Nguy cơ bệnh thủy đậu ở trẻ em tuy không phổ biến nhưng tỷ lệ bé mắc trái rạ vẫn khá cao. Nhất là trong khoảng thời gian cao điểm của mùa nắng nóng, bé vẫn có thể bị căn bệnh này nên phụ huynh cần hết sức đề phòng.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bình luận
Nguy cơ bệnh thủy đậu ở trẻ em tuy không phổ biến nhưng tỷ lệ bé mắc trái rạ vẫn khá cao. Nhất là trong khoảng thời gian cao điểm của mùa nắng nóng, bé vẫn có thể bị căn bệnh này nên phụ huynh cần hết sức đề phòng.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em hay còn gọi cháy rạ, phỏng rạ, phỏng dạ, thường bắt đầu vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Bệnh dễ bùng phát mạnh hơn khi thời tiết nóng, ẩm. Nhận biết dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ chữa bệnh kịp thời cho con.
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh, bạn hãy tìm hiểu những nguyên nhân nào gây ra bệnh thủy đậu.
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu nhưng điều trị chưa dứt điểm, bé con khi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Đợi đến khi điều kiện thuận lợi, bệnh bắt đầu phát triển.
Nguy hiểm hơn, với những mẹ bầu bị thủy đậu trong thời gian thai nghén 3 tháng đầu, đặc biệt từ tuần 13-20, thai nhi rất dễ có nguy cơ gặp các bất thường về phát triển, sức khỏe bao gồm:
Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, qua tiếp xúc da, nhất là trẻ sơ sinh tiếp xúc thường xuyên với mẹ gần như 24/24.
Do đó, khi mẹ mắc bất cứ bệnh gì cũng đều rất dễ lây cho bé, nhất là các mẹ cho con bú. Trường hợp phát hiện bản thân có triệu chứng bị thủy đậu, mẹ cần ngay lập tức cách ly, ngừng việc cho con bú nếu không muốn bé gặp dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
Để duy trì lượng sữa, mẹ nên dùng máy vắt sữa song nếu cả mẹ lẫn bé đều mắc bệnh, mẹ có thể cho bé bú bình thường.
Đây được xem là những dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh dễ xuất hiện trước khi cơ thể phát ban khoảng 2-3 ngày.
Nếu không phát hiện dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời, bé có thể gặp một số biến chứng dưới đây:
Nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết hay viêm não, viêm phổi… Những trẻ đang bị bệnh hay mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng đều dễ diễn biến bệnh nặng.
Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng da do ngứa, do bé gãi nhiều làm vỡ các nốt phỏng, từ đó dễ lây lan ra các vùng da khác và làm cho nốt thủy đậu dễ nhiễm trùng, mưng mủ, lở loét. Do vậy, khi khỏi bệnh, bé rất dễ bị sẹo và nhiễm trùng da, thậm chí bị cả nhiễm trùng huyết.
Bản chất của bệnh thủy đậu là một loại bệnh lành tính nhưng cũng có thể có một số người bệnh bị biến chứng nặng, chẳng hạn như viêm tai ngoài, viêm tai giữa hay viêm thanh quản. Do đó, điều quan trọng là phải nhận biết dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh sớm.
Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác cho bé như viêm thận cấp (đi tiểu ra máu) nhưng sau khoảng vài tuần sẽ khỏi.
Một số trường hợp khác có thể dẫn đến biến chứng viêm não, màng não rất nguy hiểm vì nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là ở người trưởng thành nếu không cấp cứu kịp thời.
Khi con có các dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh, mẹ phải vệ sinh cho bé sạch sẽ hằng ngày bằng nước ấm. Mẹ có thể dùng nước muối pha loãng để sát khuẩn hoặc dùng một số loại lá để tắm và chống nhiễm trùng cho bé.
Tuy nhiên, khi sử dụng lá tắm cho trẻ phải cẩn thận. Vì trẻ có thể bị dị ứng làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Với dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài da khi mụn nước bị vỡ để kháng viêm, mau khô miệng như xanh metylen.
Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng một số loại thuốc giảm ngứa như chlorpheniramine, fexofenadine, thuốc kháng sinh có chứa thành phần histamine nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu trong vòng 24 giờ mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng kháng sinh chống virus loại acyclovir để rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bố mẹ chỉ sử dụng thuốc chữa bệnh thủy đậu khi thật sự cần thiết, bạn không nên tự ý mua thuốc hỗ trợ điều trị cho trẻ.
Bạn cũng cần lưu ý thêm về chế độ ăn uống để nâng cao sức đề kháng khi bé có dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
♦ Cho bé uống nhiều nước
Bổ sung lượng nước đầy đủ cho bé, có thể là nước lọc hoặc các loại nước ép từ nhiều loại trái cây tươi. Đây cũng là thời điểm bạn khuyến khích và giới thiệu cho trẻ các loại trái cây vừa tốt cho sức khỏe vừa trị bệnh hiệu quả.
♦ Ăn thức ăn mềm
Nếu bị mụn nước ở miệng, trẻ chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp.
♦ Rau xanh và trái cây tươi
Các thực phẩm này giàu vitamin giúp bé tăng cường hệ miễn dịch. Một số loại rau tốt cho trẻ bị bệnh gồm:
Để tránh được dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh, mẹ cần có những biện pháp sau:
Bé có thể được tiêm từ 1-2 mũi cách nhau 3 tháng. Mũi đầu tiên khoảng giữa 12 tháng tuổi và mũi thứ hai vào khoảng 15 tháng tuổi. Nếu trễ hơn, bé có thể tiêm 2 mũi vào tuổi lên 4 và lên 6.
