Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc. Tình trạng này là bình thường hay do bệnh lý gây ra? Mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp cải thiện cho bé nhé.
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc. Tình trạng này là bình thường hay do bệnh lý gây ra? Mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp cải thiện cho bé nhé.
Chăm sóc trẻ luôn là công việc khiến các bậc làm cha mẹ vô cùng lo lắng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể chất còn yếu ớt. Khi phát hiện điều gì khác thường ở bé, người lớn dễ lúng túng và không biết xử lý thế nào là tốt nhất. Trong số đó, vấn đề trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc cũng khiến không ít người bối rối vì lo sợ bé mắc bệnh tật.
Thực tế, các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho biết bố mẹ không cần quá lo ngại về tình trạng rụng tóc ở bé. Đa số các trường hợp thì rụng tóc ở giai đoạn này là hiện tượng bình thường, cũng chính là trạng thái thay mới tự nhiên phần “tóc máu” mà người ta thường nói.
Đặc điểm của tóc máu ở trẻ sơ sinh thường có màu đen khi vừa chào đời, sau đó dần dần ngả sang vàng và cho đến khi trẻ được 4-5 tháng tuổi sẽ rụng. Do đó, dù trẻ mới 3 tháng tuổi đã có hiện tượng rụng tóc cũng không cần điều trị mà sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn ngoài rụng tóc còn có các biểu hiện như thường xuyên khóc quấy, ngủ dễ giật mình, thậm chí trẻ ra nhiều mồ hôi… thì có khả năng đây là rụng tóc do bệnh lý. Bố mẹ nên quan sát tỉ mỉ nhằm sớm phát hiện khác thường và đưa con đến bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra nguồn gốc thật sự của bệnh.
Khi mang thai, người mẹ có nồng độ hormon trong cơ thể cao và bé cũng thế. Tuy nhiên, ngay sau khi sinh, lượng hormone đó giảm xuống dẫn đến nhiều thay đổi ở trẻ nhỏ trong đó có vấn đề rụng tóc. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ rụng một phần hoặc toàn bộ tóc trong 6 tháng đầu đời và thường mọc lại tóc hoàn toàn khi trẻ được 1 tuổi. Rụng tóc đạt đỉnh điểm khi trẻ 3 tháng tuổi.
Ngoài ra, cũng vì trẻ sơ sinh nằm nhiều nên phần đầu liên tục bị ma sát cũng gây ra rụng tóc. Thêm vào đó phần gốc của chân tóc vẫn chưa cố định chắc chắn như của người lớn nên chỉ cần va chạm tương đối đều có thể làm tóc bị “lung lay” mà rụng đi. Để khác phục tình trạng trên, sau 1 tháng tuổi có thể cho bé nằm sấp. Việc nằm sấp có thể giúp bé tránh được ma sát liên tục, tăng sức mạnh cho vai và giúp cho phẩn sau đầu của trẻ được tròn trịa hơn. Tuy nhiên thời gian bé nằm sấp cần được sự giám sát của ba mẹ tránh ngạt thở.
Nếu trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do sinh lý, mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Đầu tiên, tình trạng thiếu canxi chính là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể khiến trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc. Nếu do nguyên nhân này thì bạn cần bổ sung canxi cho trẻ. Ngoài ra, rụng tóc còn có thể thiếu các dưỡng chất khác như vitamin D, vitamin A, sắt, kẽm… Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm các chỉ số và có biện pháp bổ sung canxi cũng như các chất cần thiết một cách hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
Vấn đề miễn dịch cũng là một nguyên nhân làm trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc. Hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc dẫn đến tình trạng tình trạng rụng tóc từng mảng. Ở trường hợp này, rụng tóc có thể tự khỏi.
Không chỉ riêng vấn đề thể chất mà người lớn cũng cần chú ý quan tâm đến cảm xúc, tinh thần của trẻ nhỏ. Theo thống kê lâm sàng, trẻ bị căng thẳng thần kinh hoặc bị kinh sợ cũng khiến cho tóc dễ rụng hơn. Đây là lý do các thành viên trong gia đình cần chủ động giữ bầu không khí hòa thuận, vui tươi, tạo môi trường sống tích cực cho trẻ nhỏ.
Gối nằm của trẻ nếu làm từ chất liệu không tốt và kiểu dáng không phù hợp sẽ làm phần đầu tiếp xúc với gối nhiều bị đổ mồ hôi, nóng ẩm, da đầu của trẻ dễ bị ngứa ngáy và rụng tóc. Tình trạng này kéo dài nếu không được xử lý sớm còn có thể khiến trẻ bị viêm nhiễm trực khuẩn. Vì vậy, bố mẹ nên chọn gối nằm phù hợp với trẻ, thường xuyên xoay trở đầu giúp trẻ và lau khô mồ hôi nếu có. Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho bé sử dụng chăn gối riêng và làm sạch thường xuyên để bảo vệ làn da cho trẻ.
Nếu trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc kèm theo ngứa da đầu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng tinh dầu chuyên dụng thoa cho bé đồng thời giữ vệ sinh da đầu cho bé. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn và nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn thì cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và hạn chế ăn thức ăn nhiều đường, dầu mỡ, cay nóng để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ bú, từ đó mới có thể giúp khắc phục tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc.
Lê Phương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ và hiện đang công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.
Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Vy liên tục trao dồi chuyên môn và kinh nghiệm qua các khóa học chuyên ngành Nhi khoa:
– Khóa Hồi sức sơ sinh, tháng 06/2020 tại Bệnh viện Nhi đồng 1
– Khóa Chẩn đoán và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, tháng 06/2019 tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Ngoài công tác, bác sĩ còn thực hiện các đề tài nghiên cứu:
– Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa Nhi – Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.
– Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đặc điểm dinh dưỡng của trẻ sinh dưới 32 tuần hoặc dưới 1500 gam tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.
Hiện tại, bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy đang cộng tác cho MarryBaby ở chuyên mục Bệnh trẻ em.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.