Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 07/03/2023

Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục phải làm sao? 
Cha mẹ biết không, khi con còn nhỏ, da ở vùng kín của con là rất mỏng và nhạy cảm, kể cả bé trai hay bé gái. Chính vì thế, một số bệnh ngoài da cũng sẽ thường xảy ra ở vùng da này.

Vậy bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục, hay bị nổi mẩn đỏ thì phải làm sao? Đừng theo thói quen sử dụng phấn rôm cho con trong lúc này mẹ nhé!

1. Biểu hiện bé trai bị nổi mụn, mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Bé trai bị nổi mẩn đỏ ở vùng kín, hoặc bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục là tình trạng trẻ mắc bệnh lý về da; và phần lớn là do trẻ bị hăm tã.

Ban đầu, những biểu hiện khi bé trai sắp bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục, là xuất hiện những nốt đỏ, sau đó lan rộng ra các khu vực xung quanh như mông, đùi, bụng dưới,…

Tình trạng bộ phận sinh dục của bé trai bị nổi mẩn đỏ thường xoay quanh các dấu hiệu sau:

  • Vùng kín của con có dấu hiệu ửng đỏ, nổi mẩn và ngứa rát.
  • Trường hợp nặng, vùng kín của con sẽ bị ửng đỏ và sưng nóng.
  • Với bé nhỏ, con sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với các bé lớn hơn, các con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.

Bệnh lý khiến bé trai bị nổi mụn to và đỏ ở bộ phận sinh dục (Mụn Epstein)

Năm 2020, tờ tạp chí y khoa BMJ Case Reports, chuyên tổng hợp các trường hợp bệnh hiếm gặp, đã ghi nhận tình trạng bệnh bé trai bị nổi mụn đỏ ở bộ phận sinh dục, cụ thể là mọc ở đầu dương vật. Bệnh lý này còn được gọi mụn thịt sơ sinh; hoặc ngọc trai Epstein.

Các chuyên gia gọi đây là mụn thịt Epstein mọc trên dương vật trẻ sơ sinh. Tính đến nay, tỷ lệ gặp phải tình trạng này là chưa tới 1% (khoảng 7,3 trên 1000 bé trai ở Ấn Độ). Tuy nhiên, nhìn chung, tình trạng này là tương đối lành tính và có thể phẫu thuật cắt bỏ.

Nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • U nang bao quy đầu.
  • Bé trai không được cắt bao quy đầu.
  • Viêm nang lông vùng da ở dương vật của trẻ.
  • Sự tích tự các biểu mô trong quá trình thụ thai.

2. Nguyên nhân bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Ngoài trường hợp hiếm gặp đã nêu ở trên, tình trạng phổ biến hơn chính là bộ phận sinh dục của bé trai bị nổi mẩn đỏ li ti do một trong số các nguyên nhân sau đây:

2.1 Hăm tã

bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Bé trai bị nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục có thể là hăm tã. Da ở vùng kín của bé trai và cả bé gái thường rất nhạy cảm, đặc biệt vùng da này còn thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn từ phân; và nước tiểu của bé khi phải đóng bỉm suốt cả ngày.

Hăm tã là nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính thường là do cha mẹ không thay bỉm/tã cho con thường xuyên; hoặc chọn kích cỡ bỉm/tã không phù hợp.

2.2 Bệnh lý ngoài da

Bé trai bị nổi mụn, mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục rất có thể là do bé mắc phải các bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong đó, một số bệnh ngoài da phổ biến bao gồm: viêm da cơ địa; chàm eczema; nổi mề đay; mẩn ngứa;…

2.3 Vệ sinh vùng kín qua loa

Bộ phận sinh dục của bé trai có thể bị nổi mẩn đỏ, nếu thường xuyên không được vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, hoặc chỉ vệ sinh qua loa. Đặc biệt là các bé trai, các con sẽ thường được cha mẹ cho đi tiểu tiện mọi lúc mọi nơi, kể cả nơi công cộng.

Và đó là lý do khiến nước tiểu đọng lại ở vùng kín, ở đũng quần; và dễ khiến bé trai bị nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục.

