Khi trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng thường không chỉ có biểu hiện ho mà còn hay bị nôn trớ, đau họng, chán ăn, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và cả tinh thần của trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu để biết cách xử lý kịp thời.
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng thường không chỉ có biểu hiện ho mà còn hay bị nôn trớ, đau họng, chán ăn, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và cả tinh thần của trẻ. Bố mẹ cần tìm hiểu để biết cách xử lý kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm bố mẹ đã biết chưa? Trong giai đoạn đầu đời, khi hệ miễn dịch còn yếu kém, trẻ sơ sinh rất dễ mắc các vấn đề về hô hấp, trong đó có tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm.
Điều này khiến trẻ ăn dễ bị nôn trớ, bỏ ăn, khó chịu. Đây còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi rất nguy hiểm. Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, mẹ có thể áp dụng những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm tại nhà
Thực chất, ho không quá đáng sợ như mọi người vẫn thường lo lắng. Ngược lại, ở một mức độ nhất định, ho là phản xạ có lợi cho cơ thể bởi nó giúp đẩy những vật vướng mắc trong cổ họng ra ngoài.
Đồng thời, khi có sự tiếp xúc của virus hay vi khuẩn có hại trong đường thở và cổ họng thì cũng sẽ xảy ra phản ứng ho.
Khi những cơn ho diễn ra liên tục và thường xuyên hơn mức bình thường thì đây có thể dấu hiệu cổ họng và đường hô hấp của bé đang có nhiều dị vật hoặc những tác nhân nguy hiểm. Tùy từng trường hợp mà cơn ho có thể đi kèm theo dung dịch đờm màu xanh hoặc trắng.
Một vài nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm như:
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh đường hô hấp ở trẻ như:
Những bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn nên được chữa trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng xảy ra, đồng thời hạn chế tối đa việc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Dưới đây là những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm bố mẹ cần biết:
Một trong những lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa dành cho mẹ khi được hỏi trẻ bị ho có đờm phải làm sao là hãy cho bé uống nhiều nước.
Giữ nước cho cơ thể bé là yêu cầu quan trọng khi con bị ho. Bởi điều này giúp cơ thể trẻ chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé thông suốt. Nếu con không uống sữa, bạn hãy tích cực bổ sung các loại chất lỏng khác như soup, canh, nước ép trái cây,…
Bạn có thể mua nước muối sinh lý ở nhà thuốc. Nước muối giúp làm mềm chất nhầy trong mũi của trẻ bị ho đờm để loại bỏ nó.
Để sử dụng, bạn hãy thực hiện thao tác theo hướng dẫn trên chai để giúp con dễ chịu hơn. Nếu bé không chịu được việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, bạn hãy cho con ngồi trong bồn nước ấm để giúp thông mũi và làm mềm chất nhầy.
Tuy nhiên, so với việc ngồi bồn nước ấm thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý tiện dụng hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này trước khi bé đi ngủ hoặc vào lúc ban đêm, khi bé thức dậy giữa những cơn ho.
Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên nằm ngủ với bất kỳ chiếc gối nào. Điều này được lý giải là do lúc đó, xương cổ của con chưa cứng cáp, nằm gối cao có thể làm tổn thương xương cổ. Vậy với những trẻ bị ho đờm nhưng dưới 18 tháng tuổi thì mẹ phải làm sao?
Chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên mẹ nên nâng cao một đầu của nệm bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới nệm, sau đó đặt đầu bé ở phía được kê lên cao.
Độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé giảm ho và nghẹt mũi. Khi mua máy tạo độ ẩm, bạn hãy chọn loại máy làm ẩm không khí lạnh vì nó an toàn hơn cho trẻ.
Hơn nữa, loại máy này cũng có thể làm ẩm không khí ấm. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất để làm chậm sự tích tụ khoáng chất bên trong máy.
Vào ban đêm, bạn hãy cho máy chạy ở nơi bé ngủ. Khi sử dụng vào ban ngày, hãy để máy ở nơi bé sinh hoạt nhiều nhất.
Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có thể làm dịu cơn đau họng và chống lại nguy cơ nhiễm trùng cho cả người lớn và trẻ em.
Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ hãy hòa 1 muỗng cà phê mật ong vào nước ấm để bé uống trực tiếp cho đến khi cơn ho giảm hẳn. Mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc.
Bên cạnh những cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm kể trên, để rút ngắn quá trình phục hồi, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp tác động vào cơ thể trẻ như:
Hi vọng qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp được phần nào cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc bé. Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu khác thường, bị ho, cha mẹ nên tìm hướng xử lý, có thể đưa bé đi viện để được thăm khám, tìm cách xử lý khi trẻ bị ho có đờm cho trẻ phù hợp, hiệu quả nhất.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Causes of of Chronic Cough in Children
https://www.childrensrespiratorydoctor.co.uk/coughs.php
Truy cập ngày 26/10/2021
2. Cough, Is this your child’s symptom?
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/cough/
Truy cập ngày 26/10/2021
3. Coughs, Age 11 and Younger
https://www.uofmhealth.org/health-library/coughchild
Truy cập ngày 26/10/2021
4. Colds, coughs and ear infections in children
https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/colds-coughs-and-ear-infections-in-children/
Truy cập ngày 26/10/2021
5. Cough In Children
https://www.kidshealth.org.nz/cough-children
Truy cập ngày 26/10/2021
6. Acute Bronchitis in Children
Truy cập ngày 26/10/2021