Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 26/05/2023

Chế độ dinh dưỡng "chuẩn" cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng "chuẩn" cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi
Ngoài sữa mẹ, trẻ từ 0- 12 tháng tuổi cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho bé ở độ tuổi này cần lưu ý điều gì đặc biệt? Tham khảo ngay thực đơn những loại thức ăn dinh dưỡng cho bé chi tiết và những lưu ý sau đây mẹ nhé!

Sữa là nằm trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ quan trọng hàng đầu và không thể thay thế. Mẹ chỉ nên cho bé bắt đầu ăn dặm ở những độ tuổi nhất định hoặc khi có chỉ định từ các chuyên gia y tế.

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

Tùy độ tuổi và tốc độ phát triển khác nhau, trẻ có thể ăn ít hoặc nhiều hơn so với chuẩn mực khuyến cáo. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu và nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, nếu cảm thấy bé cưng có vấn đề về sức khỏe.

1.1 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng

trẻ 0-6 tháng

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này. Tại thời điểm này, chế độ dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của mẹ. Vì vậy, các mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, ăn đầy đủ các loại thức ăn chứa dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, uống đủ nước để giúp cơ thể thải các loại độc tố, góp phần tăng lượng sữa nuôi trẻ.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các loại sữa công thức đã được kiểm định vệ sinh toàn thực phẩm và phù hợp với độ tuổi của bé.

Các bé trong độ tuổi này thường rất mau đói nên việc cho bú thường diễn ra liên tục. Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú ngay khi bé có nhu cầu. Thông thường, chế độ dinh dưỡng về sữa cho trẻ mỗi ngày sẽ dao động trong khoảng:

  • 0-3 tháng: bú mẹ mỗi 5-6 tiếng, một lần bú 60-180ml sữa
  • 4-5 tháng: bú mẹ mỗi 5-6 tiếng, mỗi lần bú 180-210ml sữa

1.2 Thực đơn ăn dặm cho bé 3 tháng tuổi

Như đã được đề cập ở trên, trong độ tuổi này sữa mẹ vẫn là chế độ dinh dưỡng chính cho trẻ. Tuy nhiên khi các mẹ muốn bé bắt đầu ăn dặm từ độ tuổi này, mẹ cần đảm bảo cho bé bú sữa ít nhất 6-8 lần/ngày kết hợp với 1-2 bữa dặm.

Dưới đây là một số món phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 tháng mẹ có thể làm ngay tại nhà:

  • Bột trứng gà cà rốt: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, nấu hoặc hấp chín. Tiếp theo, đem cà rốt xay thật nhuyễn. Đánh đều lòng đỏ trứng. Cho bột gạo vào nước khuấy đều. Sau đó, cho trứng, cà rốt vào bột gạo rồi đem đun với lửa nhỏ kết hợp khuấy đều tay. Khi bột chín, mẹ nhớ cho thêm một muỗng cà phê dầu ăn để bé dễ ăn hơn nhé.
  • Đậu hũ trộn nước cam: mẹ cần chuẩn bị 15ml nước cam và 20g đậu hũ. Đầu tiên, đem luộc sơ đậu hũ rồi nghiền nhuyễn qua rây lưới và trộn với nước cam để bé dùng. Món này chứa nhiều vitamin C cho con lắm đấy.
  • Bột bí đỏ: Bí đỏ luộc hoặc hấp chín. Sau đó, dùng muỗng tán nhuyễn bí đỏ. Nấu chín bột gạo với nước. Tiếp đến, bí đỏ vào khuấy đều. Mẹ nên nấu bột ở lửa nhỏ để bột chín đều.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ

1.3 Thực đơn thức ăn dinh dưỡng cho trẻ từ 6-8 tháng tuổi

  • Sáng sớm vừa thức dậy: sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, mẹ có thể cho bé ăn thêm ngũ cốc hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, chỉ nên từ 1-2 muỗng nhỏ thôi nhé!
  • Bữa trưa: Tiếp tục cho bé uống sữa trước, và bổ sung thêm 1-2 muỗng bột ngũ cốc hoặc 2-4 muỗng canh rau củ hoặc nước ép các loại.
  • Bữa tối: sữa mẹ hoặc sữa công thức và 1-2 muỗng nước ép trái cây hoặc canh rau củ quả.

Với hầu hết các bé, nhu cầu sữa mỗi ngày trong giai đoạn này thường trong khoảng: bú mẹ mỗi 3-4 tiếng hay 700 đến 1100ml sữa công thức.

Nhiều bé ở giai đoạn này chưa thực sự sẵn sàng cho chế độ dinh dưỡng 3 bữa/ ngày cho đến khi trẻ được 9-10 tháng. Tuy nhiên cũng có bé có thể bắt kịp nhịp ăn uống này khi 7-8 tháng. Vì vậy, mẹ hãy bắt đầu một cách chậm rãi và chuẩn bị một cái muỗng làm chuẩn để đo lường thức ăn cho bé. Những lần đầu làm quen với thức ăn, có thể bé chỉ ăn được ½ muỗng. Khi bé đã dần quen với thức ăn mới, mẹ sẽ tăng lượng lên dần dần.