>> Xem thêm: Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường và dấu hiệu bất thường

2.4 Lạm dụng phấn rôm cho bé

lạm dụng phấn rôm

Sau khi tắm xong, cha mẹ sẽ thường dùng phấn rôm để thoa lên vùng kín, mông và cơ thể của con. Mục đích là để đảm bảo da của con luôn được khô thoáng.

Tuy nhiên, điều mà cha mẹ ít biết đó là, sử dụng phấn rôm liên tục có thể gây bít lỗ chân lông, gây dị ứng mẩn đỏ. Và đôi khi, đây cũng là nguyên nhân khiến các bé trai dễ bị nổi mụn đỏ li ti ở bộ phận sinh dục.

2.5 Bột giặt, sữa tắm có thể gây kích ứng da

Theo thông tin của Thư viện Y khoa quốc gia MedlinePlus (Hoa kỳ), một trong những nguyên nhân làm cho các bé gái bị ngứa vùng kín là do dị ứng với hóa chất trong khi giặt quần áo cùng người lớn. Và cũng không thể loại trừ trường hợp có thể xảy ra ở các bé trai.

Các hóa chất như: nước hoa; quần áo đậm màu từ thuốc nhuộm; nước xả làm mềm vải; các loại kem; hoặc thuốc bôi ngoài da.

2.6 Sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm

Mặc dù không chắc, nhưng đôi khi, tiêu chí lựa chọn sữa tắm cho các con là các sản phẩm có mùi thơm. Nhưng bên trong thành phần các sản phẩm này có thể có chứa paraben, một thành phần gây kích ứng da ở trẻ sơ sinh.

Theo thông tin của Viện Đại học Nghiên cứu Johns Hopkins (Hoa Kỳ) khuyến nghị cha mẹ nên tắm cho trẻ từ 2 đến 3 lần mỗi tuần bằng nước ấm. Vì tắm quá kỹ cũng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da của bé.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tham khảo thêm hướng dẫn cách chọn sữa tắm an toàn cho da bé.

2.7 Do thời tiết nóng

Về khí hậu và thời tiết, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên thường là nóng ẩm. Kết hợp với việc các con vận động sẽ tăng tiết mồ hôi và dễ thấm ngược vào da.

Nếu cha mẹ không để ý thay đồ thường xuyên, các vùng da có nếp gấp như nách, háng, bẹn và vùng kín của con sẽ dễ bị ngứa rát và ửng đỏ.

2.8 Vệ sinh vùng kín cho con bằng khăn giấy ướt

Chính vì sự tiện lợi, mà phần lớn cha mẹ hiện nay đã dùng khăn giấy ướt để vệ sinh cơ thể, hay thậm chí là vùng kín của con. Tiện lợi, nhưng kém an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vì trong khăn giấy ướt có chứa chất bảo quản, và có thành phần Methylisothiazolinone (MI). Một chất có thể làm cho da của trẻ sơ sinh bị ngứa rát.

>> Xem thêm: Trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày có đáng lo không?

3. Bé trai bị nổi mụn, mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

3.1 Thay bỉm/tã cho con thường xuyên

Thay bỉm tã thường xuyên là cách để hạn chế nước tiểu và phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín của bé. Trong lúc thay mới bỉm tã và vệ sinh cho những bé đang bị hăm vùng kín; cha mẹ không nên sử dụng xà phòng. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần nước ấm và khăn lông mềm là đủ. Vì những sản phẩm vệ sinh có thể làm kích ứng da của con.

Để tình trạng hăm vùng kín ở trẻ được nhanh khỏi, cha mẹ hãy giữ vùng kín của con được khô thoáng hoàn toàn, cũng như tránh chà xát vào da khi vệ sinh và thay mới tã.

3.2 Lựa chọn bỉm/tã đúng kích cỡ (size)

Hướng dẫn chọn bỉm/tã cho trẻ sơ sinh
Hướng dẫn chọn bỉm/tã cho trẻ sơ sinh

Tã được chia làm nhiều loại khác nhau, để phù hợp với cân nặng mỗi bé. Thông thường sẽ phân chia thành 5 khoảng cân nặng như: Từ 0 – 5kg, từ 4 – 8kg, từ 6 – 11kg, từ 9 – 14kg, từ 12 – 24kg.

