Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân
Cập nhật 4 tuần trước

Bé bị ho khan liên tục phải làm sao? Cách phòng ngừa ho khan cho bé

Bé bị ho khan liên tục phải làm sao? Cách phòng ngừa ho khan cho bé
Ho là một trong những triệu chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, một phản xạ lành mạnh và quan trọng giúp bảo vệ đường hô hấp ở cổ họng cũng như ngực. Nếu bé cứ liên tục ho kéo dài, uống thuốc rồi mà không khỏi thì cơ thể trẻ có thể đang gửi tín hiệu rằng sức khỏe bé đang không ổn.

Vậy bé bị ho khan liên tục phải làm sao? Câu trả lời nằm ngay trong bài viết này.

1. Nguyên nhân trẻ bị ho khan liên tục không ngừng

Trước khi biết bé bị ho khan liên tục phải làm sao, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị ho khan liên tục là gì. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng trẻ bị ho liên tục kéo dài không ngủ được.

1.1 Hen suyễn

Hầu hết trẻ em bị hen suyễn đều có đường hô hấp bị viêm hoặc sưng tấy và thường gây ra thở khò khè. Nhưng đôi khi chỉ có một triệu chứng duy nhất là trẻ ho khan dai dẳng, kéo dài liên tục không ngừng.

1.2 Dị ứng mũi hoặc xoang

Chảy nước mũi do viêm mũi hoặc viêm xoang có thể là nguyên nhân khiến bé bị ho khan liên tục kéo dài. Thông thường sẽ có các triệu chứng khác, nhưng đôi khi triệu chứng duy nhất bạn nhận thấy là ho.

1.3 Trào ngược dạ dày thực quản

Ở một số trẻ, nguyên nhân gây ho khan kéo dài thậm chí uống thuốc không khỏi là do dịch dạ dày trào ngược lên cổ họng. Để xác định xem đây có phải là nguyên nhân hay không, mẹ có thể đưa bé đi khám để thực hiện các xét nghiệm.

1.4 Nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị ho nhiều, thậm chí làm trẻ ho liên tục không ngủ được. Các loại virus khác, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp (RSV)adenovirus, cũng có thể gây ho khan.

1.5 Nuốt phải dị vật

Trẻ nhỏ dễ nuốt phải vật thể lạ. Đây có thể là nguyên nhân gây ho kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc cũng như thường xuyên quan sát bé, đặc biệt là bé đang trong giai đoạn tập đi.

1.6 Do môi trường ô nhiễm

Việc cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất ô nhiễm khác (khói và khí thải từ việc đốt củi, ô nhiễm không khí và khí thải từ xe cộ) có thể là nguyên nhân khiến bé bị ho khan liên tục không khỏi. Nếu bé cứ sống trong môi trường ô nhiễm liên tục, trẻ dễ bị dị ứng, hen suyễn khiến cơn ho trầm trọng hơn.

Để biết bé bị ho khan liên tục phải làm sao, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho khan ở trẻ
Để biết bé bị ho khan liên tục phải làm sao, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho khan ở trẻ

>> Xem thêm: Trẻ bị ho khàn tiếng phải làm sao? Cách chăm sóc bé ho khàn tiếng

2. Bé bị ho khan liên tục phải làm sao?

2.1 Chữa trị cho bé ho khan tùy vào nguyên nhân

Trẻ bị ho khan nhiều và liên tục phải làm sao còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho ở trẻ. Nếu thấy bé cứ bị ho liên tục mãi không hết, điều đầu tiên cha mẹ cần làm đó là cho bé đi khám bác sĩ vì có thể bé đang mắc bệnh nào đó. Khi đi khám, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh tình của bé và có phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh.

Nếu do nguyên nhân khác như nuốt phải dị vật, ô nhiễm môi trường thì cha mẹ có thể làm như sau:

  • Nuốt phải dị vật: Bé bị ho khan liên tục do nuốt phải dị vật phải làm sao? Cần cho bé nôn để lấy dị vật ra hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
  • Môi trường ô nhiễm: Cha mẹ nên dừng ngay việc hút thuốc hoặc tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc. Bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dùng máy lọc không khí để không khí trong lành sẽ giúp bé mau khỏi bệnh ho hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho bé uống thuốc để làm giảm cơn ho (lưu ý phải tuân theo hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ). Vậy trẻ ho khan liên tục uống thuốc gì? Các loại thuốc có thể dùng để điều trị bệnh ho khan kéo dài liên tục, ho mãn tính ở trẻ bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine, corticosteroid và thuốc thông mũi: Những loại thuốc này là phương pháp điều trị bệnh dị ứng và chảy nước mũi.
  • Thuốc hen suyễn dạng hít: Thuốc điều trị hiệu quả nhất cho bệnh ho liên quan đến hen suyễn là corticosteroid và thuốc giãn phế quản, giúp giảm viêm và mở đường thở của trẻ.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bé bị ho khan liên tục do nhiễm trùng hô hấp, cha mẹ nên nhờ bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Thuốc điều trị tăng axit dạ dày: Nếu trẻ ho liên tục không ngừng do chứng trào ngược axit, cha mẹ có thể điều trị bằng thuốc ngăn chặn axit dạ dày. Một số trẻ có thể phải cần phẫu thuật để chữa bệnh.

