Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/04/2022

Trẻ ho nhiều phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết!

Trẻ ho nhiều phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết!
Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh lý ở trẻ em. Ho là một phản xạ giúp bảo vệ đường thở ở cổ họng và ngực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ho lại là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho. Điều này khiến cho ba mẹ lo lắng và băn khoăn việc vì sao trẻ bị ho và khi trẻ ho nhiều phải làm sao? Bài viết này, MarryBaby sẽ mách cho các mẹ những nguyên nhân gây ho ở trẻ em và cách khắc phục. Hãy tham khảo nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Trước khi tìm hiểu trẻ ho nhiều phải làm sao, chúng ta cần biết về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), ho ở trẻ em có nhiều nguyên nhân.

1. Cảm lạnh

Hầu hết các cơn ho là một phần của triệu chứng cảm lạnh hay viêm phế quản do virus. Phế quản là phần dưới của đường thở đi đến phổi. Cảm thông thường có thể gây ra cơn ho từ nhẹ đến trung bình; thậm chí là nghiêm trọng do cúm.

2. Ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho liên tục mà không thở được giữa các cơn. Khi kết thúc cơn ho, trẻ sẽ hít thở sâu để tạo ra âm thanh “khục khục”. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng nghiêm trọng nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi không được tiêm vaccine ngừa ho gà.

3. Viêm xoang

Trẻ bị ho kéo dài, khạc đờm cũng là nguyên nhân của viêm xoang. Do các chất nhầy tiết nhiều; ứ đọng tại xoang làm cản trợ hô hấp; rồi chảy xuống cổ họng gây viêm và ho kéo dài.

4. Dị ứng

Một số trẻ bị ho do hít phải chất gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông mèo. Trong trường hợp này, trẻ ho nhiều phải làm sao? Ho dị ứng có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc dị ứng, chẳng hạn như Benadryl.

5. Hen suyễn

trẻ bị ho
Trẻ ho nhiều phải làm sao? Cần tìm hiểu các nguyên nhân gây ho. Một trong số đó có thể do trẻ bị hen suyễn.

Hen suyễn kèm theo thở khò khè là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn ho mãn tính ở trẻ em. Theo APP, có khoảng 25% trẻ bị hen suyễn chỉ bị ho và không có dấu hiệu thở khò khè.

6. Hít phải không khí ô nhiễm

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Association), họng và phổi thường tiết ra một lượng nhỏ chất nhầy để giữ ẩm cho đường thở và chống lại các chất gây kích ứng hoặc virus. Khi trẻ hít phải không khí ô nhiễm; chất độc hoặc virus gây hại sẽ bị ho để loại bỏ các chất này ra khỏi cổ họng và phổi.

Ngoài ra, ho cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi; viêm tiểu phế quản; hoặc có dị vật trong đường thở

Trẻ ho nhiều phải làm sao?

Khi chúng ta đã biết các nguyên nhân gây ho, vậy trẻ ho nhiều phải làm sao? Dưới đây là những cách đơn giản mẹ có thể áp dụng.

1. Uống thuốc

Trẻ ho nhiều phải làm sao? Khi trẻ bị ho do cảm lạnh, ba mẹ có thể mua thuốc cho trẻ uống. Tuy nhiên, phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ uống bất cứ loại thuốc ho nào. Bởi vì, các loại thuốc ho không kê đơn đôi khi có thể gây hại cho trẻ, nhất là khi ba mẹ vô tình dùng quá liều cho bé.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc khi trẻ nhỏ hơn 4 tuổi. Và thậm chí trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Trẻ ho nhiều phải làm sao? Hút mũi

Khi trẻ bị sổ mũi chính là lúc cơ thể đang loại bỏ virus. Và ho cũng là cách hệ miễn dịch của bé “tống” các tác nhân gây tắc đường thở trong họng. Vậy, khi bé ho nhiều phải làm sao? Để giúp trẻ dễ thở và giảm ho, ba mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi. Khi các dịch nhầy được lấy ra khỏi mũi sẽ giúp trẻ hô hấp dễ hơn và từ đó cải thiện triệu chứng ho.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối xịt mũi cho bé; hay mẹ cũng có thể dùng tăm bông để lấy chất nhầy ra khỏi mũi cho bé. Đối với trẻ còn bú sữa, mẹ nên rửa mũi hoặc hút dịch nhầy ở mũi cho trẻ trước khi cho con bú.

