Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 16/06/2022

U mỡ ở đầu trẻ sơ sinh: Lành tính hay ác tính?

U mỡ ở đầu trẻ sơ sinh: Lành tính hay ác tính?
Mẹ vừa phát hiện ra một vài trường hợp trên người trẻ nhỏ xuất hiện các khối u kỳ lạ, mềm và như có nước bên trong. Tình trạng này gọi là u mỡ. U mỡ xảy ra chủ yếu ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khối u có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể trẻ, phổ biến nhất là ở cổ và đầu.

Chắc hẳn cha mẹ nào cũng sẽ vô cùng lo lắng khi thấy trên người con có những cục u kỳ lạ đến vậy. Thấu hiểu điều đó và không muốn các cha mẹ, độc giả của MarryBaby lo lắng; bài viết này sẽ giải thích rõ bệnh u mỡ đầu ở trẻ sơ sinh là gì và những yếu tố liên quan đến nó.

1. U mỡ ở đầu trẻ sơ sinh là gì?

U mỡ ở trẻ sơ sinh (Pediatric Lipoma) là một khối tế bào mỡ hình thành ngay dưới da của trẻ. Khối u mỡ này khá mềm, không gây cảm giác đau và có thể di chuyển được khi ấn vào. Các khối u có thể có kích thước và vị trí khác nhau trên cơ thể.

U mỡ đầu thường được tìm thấy nhiều ở trẻ sơ sinh. Chúng phát triển lớn dần theo thời gian. Tỷ lệ bé trai mắc u mỡ đầu sẽ nhiều hơn các bé gái (tỷ lệ 3:1).

u mỡ ở đầu trẻ sơ sinh
Hình ảnh trẻ sơ sinh mắc u mỡ ở đầu

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

2. Nguyên nhân khiến trên đầu bé có cục u mỡ

Sau khi đã nắm được u mỡ đầu ở trẻ sơ sinh là như thế nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân là gì.

Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra u mỡ ở đầu trẻ sơ sinh. Các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường, u mỡ có thể xuất hiện ở các thành viên trong cùng gia đình. Ngoài ra, những trẻ sơ sinh bị thừa cân cũng có nguy cơ mắc u mỡ cao.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của u mỡ đầu ở trẻ sơ sinh

Để xác định trẻ sơ sinh có bị u mỡ đầu hay không, cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng trẻ nhỏ bị u mỡ dưới đây:

  • Khối u thường có dạng hình tròn như hạt đậu
  • Đầu trẻ sơ sinh bị sưng mềm và không có cảm giác đau đớn
  • Khối u có thể cứng hoặc đàn hồi như cao su. Khi chạm vào khối u mỡ ở trẻ sơ sinh sẽ di chuyển sang vùng bên cạnh
  • Thường có kích thước nhỏ, đường kính dưới 8cm
  • Một số khối u mỡ ở trẻ sơ sinh có thể dây đau do kích thước lớn chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu
  • Khối u mỡ thường phát triển nhanh ở thời kỳ nhũ nhi (từ 1 tháng đến 1 tuổi) và khi trẻ lên mầm non

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bảo vệ da bé khỏi những vết mụn nhọt

4. U mỡ ở đầu có gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh?

U mỡ ở đầu trẻ sơ sinh là tình trạng tích tụ khối tế bào mỡ ở dưới phần da đầu bé. Cục u trên đầu bé có thể gây ra các triệu chứng như đầu bị sưng mềm, gây đau cho bé nêu khối u kích thước lớn. Nguyên nhân của u mỡ đầu vẫn chưa được xác định rõ.

Nhưng may mắn, u mỡ ở đầu trẻ sơ sinh là một loại u hiếm gặp và lành tính nên không gây nguy hiểm gì đến trẻ. Khối u mỡ sẽ không gây sốt cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bú và ngủ điều độ. Do đó cha mẹ không cần quá lo lắng mà cần bĩnh tĩnh theo dõi sự phát triển của khối u.