>> Xem thêm: Trẻ bị ho sổ mũi, cảm cúm nên tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh?

2.2 Cách chăm sóc bé bị ho khan liên tục tại nhà

Cách chăm sóc bé bị ho khan liên tục tại nhà
Bé ho nhiều phải làm sao? Cách chăm sóc bé bị ho khan liên tục tại nhà

Trẻ ho kéo dài uống thuốc không khỏi thì mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để tìm hiểu lại đúng nguyên nhân, từ đó việc điều trị mới hiệu quả. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ, mẹ cũng có thể kết hợp thêm các cách chữa trị tại nhà để bé mau khỏi bệnh.

  • Cho bé uống nước ấm: Cha mẹ nên cho trẻ bị ho uống nước ấm để làm ấm và làm dịu cơn đau họng, làm loãng đờm.
  • Súc nước muối: Trẻ bị ho có thể do vi khuẩn tích tụ ở cổ họng. Nước muối có tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Nếu bé đã biết súc miệng thì có thể cho bé sử dụng nước muối sau khi đánh răng xong.
  • Kê gối sao cho đầu cao hơn thân và vai: Áp dụng khi bé ngủ. Điều này sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn và giảm lượng dịch chảy xuống họng.
  • Giữ ấm cơ thể bé: Cần chú ý giữ ấm nhất là ở vùng cổ, chân và tay. Những vị trí này thoáng và hở khi bé nằm ngủ nên dễ nhiễm lạnh.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm nước gừng cho bé trị được bách bệnh

3. Cách phòng ngừa trẻ bị ho khan

Bé bị ho khan liên tục phải làm sao để phòng ngừa? Để phòng ngừa trẻ bị ho khan, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Giữ ẩm không khí trong nhà vào thời tiết lạnh: Mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt bình nước trong phòng để giữ cho không khí ẩm để bé tránh bị khô họng dẫn đến ho khan.
  • Tránh tiếp xúc với chất kích thích: Bé bị ho khan liên tục phải làm sao để phòng ngừa? Để phòng tránh ho khan, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất và bụi mịn. Đảm bảo rằng không khí trong nhà sạch và không có chất gây kích thích.
  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước: Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để cung cấp đủ nước. Bé từ 6 tháng trở lên, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước hoặc uống nước ép trái cây tươi để duy trì độ ẩm và giữ cho cổ họng không bị khô, ngăn ngừa bệnh ho khan, ho có đờm.
  • Dạy bé cách vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ cách rửa tay đúng cách để tránh nhiễm vi khuẩn và virus gây ho, cảm lạnh. Đảm bảo rằng trẻ luôn rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi sờ vào các bề mặt bẩn, và trước khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho bé: Bé có hệ miễn dịch tốt không những giúp ngăn ngừa bệnh ho mà còn nhiều bệnh khác. Vì thế, cha mẹ nên đảm bảo cho bé có một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi và các loại rau xanh tươi có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Tránh tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm: Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Bạn cũng nên hạn chế việc đưa trẻ đến những nơi đông người trong mùa cảm lạnh hoặc dịch bệnh.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ và nghỉ ngơi: Bé bị ho khan liên tục phải làm sao để phòng ngừa? Ngủ đủ và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Tuân thủ lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo khuyến cáo của y tế để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm có thể gây ho.

Bé bị ho khan liên tục kéo dài dẫn đến không ngủ được có thể là do bé đang mắc bệnh nào đấy. Để biết bé bị ho khan liên tục phải làm sao, cha mẹ nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh tình.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Coughing (for Parents) – Nemours KidsHealth
https://kidshealth.org/en/parents/childs-cough.html
Ngày truy cập: 27/02/2024

2. Pediatric Chronic Cough – Dallas
https://www.childrens.com/specialties-services/conditions/chronic-cough
Ngày truy cập: 27/02/2024

3. Chronic cough – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-cough/diagnosis-treatment/drc-20351580
Ngày truy cập: 27/02/2024

4. Treating a Child’s Cough | St. Louis Children’s Hospital
https://www.stlouischildrens.org/health-resources/symptom-checker/cough
Ngày truy cập: 27/02/2024

5. Cough in babies, children & teens
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/cough
Ngày truy cập: 27/02/2024

6. Cough in Children | AAAAI
https://www.aaaai.org/tools-for-the-public/conditions-library/allergies/cough-in-children
Ngày truy cập: 27/02/2024

 

x