Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 13/02/2023

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi sẽ tự khỏi hay cần điều trị?

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi sẽ tự khỏi hay cần điều trị?
Sau khi sinh, rốn của trẻ sơ sinh sẽ tự khô và rụng một cách tự nhiên. Nhưng cũng có một số trường hợp, rốn của trẻ sơ sinh bị lồi khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng vì không rõ nguyên nhân. Vậy rốn trẻ sơ sinh bị lồi là như thế nào? Có thể điều trị được không?

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi (Umbilical hernia) hay còn gọi là do thoát vị rốn gây ra. Đây là một khối u phình bất thường do một phần niêm mạc hoặc chất lỏng tích tụ, đi qua cơ của thành bụng và lồi ra lỗ rốn trẻ sơ sinh. Thoát vị rốn thường xảy ra ở những trẻ nhẹ cân và trẻ sinh non.

1. Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh bị lồi?

rốn trẻ sơ sinh bị lồi

Trong suốt quá trình mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của thai nhi để dẫn truyền chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. Sau khi sinh, lỗ nhỏ này sẽ đóng lại. Tuy nhiên, trường hợp các cơ thành bụng không đóng kín lỗ rốn, khiến rốn trẻ bị hở nên xảy ra hiện tượng thoát vị rốn sau sinh; hoặc sau khi trẻ lớn lên.

Dựa theo thông tin của trang thông tin sức khỏe trẻ em KidsHealth, tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Thư viện y học Quốc gia NCBI (Hoa Kỳ) đã kết luận rằng, rốn trẻ sơ sinh bị lồi xảy ra nhiều ở những trẻ sinh non.

2. Triệu chứng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ có thể quan sát thấy khối thoát vị rốn hay rốn lồi ở trẻ sơ sinh rõ nhất khi trẻ khóc, ho, trẻ đang rặn và cả khi ưỡn mình. Do các hoạt động này làm tăng áp lực ổ bụng nên đẩy khối thoát vị rốn ra bên ngoài. Nhưng cha mẹ có thể yên tâm, trẻ sẽ không cảm thấy đau do thoát vị rốn gây ra.

Trường hợp trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng của thoát vị rốn dưới đây, cha mẹ nên ưu tiên đưa con đi khám bác sĩ:

  • Bé sốt.
  • Táo bón.
  • Bé đau quanh vùng rốn.
  • Bé đột nhiên bắt đầu nôn mửa.
  • Sưng tấy trong khu vực quanh bụng.
  • Khối phồng gần rốn khi con ho, khóc hoặc căng thẳng.
  • Đổi màu vùng rốn: khối thoát vị sưng đỏ hoặc bầm tím.

>> Cùng chủ đề: Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là vì sao, làm sao để hết?

3. Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có nguy hiểm không?

Rốn bé bị lồi có nguy hiểm không?
Vậy rốn trẻ sơ sinh bị lồi rồi phải làm sao? Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị lồi sẽ tự hồi phục sau khi trẻ ở khoảng 1 – 2 tuổi. Trừ khi có những biến chứng của thoát vị rốn nghiêm trọng thì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mặc dù biến chứng rất hiếm khi xảy ra. Nếu có xảy ra biến chứng, thì sẽ như sau:

  • Rốn bị kẹt lỗ thoát vị: Đây là tình trạng một phần ruột bị mắc kẹt ở lỗ thoát vị. Khi bị kẹt, lượng máu nuôi mô sẽ bị giảm và lâu dần sẽ làm tổn thương mô. Nếu phần ruột bị kẹt hoàn toàn không thể nhận được nguồn cung cấp máu, thì sẽ dẫn đến hoại tử. Rốn hoại tử này có thể dẫn đến nhiễm trùng; thậm chí là lan rộng ra các mô xung quanh.

>> Cùng chủ đề: Sau khi trẻ rụng rốn cần làm gì? Cách chăm sóc rốn sau khi rụng

4. Cách điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trong quá trình thăm khác, bác sĩ sẽ đẩy khối thoát vị trở lại vào bụng trẻ sơ sinh. Nhưng theo quan niệm dân gian, một số cha mẹ sẽ dùng đồng tiền đặt lên khối thoát vị để trẻ tự khỏi. Về mặt y khoa, cách này là hoàn toàn không hiệu quả. Thậm chí, những cách điều trị thiếu khoa học có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng rốn.

Trong những trường họp sau đây trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật khối thoái vị rốn:

  • Khối thoát vị có đường kính > 1,5 cm.
  • Khối thoát vị không giảm trong 2 năm đầu đời.
  • Khối thoát vị không biến mất khi trẻ được 4 – 5 tuổi.
  • Ruột của trẻ bị mắc kẹt trong khối thoát vị, và khiến trẻ bị đau.

Sau khi phẫu thuật, trẻ có thể được xuất viện và chăm sóc tại nhà. Nên cha mẹ có thể yên tâm.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

5. Có nên dùng đồng xu chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh không?

Có nên dùng đồng xu chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh không
Có nên dùng đồng xu chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh không?

Như đã đề cập, nhiều cha mẹ vẫn còn tin vào cách dân gian để điều trị rốn lồi ở trẻ sơ sinh bằng đồng xu. Câu trả lời dành cho cha mẹ là KHÔNG NÊN dùng đồng xu và băng gạc y tế để điều trị thoát vị rốn cho trẻ sơ sinh. Nguy cơ cao sẽ làm cho bé bị nhiễm trùng rốn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc mẹ nào cũng nên biết

6. Cách phòng tránh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Để ngăn chặn những biến chứng xấu do tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi gây ra, các mẹ nên:

  • Massage nhẹ nhàng thành bụng cho bé mỗi ngày.
  • Cho trẻ trên 6 tháng tuổi dùng súp đu đủ, súp khoai lang giúp trẻ dễ tiêu hơn.
  • Hạn chế để bé khóc liên tục trong thời gian dài. Cha mẹ nên tìm hiểu về tình trạng khóc Colic ở trẻ.

Nhìn chung, thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh không phải là một tình trạng quá nguy hiểm. Các trường hợp gặp biến chứng nghiêm trọng là tương đối ít. Nhưng mẹ vẫn cần lưu ý để ý về tình trạng này và chăm sóc con thật tốt. Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Umbilical hernia – Symptoms and causes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/umbilical-hernia/symptoms-causes/syc-20378685
Truy cập ngày: 08/02/2023

2. Umbilical hernia repair
https://www.nhs.uk/conditions/umbilical-hernia-repair/
Truy cập ngày: 08/02/2023

3. Umbilical Hernia
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/hernias/umbilical-hernia
Truy cập ngày: 08/02/2023

4. Umbilical Hernia: Causes, Symptoms, Diagnosis, and More
https://kidshealth.org/en/parents/umbilical-hernias.html
Truy cập ngày: 08/02/2023

5. Pediatric Umbilical Hernia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459294/
Truy cập ngày: 08/02/2023

x