Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/06/2021

7 bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp đe dọa tính mạng của trẻ

7 bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp đe dọa tính mạng của trẻ
Nhiễm khuẩn sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu thấy con quấy sốt, phản xạ kém, thóp phồng… mẹ hãy nhanh chóng cho con nhập viện.
nhiễm khuẩn sơ sinh
Nhiễm khuẩn sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng ở lứa tuổi sơ sinh (từ lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi). Nguyên nhân chủ yếu thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra.

Tuy các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm có thể giống nhau nhưng lại đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối, sinh non.

– Mẹ mắc bệnh phụ khoa hoặc viêm nhiễm đường tiểu mà không điều trị dẫn đến trẻ nuốt, hít phải vi khuẩn trong đường sinh dục của mẹ khi qua ống sinh. Theo đó mà trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh.

– Trẻ nhiễm virus, vi khuẩn khi còn trong bào thai hay do tiếp xúc với mầm bệnh sau sinh từ người thân, nhân viên y tế, dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng.

Các dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh

Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh thường có các triệu chứng sau:

– Ho, chảy nước mũi.

– Sốt hoặc hạ thân nhiệt thất thường.

– Bú kém hoặc bỏ bú.

– Thở nhanh hoặc rối loạn nhịp thở (trẻ thở không đều, có lúc ngưng thở).

– Bị tiêu chảy, nôn mửa.

– Ngủ li bì, hôn mê, quấy khóc, kém đáp ứng với kích thích, co giật.

– Thóp phồng, gồng cứng người…

Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp

1. Bệnh liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B Streptococcus, viết tắt GBS) là một loại vi khuẩn phổ biến gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh như nhiễm trùng huyết, viêm phổiviêm màng não. Đây là loại vi khuẩn sống trong trực tràng hoặc hậu môn, xuất hiện ở 20-30% phụ nữ mang thai (thường không gây ra bất kỳ biểu hiện nào) và truyền sang bé trong quá trình sinh nở.

GBS thường vô hại nhưng trong một số trường hợp có thể gây viêm nhiễm cổ tử cung, viêm đường niệu ở thai phụ.

Trẻ sơ sinh nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng trong tuần đầu sau sinh (còn gọi là nhiễm trùng sơ sinh sớm). Một số trẻ khác có thể phát triển các triệu chứng vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng mà trẻ có một số hoặc đầy đủ các dấu hiệu sau như khó thở, bú kém, sốt, quấy khóc…

Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp

2. Nhiễm khuẩn Listeria

Nhiễm vi khuẩn Listeria có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở trẻ sơ sinh.

Đây là loại vi khuẩn có trong thực phẩm bị ô nhiễm như trái cây, rau củ, thịt, sữa… Thai phụ cần tránh tiêu thụ thực phẩm chưa được làm sạch, tiệt trùng hoặc nấu chín đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm Listeria rồi lây cho trẻ.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm Listeria ở phụ nữ mang thai có thể gây đẻ non hoặc thậm chí là thai chết lưu.

Biểu hiện nhiễm khuẩn Listeria ở trẻ sơ sinh có thể tương tự với triệu chứng nhiễm GBS.

3. Nhiễm E. Coli

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) cũng là một trong những thủ phạm gây ra các bệnh nhiễm trùng sơ sinh phổ biến như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và viêm phổi.

E.coli thường sống trong ruột của người. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trong khi đi qua ống sinh hoặc do tiếp xúc với vi khuẩn tại bệnh viện hoặc ở nhà. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh do E.Coli như bú kém, bỏ bú, sốt, quấy khóc.

4. Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống, do các tác nhân virus, nấm, vi khuẩn (bao gồm cả vi khuẩn Listeria, GBS và E. coli) gây ra. Trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non, có hệ miễn dịch yếu, có nguy cơ cao nhiễm một trong các mầm bệnh này trong khi sinh hoặc từ môi trường xung quanh.

