răng chuẩn của bé, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6 và bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên vào khi được 6-7 tuổi. Trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa cần phải thay.

Trình tự thay những chiếc răng sữa như sau:

  • Răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi.
  • Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi.
  • Răng nanh: 9 – 12 tuổi.
  • Răng hàm thứ nhất: 9 – 11 tuổi.
  • Răng hàm thứ hai: 10 – 12 tuổi.

Cách nhổ răng sữa của bé tốt nhất là không nên nhổ bỏ răng sữa trước thời kỳ bé thay răng. Thời điểm thay răng sữa cũng là lúc răng bé bị lung lay. Nếu nhổ răng trước thời điểm này; răng bé có nguy cơ bị mọc lệch.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể nhổ răng sữa cho bé khi răng sữa của bé bị sâu; hoặc răng sữa bị hư tủy; hoặc bị đau răng nhiều lần nhưng chữa hoài không dứt.

>> Cha mẹ xem thêm: Tuổi mọc răng vĩnh viễn và những lưu ý

Khi nào KHÔNG nên nhổ răng sữa?

Nếu trẻ dưới 5 tuổi, chiếc răng sữa bị lung lay do chấn thương hoặc tai nạn thì đừng nên tự nhổ. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Nhổ răng trước tuổi có thể tạo ra vết thương hở, chảy nhiều máu và gây hại cho răng vĩnh viễn. Nó có thể làm vỡ chân răng; tạo ra khoảng trống dễ gây nhiễm trùng và tích tụ mảng bám.

Dưới đây sẽ là cách nhổ răng sữa cho bé không đau tại nhà – phần mà cha mẹ mong chờ nhất.

2. Cách nhổ răng sữa cho bé không đau và an toàn

Việc nhổ răng sữa khá đơn giản nên cha mẹ có thể thực hiện chúng hoàn toàn tại nhà. Có nhiều mẹo nhổ răng sữa không đau cho bé tại nhà, cha mẹ có thể chọn cách nào mà phù hợp và tiện lợi nhất với bé.

2.1 Dùng lưỡi lung lay răng sữa

Một cách giúp cho bé có thể tự nhổ chiếc răng sữa của mình chính là dùng chiếc lưỡi của mình để “đung đưa” chiếc răng sữa đang bị lung lay. Nếu trẻ lung lay chiếc răng sữa của mình càng nhiều, khi chiếc răng được nhổ ra sẽ càng ít đau.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể dùng tay để lung lay, đùa nghịch với chiếc răng sữa sắp được thay của mình. Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi trẻ chạm vào răng sữa. Tốt nhất là hạn chế chạm bằng tay hết sức có thể.

dùng lưỡi tự lung lay răng
Dùng lưỡi lung lay răng sữa là một cách cho bé tự nhổ răng sữa của mình

2.2 Làm tê nướu răng

Một cách để giảm đau cho bé khi nhổ răng sữa chính là làm tê nướu răng trước khi nhổ. Và cách gây tê thông dụng chính là chườm nước đá tại vị trí nướu răng cần nhổ. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ gây tê nướu nhưng cần có sự kê đơn của bác sĩ.

2.3 Cho bé ăn thức ăn giòn/cứng

Một mẹo giúp bé nhổ răng sữa không đau tại nhà khác chính là cho bé ăn thức ăn giòn cứng như cà rốt, táo, bánh quy,… Khi áp dụng cách này, thức ăn sẽ khiến chiếc răng sữa “xấu số” tự động rơi ra lúc nào mà bé cũng không hay.

Tuy cách này giúp bé nhổ răng không đau; nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý nhắc nhở trẻ nhổ thức ăn ra vì trẻ có nguy cơ nuốt phải răng của mình.