1.4 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 8-12 tháng tuổi

trẻ 8-12 tháng

  • Sáng sớm vừa thức dậy: sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Bữa sáng: Vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm những thực phẩm sau:

    – Bột ngũ cốc trẻ em: 1-2 muỗng canh

    – Nước trái cây hay củ quả: 4-6 muỗng canh

    – Chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mai,…
  • Bữa trưa: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước. Sau đó, mẹ có thể kết hợp chế độ dinh dưỡng từ sữa cho trẻ với:

    – Bột ngũ cốc trẻ em hay một số loại ngũ cốc khác như nui, cơm…

    – Thịt hay chế phẩm đạm thịt thay thế

    – Nước trái cây hay rau củ. Có thể hòa chung với ngũ cốc bé ăn. Ví dụ: cơm trộn với đậu và dùng kèm với nước sốt lê

    – Chế phẩm từ sữa : sữa chua hay phô mai
  • Bữa tối: sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm:

    – Ngũ cốc như nui, cơm… : 2-4 muỗng canh

    – Thịt/ chế phẩm thay thế thịt : 2 muỗng canh

    – Nước trái cây và/hoặc rau củ: 4-6 muỗng canh mỗi loại, dùng riêng hay trộn với nhau.

    Ví dụ: đậu hũ trộn với bơ rồi dùng kèm với nước sốt táo và việt quất.

    – Chế phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Không nên thêm sữa bò vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi này này. Vì bé khó tiêu hóa protein trong sữa bò. Trong sữa chua hoặc pho mát, các protein đã được khử bằng nhiệt để các có thể tiêu hóa chúng.

Mẹ có thể dựa theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ được gợi ý ở trên. Nhưng quan trọng là cần theo sát sự phát triển và thói quen ăn uống của bé cùng với sự tư vấn của bác sĩ khi cho bé làm quen với thức ăn mới. Hầu hết các bé từ 9 -12 tháng tuổi sẽ cần bú mẹ mỗi 3-5 tiếng/ lần hoặc 700 – 950ml sữa công thức/ ngày.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

2. Nếu đã dựa trên chế độ dinh dưỡng như trên trẻ vẫn đói thì phải làm sao?

Nếu con đã ăn theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ như trên mà vẫn đói, hãy cho con tiếp tục ăn. Trẻ nhỏ sẽ ăn nhiều hơn trong các giai đoạn cơ thể đang phát triển nhanh như này. Việc này thường xảy ra vào khoảng 3 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi.

Một số trẻ cũng sẽ bú thường xuyên hơn trong một số khoảng thời gian nhất định và ít hơn ở những thời điểm khác. Ví dụ, trẻ có thể bú vào buổi chiều muộn và buổi tối. Sau đó ngủ lâu hơn vào ban đêm. Điều này thường gặp ở trẻ bú mẹ hơn trẻ bú bình.

Bên cạnh đó, quan sát dấu hiệu đói của con. Cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu bạn lo lắng con mình có thể ăn quá nhiều.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Mẹ phải biết: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

3. Các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh

Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ không thể thiếu các vitamin này.

3.1 Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Vitamin A còn tham gia vào chức năng thị giác của mắt, giúp mắt có khả năng nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.

Vitamin A được tìm thấy nhiều rau màu xanh đậm (rau ngót, rau dền, rau muống, rau xà lách, rau diếp), các loại củ quả có màu đỏ, vàng (gấc, bí đỏ, hồng, xoài, đu đủ).

3.2 Bổ sung vitamin D vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ sơ sinh. Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho ở ruột và thận. Nó giúp điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố quan trọng.

Bé có thể bổ sung vitamin D từ ánh sáng mặt trời hoặc các thực phẩm như sữa, thịt, cá và gan cá, lòng đỏ trứng, bơ…

3.3 Vitamin C

chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ không thể thiếu vitamin C. Vitamin C giúp cho cơ thể trẻ hình thành mạch máu, collagen, sụn và cơ. Duy trì sự tồn tại của các mô trong cơ thể trẻ. Bên cạnh đó Vitamin C cũng hỗ trợ sửa chữa mô liên kết, các tế bào hồng cầu, sụn, cơ và giúp vết cắt và vết thương mau lành, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Vitamin C chứa nhiều trong cam, kiwi, xoài, cà chua, ớt chuông,…

3.4 Vitamin K

Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Vitamin giúp thúc đẩy quá trình đông máu. Bổ sung vitamin K kịp thời có thể giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị xuất huyết não, chảy máu do thiếu vitamin K trong những tháng đầu đời.

Trẻ có thể bổ sung vitamin K bằng việc tiêm. Ngoài ra, vitamin K còn có trong cải bó xôi, húng quế, cải xoăn, bông cải xanh, dầu đậu nành, đậu xanh, dâu tây, gan, thận, lòng đỏ trứng,…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. PLANNING MEALS FOR TODDLERS
1.5_-_Planning_Meals_for_Toddlers.pdf (infantandtoddlerforum.org)
Ngày truy cập: 11/11/2021

2. Menu planning for babies
ECS-Menu-planning-babies.pdf (health.vic.gov.au)
Ngày truy cập: 11/11/2021

3. Recipes from The Children’s Nutritionist
Recipes for babies and toddlers created by Sarah Almond Bushell – The Children’s Nutritionist — Weaning | Fussy Eating | The Children’s Nutritionist (childrensnutrition.co.uk)
Ngày truy cập: 11/11/2021

4. Recommended number of serves for children, adolescents and toddlers
Recommended number of serves for children, adolescents and toddlers | Eat For Health
Ngày truy cập: 11/11/2021

5. Baby Feeding Tips from 0-12 Months Old
Baby Feeding Tips from 0-12 Months Old – SuperKids Nutrition
Ngày truy cập: 11/11/2021

x