Thuốc ngừa dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh có thể được kết hợp với các loại vắc xin cho bệnh sởi, quai bị, rubella trong duy nhất một mũi tiêm gọi là MMRV (theo tên tiếng Anh viết tắt của các căn bệnh này). Nếu có tiền sử bị co giật, bé sẽ được tiêm phòng thủy đậu riêng rẽ với những vắc xin còn lại.
Việc gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu sẽ khiến những nốt này lan rộng, để lại sẹo trên cơ thể. Vì vậy, phụ huynh hãy cắt ngắn móng tay hoặc cho trẻ đeo bao tay để trẻ không làm vỡ các mụn nước khi bé có dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
Thủy đậu là bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao. Do đó, nếu để trẻ ở nơi đông người sẽ rất dễ lây bệnh cho những người xung quanh. Vì vậy, việc cách ly trẻ là cần thiết khi bé có dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh.
Khi trẻ bị thủy đậu, không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc nước, bát đũa, chăn, chiếu… với người khác. Vì đây là một trong những con trường truyền bệnh cho mọi người.
Quan niệm kiêng tắm, kiêng gió của ông bà xưa không hẳn là sai, bởi trong giai đoạn sức đề kháng của cơ thể đang yếu, nếu cho trẻ tắm quá nhiều và ra gió sẽ khiến bé dễ bị nhiễm các bệnh khác.
Tuy nhiên, việc kiêng này cần đảm bảo khoa học, tức là bố mẹ vẫn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thân thể cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm và khăn sạch.
Không cho trẻ tắm nước lạnh hay ra gió nhiều. Đây là một điều rất quan trọng trong việc trẻ bị thủy đậu kiêng gì mà cha mẹ chớ nên bỏ qua.
Khi bé có dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh, tuyệt đối tránh cho trẻ ăn các loại hải sản vì thực phẩm này chứa nhiều histamin (chất gây dị ứng, ngứa) dễ làm vết thương ngứa hơn, nhất là trẻ có tiền sử dị ứng.
Các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, kem và bơ nếu ăn vào sẽ làm cho làn da bị nhờn, gây ngứa nhiều hơn.
Tưởng chừng rất vô hại nhưng cam, chanh lại là các loại thực phẩm dễ gây ra phản ứng có tính axit, tạo ra nhiều mụn nước khiến trẻ càng ngứa nhiều.
1. Bệnh thủy đậu có lây không?
Một trong những nguyên nhân khiến bé gặp dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh là do lây nhiễm.
Với trẻ sơ sinh khi bị thủy đậu sẽ rất nặng do trẻ chưa có sức đề kháng mạnh. Với người mắc bệnh, virus trong hai ngày đầu lây lan cho người xung quanh rất mạnh.
2. Thời gian ủ bệnh thủy đậu là bao lâu?
Căn bệnh trẻ em này có biểu hiện ban đầu là sốt, hai ngày sau nổi bóng nước khắp cơ thể và tùy tình trạng nặng nhẹ mà bóng nước nổi nhiều hay ít.
3. Bệnh thủy đậu bội nhiễm ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
Đây là một loại biến chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ mắc thủy đậu. Các vết mụn phồng trái rạ sẽ gây nên những tổn thương lớn trên bề mặt da.
Khi có dấu hiệu thủy đậu trẻ sơ sinh, bé gãi ngứa, các nốt mụn đó sẽ bị vỡ, trầy xước, bong tróc và gây ra viêm nhiễm, sưng tấy, lở loét. Tình trạng này gọi là bội nhiễm da thứ phát khiến trẻ càng thấy khó chịu, đau nhức cơ thể.
Ngay cả khi đã khỏi bệnh, các mụn thủy đậu này cũng để lại sẹo sâu trên da, nếu không dùng thuốc bôi trị sẹo thì sẽ rất khó hồi phục.
4. Có nên cho bé tiêm ngừa thủy đậu?
Trẻ 12-15 tháng tuổi được khuyến cáo tiêm phòng thủy đậu nếu vẫn chưa bị bệnh. Mũi tiêm nhắc lại sẽ vào lúc 4 đến 6 tuổi.
Vắc xin có thể gây ra một số tác dụng phụ lên những bé khỏe mạnh nhưng giúp tránh được 95% khả năng bị thủy đậu nặng. Nếu bé dị ứng nghiêm trọng với chất gelatin, kháng sinh neomycin hoặc những bé lớn tháng hơn đã được tiêm trước đó sẽ không được tiêm ngừa thủy đậu.
Nếu bé bị ung thư hoặc những bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hoặc được truyền máu gần đây hoặc đang uống hợp chất vitamin steroid liều cao, nên hỏi bác sĩ trước khi tiêm phòng.
5. Bệnh thủy đậu lành tính hay ác tính?
Bệnh thủy đậu thường đến rồi đi một lần duy nhất trong đời người và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó vẫn để lại những hậu quả nhất định.
Từ lúc có dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh đến lúc phát bệnh, bé có thể bị nổi những mụn nước gây đau và ngứa, đi kèm theo những cơn sốt và cảm giác mệt mỏi. Bé phải nghỉ học trong 8-9 ngày để tĩnh dưỡng đồng thời tránh lây bệnh cho các bạn. Mụn có thể để lại những vết sẹo đến cuối đời trên cơ thể và gương mặt bé.
Nhìn chung, cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em tốt nhất là dùng vắc xin cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch đối với bệnh thủy đậu. Người lớn và trẻ nhỏ hãy đến các trung tâm y tế dự phòng của quận hay huyện để tiêm. Nếu nhận thấy dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ và người lớn, cần nhanh chóng chữa trị để tránh những biến chứng xảy ra.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.