Trong trường hợp khối u nằm ở các vị trí chèn vào dây thần kinh và mạch máu, cha mẹ cần đưa bé đến phòng khám. Vì tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách bổ sung

5. Cách chẩn đoán chính xác u mỡ ở trẻ

chẩn đoán bé có cục u trên đầu
Phương pháp chẩn đoán u mỡ ở đầu trẻ sơ sinh

Khi phát hiện trẻ sơ sinh có các dấu hiệu u mỡ ở đầu như trên, cha mẹ hãy đưa con đến bệnh viện uy tín để xét nghiệm. Có 2 phương pháp chẩn đoán khối u mỡ:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa trên dấu hiệu và triệu chứng mà bé thường gặp để chẩn đoán tình trạng u mỡ ở đầu trẻ sơ sinh. Phương pháp này còn hạn chế do không thể chẩn đoán chính xác 100%.
  • Sinh thiết: Nếu khối u trên đầu con có dấu hiệu bất thường thì cần phải sử dụng phương pháp sinh thiết. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả cũng như hình ảnh mẫu phẩm để chẩn đoán tình trạng khối u. Sử dụng phương pháp sinh thiết sẽ cho ra kết quả chính xác, không gây ra nhầm lẫn với bệnh ung thư tế bào mỡ.

6. Phương pháp điều trị u mỡ đầu ở trẻ sơ sinh

Mặc dù khối u mỡ ở đầu trẻ sơ sinh là lành tính nhưng nếu chúng quá lớn, nằm chèn lên mạch máu, dây thần kinh hoặc gây ra một số biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe thì cần phải được loại bỏ kịp thời. Tùy vào từng khối u mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:

  • Phẫu thuật cắt bỏ: Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ gây mê tại và tiến hành cắt bỏ rồi lấy khối u mỡ ra. Khi thực hiện phương pháp này, khối u mỡ ở trẻ sơ sẽ ít khi tái phát và để lại sẹo
  • Chích Steroid: Phương pháp này chỉ làm cho khối u nhỏ lại chứ không biến mất hoàn toàn. Phương pháp tiêm Steroid có hiệu quả tốt đối với các khối u mỡ có đường kính nhỏ hơn 2.5cm
  • Hút mỡ: Phương pháp này có thể được sử dụng để loại bỏ các khối u mỡ nhỏ hoặc lớn. Đặc biệt là ở những vị trí cần tránh sẹo lớn. Khó có thể loại bỏ hoàn toàn sự phát triển khối u mỡ ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp hút mỡ.
  • Phương pháp dân gian: Một số loại thuốc Đông y như bột tam thất, tinh bột nghệ,… có thể làm giảm kích thước của khối u
u mỡ ở đầu trẻ sơ sinh
Tiêm Steroid cho trẻ mắc u mỡ ở đầu

Với bài viết này, hy vọng sẽ giảm bớt một phần nỗi lo của các bậc cha mẹ, giúp các con nhỏ phát triển sức khỏe một cách toàn diện hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Paediatric lipoblastoma in the head and neck: three cases and review of literature
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3485648/
Ngày truy cập: 01/06/2022

2. Pediatric Soft-Tissue Tumors and Pseudo-tumors: MR Imaging Features with Pathologic Correlation
https://pubs.rsna.org/doi/abs/10.1148/rg.293085168?journalCode=radiographics
Ngày truy cập: 01/06/2022

3. A to Z: Lipoma (for Parents)
https://kidshealth.org/Nemours/en/parents/az-lipoma.html
Ngày truy cập: 01/06/2022

4. Lipomatous Tumors in Pediatric Patients: A Retrospective Analysis of 50 cases
https://www.turkjpath.org/pdf/pdf_TPD_1899.pdf
Ngày truy cập: 01/06/2022

5. Lipoma Excision
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2002/0301/p901.html
Ngày truy cập: 01/06/2022

x