  • Ở bé gái: mẹ nên dùng tã quần thấm hút cho bé ở phần giữa và phía sau, hoặc tã quần có đường viền để lót thêm tã vải bên trong.
  • Ở bé trai: mẹ nên dùng tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước, màng ngăn hai bên đảm bảo không làm tràn nước tiểu ra ngoài.

>> [Hướng dẫn] Top 6 tã quần phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

3.3 Cho con “thả rông” khi có thể

Theo Tổ y tế chức chăm sóc sức khỏe trẻ em KidsHealth, khuyến khích cha mẹ không cần mặc tã cho con vài giờ mỗi ngày, hoặc bất cứ lúc nào có thể. Cha mẹ trải một tấm khăn lớn xuống sàn và cho con nằm lên đó là được.

3.4 Vệ sinh vùng kín đúng cách

Trước đó, trong bài viết Cách vệ sinh bộ phận sinh dục của bé trai, đã hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh vùng kín cho trẻ để tránh, hoặc khi bé trai đang bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục.

Bên cạnh đó, bé trai đã cắt bao quy đầu hoặc chưa cũng cần có cách vệ sinh khác nhau.

3.5 Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn

Trường hợp con của cha mẹ đang bị bệnh, hoặc các bệnh ngoài da như khi bộ phận sinh dục của bé trai bị nổi mẩn đỏ. Lúc này điều cha mẹ có thể làm là bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con, để tăng cường sức đề kháng.

>> Mẹ nên xem thêm: Chế độ dinh dưỡng “chuẩn” cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

3.6 Sử dụng kem trị hăm cho trẻ

Sử dụng kem trị hăm
Sử dụng kem trị hăm

Hăm da hay còn gọi là hăm tã là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Và để giảm thiểu tình đau rát, nổi mụn và mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục. Cha mẹ có thể chọn các loại kem trị hăm tốt, có kẽm cho trẻ để bôi lên da của con. Và khi chọn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tại quầy thuốc,

3.7 Lưu ý dành cho cha mẹ

Bên cạnh những cách trên, cha mẹ cũng cần lưu ý các điều sau để tình trạng bé trai đang bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục được khỏi nhanh chóng hơn.

  • KHÔNG tự ý cho trẻ uống thuốc.
  • KHÔNG dùng các loại sữa tắm có mùi thơm.
  • KHÔNG sử dụng phấn rôm trong thời gian này.
  • KHÔNG giặt đồ của trẻ cùng với cha mẹ, và gia đình.

4. Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai khi bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai
Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai khi bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục

Cha mẹ nhớ là, trước khi tắm hay vệ sinh vùng kín cho con, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước đó nhé.

Dưới đây là những vật dụng mà mẹ cần chuẩn bị:

  • Tã vải.
  • Chậu nước ấm.
  • Khăn, giấy mềm.
  • Miếng lót sơ sinh.
  • Bông gòn cắt miếng.
  • Dung dịch vệ sinh an toàn cho da bé

Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh

  • Bước 1: Lót miếng tã dưới mông bé và tháo tã bẩn ra.
  • Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước ấm lau phần mông từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy mềm lau khô và thay tã mới.

LƯU Ý: Cha mẹ có thể pha loãng phần dung dịch của bé để vệ sinh cho bé được sạch hơn nhé.

Nhìn chung, ở Việt Nam, phần lớn bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục rất có thể là do hăm tã. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những bệnh lý hiếm gặp khác.

Cách tốt nhất trong những trường hợp hiếm gặp và không rõ nguyên nhân; cha mẹ nên ưu tiên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Prepucial Epstein pearls on the tip of penis
https://casereports.bmj.com/content/13/12/e240522
Ngày truy cập: 07.03.2023

2. Diaper Rash
https://kidshealth.org/en/parents/diaper-rash.html
Ngày truy cập: 07.03.2023

3.Talcum Powder
https://www.consumernotice.org/products/personal-care/talcum-powder/
Ngày truy cập: 07.03.2023

4. Congenital adrenal hyperplasia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/congenital-adrenal-hyperplasia/symptoms-causes/syc-20355205
Ngày truy cập: 07.03.2023

5. Circumcision (male)
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/circumcision/about/pac-20393550
Ngày truy cập: 07.03.2023

6. Circumcision
https://www.childrensdayton.org/patients-visitors/services/urology/conditions/circumcision
Ngày truy cập: 07.03.2023

x