3. Mật ong

Trẻ ho nhiều phải làm sao? Mẹ có thể pha nước mật ong và chanh để giúp giảm ho ở trẻ em. Mật ong sẽ giúp làm loãng chất nhầy và giúp giảm ho ban đêm hiệu quả. Tuy nhiên, trẻ nhỏ hơn 1 tuổi không nên sử dụng phương pháp này. Bởi vì mật ong sẽ không giúp giảm ho mà còn gây ngộ độc cho trẻ.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Giải đáp thắc mắc cho mẹ: Cho con bú có uống mật ong được không?

4. Trẻ ho nhiều phải làm sao? Tinh dầu bạc hà

Bé ho nhiều phải làm sao? Đối với trẻ từ 2 tuổi, mẹ có thể thoa một ít tinh dầu bạc hà lên vùng da trên ngực và cổ (cổ họng) cho bé. Tinh dầu bạc hà sẽ làm ấm cổ họng và giúp trẻ giảm ho đáng kể. Tuy nhiên, sau khi sử dụng ba mẹ nên lưu ý để tinh dầu tránh xa vòng tay của trẻ nhỏ nhé.

5. Uống nước

bé ho nhiều phải làm sao
Trẻ ho nhiều phải làm sao? Uống nước hoặc bú sữa nếu là trẻ sơ sinh.

Trẻ ho nhiều phải làm sao? Đó là cho trẻ uống đủ nước, nếu được hãy dùng nước ấm. Khi cơ thể trẻ được cung cấp đủ nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy. Từ đó, trẻ sẽ dễ xịt mũi để lấy các chất nhầy ra khỏi mũi và cổ họng. Nếu trẻ còn bú mẹ, phụ huynh nên tăng cường cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình để có hiệu quả tương tự.

6. Trẻ ho nhiều phải làm sao? Tắm hơi

Tắm hơi có thể giúp làm giảm cơn ho của trẻ hiệu quả. Không khí ấm áp và lượng hơi nóng sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thư giãn. Nếu sử dụng biện pháp này, ba mẹ nên thận trọng giữ trẻ tránh xa nguồn nước nóng để đề phòng trẻ bị bỏng.

Ngoài ra, trẻ ho nhiều phải làm sao? Nếu không khí trong nhà khô hãy sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí ẩm giúp chất nhầy trong mũi không bị khô và làm cho đường thở bớt khô hơn.

7. Không tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Khói bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông sẽ khiến trẻ hít phải và bị ho. Vậy trẻ ho nhiều phải làm sao? Vào những giờ cao điểm, xe lưu thông nhiều ngoài đường phố, ba mẹ nên tránh cho trẻ ra ngoài chơi. Trẻ có thể ra ngoài vào thời điểm ít khói bụi, không khí trong lành để giúp giảm cơn ho hiệu quả hơn.

Lưu ý cho ba mẹ khi chữa ho cho trẻ

Khi ba mẹ đã biết câu trả lời trẻ ho nhiều phải làm sao; thì ba mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Kẹo ngậm hoặc thuốc ho có thể giúp giảm đau họng do ho nhưng chỉ sử dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.
  • Ba mẹ không nên sử dụng các loại thuốc ho không kê đơn cho trẻ dưới 6 tuổi vì có nguy cơ xuất hiện các phản ứng phụ.
  • Phụ huynh cũng không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi uống các loại thuốc ho có chứa mật ong.
  • Nên hạn chế các loại thực phẩm có thể khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn như chocolate, bạc hà, đồ rán, cay, thức ăn béo, thức uống có ga…
  • Nếu tình trạng trẻ bị ho không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

>> Ba mẹ có thể xem thêm bé bị đau họng có cần uống thuốc không và uống thuốc gì được?

Hy vọng, bài viết trẻ ho nhiều phải làm sao sẽ giúp ích cho các phụ huynh. Nếu tình trạng ho ở trẻ em ngày càng nặng và có các dấu hiệu như khó thở; ho ra máu; sốt cao; chóng mặt; buồn nôn… ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khám ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x