Các triệu chứng của viêm màng não sơ sinh gồm: quấy khóc dai dẳng, ngủ li bì, bỏ bú, thân nhiệt không ổn định, vàng da, xanh xao, khó thở, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, thóp phồng…

5. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng liên quan đến sự lây lan của vi trùng trong máu và các mô của cơ thể. Bệnh do virus, nấm, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ có thể nhiễm mầm bệnh từ môi trường hoặc trong quá trình sinh nở.

Cũng như viêm màng não, các triệu chứng của nhiễm trùng huyết thường không đặc hiệu và có thể không giống nhau hoàn toàn ở trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh.

Một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị nhiễm trùng máu như: Nhịp tim thấp hơn, gặp các vấn đề về hô hấp, vàng da, bú kém, nhiệt độ cơ thể không ổn định, rối loạn hô hấp, quấy khóc, hôn mê…

trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh

6. Viêm kết mạc

Một số trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ với biểu hiện như đỏ, sưng mí mắt, gỉ mắt dạng mủ. Cả vi khuẩn lẫn virus đều là những tác nhân gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

Một số vi khuẩn gây viêm kết mạc có thể truyền sang bé qua ống sinh như chlamydia, lậu cầu, virus Herpes… Bệnh có thể gây mù nếu không được điều trị kịp thời.

7. Nhiễm nấm Candida

Nấm men Candida albicans thường được tìm thấy trên da, trong đường ruột và màng nhầy. Nếu cơ thể khỏe mạnh, chúng không gây nguy hiểm. Nhưng khi cơ thể suy yếu, nấm Candida có thể phát triển quá mức gây bệnh nhiễm trùng nấm men.

Trẻ sinh thường có thể bị nhiễm nấm từ người mẹ có tiền sử bị nấm âm đạo.

Trẻ sơ sinh nhiễm nấm Candida thường mắc bệnh tưa miệng (các đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, vòm miệng, môi và bên trong má) khiến trẻ bỏ bú, khó chịu. Ngoài ra trẻ còn bị hăm, loét ở các kẽ, nếp gấp của da.

Nhiễm nấm Candida

Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn sơ sinh

Mặc dù không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra đều có thể ngăn ngừa được nhưng một số cách sau có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh.

– Mẹ cần chủng ngừa các mũi cần thiết trước và trong mang thai như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu

– Mẹ cần quan hệ tình dục an toàn, khám thai định kỳ và chữa dứt điểm các bệnh phụ khoa trước khi chuẩn bị có thai và trong thai kỳ.

– Rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé. Nếu người lớn trong nhà mắc bệnh cần giữ khoảng cách với trẻ, đeo khẩu trang nếu mắc bệnh lây qua đường hô hấp. Hạn chế người quen đến thăm trẻ ở giai đoạn sơ sinh, nhất là những ai đang có dấu hiệu nhiễm bệnh.

– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bằng cách duy trì sữa mẹ để bé có nguồn kháng thể tốt.

Cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các mũi tiêm.

– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn sơ sinh ở trẻ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện sau sinh ở trẻ, phát hiện kịp thời các bất thường để nhanh chóng cho trẻ nhập viện điều trị.

Hương Lê

Nguồn

1. Bacterial Infections In Babies: Symptoms, Causes, Treatment And Prevention

https://www.momjunction.com/articles/bacterial-infections-in-babies-or-infants_00332320/

Ngày truy cập: 16/6/2021.

2. Sepsis In Babies: Causes, Symptoms, Diagnosis And Treatment

https://www.momjunction.com/articles/sepsis-in-newborn-babies-causes-symptoms-treatment_00710836/

Ngày truy cập: 16/6/2021.

3. Sepsis in Infants & Children

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/infections/Pages/Sepsis-in-Infants-Children.aspx

Ngày truy cập: 16/6/2021.

4. Looking at Your Newborn: What’s Normal

https://kidshealth.org/en/parents/newborn-variations.html

Ngày truy cập: 16/6/2021.

5. Detecting bacterial infections in newborns

https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/detecting-bacterial-infections-newborns

Ngày truy cập: 16/6/2021.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x