2.4 Thao tác dứt khoát khi nhổ răng sữa

Khi trẻ đến thời điểm nhổ răng, cha mẹ hãy tiến hành nhổ răng cửa cho bé theo các bước sau:

  • Bước 1: Đeo găng tay y tế vào.
  • Bước 2: Cho bé há miệng. Dùng gạc y tế hoặc bông gòn lau chiếc răng cần nhổ vài lần.
  • Bước 3: Dùng miếng gạc khác để nắm chặt răng.
  • Bước 4: Lung lay chiếc răng sữa cần nhổ vài lần rồi giật chiếc răng lên. Lưu ý phải thao tác nhanh chóng để không gây đau cho bé.
  • Bước 5: Dùng gạc cầm máu chân răng bé.
Thao tác phải dứt khoát
Thao tác dứt khoát là một cách nhổ răng sữa cho bé bớt đau

2.5 KHÔNG nhổ răng bằng phương pháp “tay nắm cửa”

Tuy cách nhổ răng sữa cho bé bằng “tay nắm cửa” được nhiều cha mẹ áp dụng nhưng đây không phải là phương pháp hữu ích. Phương pháp này có thể gây ra nhiều đau đớn và chảy máu nhiều cho bé.

Vì vậy, cho dù phương pháp này có thú vị đến đâu; cha mẹ vẫn nên thực hiện cách nhổ răng sữa cho bé đúng cách như cách nêu ở trên.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em đơn giản và hiệu quả

Phương pháp nắm tay cửa
Dùng cửa để nhổ răng là cách nhổ răng sữa gây ra nhiều đau đớn và chảy máu cho bé

3. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bé sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng xong thì tình trạng đau đớn là khó có thể tránh khỏi. Để bé bớt đau, khó chịu, cha mẹ có thể làm theo các cách dưới đây:

  • Cầm máu ngay cho bé: Sau khi nhổ răng cho bé xong, cha mẹ nên cầm máu bằng cách đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ và hướng dẫn bé cắn chặt vào miếng băng gạc đó.
  • Kiểm tra những mảnh răng vỡ xung quanh nướu: Cha mẹ nên kiểm tra xem có mảnh răng vỡ nào xung quanh nướu bé không. Nếu phát hiện thấy mảnh răng vỡ, hãy đưa bé đến phòng khám ngay.
  • Uống thuốc chống viêm: Sau khi nhổ răng xong nướu bé dễ nhiễm khuẩn. Cha mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc cho bé uống thuốc chống viêm; tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ mẹ nhé.
  • Hạn chế thực phẩm lạnh, nóng, cứng hoặc quá ngọt: Thay vào đó, hãy cho bé ăn các thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp,… và uống nhiều nước.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Dùng bàn chải mềm để chải răng bé; tránh chải lên vết thương. Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý sau 12 giớ sau khi nhổ răng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

Trên đây mẹo nhổ răng sữa đúng cách cho bé tại nhà không đau đớn. Hãy áp dụng những cách nhổ răng sữa an toàn cho bé để những chiếc răng vĩnh viễn của bé mọc đẹp, thẳng hàng cha mẹ nhé!

Đừng quên bấm đăng ký Marrybaby tại đây để đọc được thêm nhiều bài viết hay về sức khỏe gia đình và cách nuôi dạy con nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Children’s Oral Health
https://www.cdc.gov/oralhealth/basics/childrens-oral-health/index.html
Ngày truy cập: 10/04/2023

2. Baby Teeth Eruption Chart
https://www.mouthhealthy.org/all-topics-a-z/eruption-charts
Ngày truy cập: 10/04/2023

3. Teeth development in children
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/teeth-development-in-children
Ngày truy cập: 10/04/2023

4. Dental care for school-age children
https://raisingchildren.net.au/school-age/health-daily-care/dental-care/dental-care
Ngày truy cập: 10/04/2023

5. Dental: Teeth and Gum Care for Infants and Toddlers
https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/health-wellness-and-safety-resources/helping-hands/dental-teeth-and-gum-care-for-infants-and-toddlers
Ngày truy cập: 10/04/2023

x