Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 4 tuần trước

15+ thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng kiểu truyền thống

15+ thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng kiểu truyền thống
Thời điểm lý tưởng cho bé bắt đầu ăn dặm là khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Nhưng cũng sẽ có bé đã sẵn sàng ăn dặm ở tháng thứ 5.

Vậy bé 5 tháng có thể ăn được những món gì? Dưới đây là 13+ thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi theo kiểu truyền thống và cả kiểu Nhật. Mẹ tham khảo ngay nhé!

1. Bé 5 tháng tuổi có đặc điểm gì? Bé có ăn dặm được chưa?

Dựa theo bảng chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO, thì trẻ 5 tháng tuổi sẽ đang phát triển ở mức như sau:

  • Cân nặng: Bé trai từ 6,0 – 9,3kg và Bé gái từ 5,4 – 8,8kg.
  • Chiều dài (cao): Bé trai từ 61,7 – 70,1cm và Bé gái từ 59,6 – 68,5cm.

Trẻ 5 tháng tuổi đã bắt đầu tò mò nhiều hơn so với các tháng trước. Lý do là vì trẻ đã nhận diện được sự tồn tại của những sự vật sự việc bên ngoài bản thân; bé hay chảy nước bọt, mút tay, hoặc thậm chí là với lấy thức ăn khi cha mẹ đưa đồ ăn tới gần miệng.

Vậy trẻ 5 tháng tuổi đã có thể ăn dặm chưa?

Theo thông tin của tổ chức sức khỏe trẻ em Kids-Health cho biết, trẻ sơ sinh từ 4 – 6 tháng đã bắt đầu có những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm. Chính vì thế, trong một số trường hợp trẻ 5 tháng đã có thể ăn dặm sớm.

Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm bao gồm:

  • Có thể tự ngồi mà không cần nhiều hỗ trợ.
  • Tay chân bé táy máy khi nhìn thấy đồ ăn.
  • Bú sữa dường như không đủ no.

Mặc dù vậy, nhưng theo khuyến nghị của WHO và UNICEF, tất cả các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 12 tháng đầu đời. Và trẻ chỉ nên ăn dặm từ sau 6 tháng tuổi trở đi.

2. Bé 5 tháng tuổi có thể ăn những món gì?

Đối với những trẻ có khả năng hoặc muốn ăn dặm sớm, cụ thể là trẻ từ 5 tháng tuổi. Mẹ cũng có thể đáp ứng nhu cầu đó của trẻ bằng cách cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn; hoặc các món cháo được nấu với tỷ lệ gạo – nước là 1:10.

Lượng thức ăn cho bé trong tuần đầu:

  • 2 ngày đầu tiên: 1 thìa (5ml).
  • 3 ngày tiếp theo: 2 thìa (10ml).
  • 3 ngày tiếp theo: 3 thìa (15ml).

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Đạm: Đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai.
  • Tinh bột: Cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây.
  • Vitamin: Cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây.

>> Cùng chủ đề: Bé 5 tháng tuổi và những mốc phát triển đáng kinh ngạc

Bé 5 tháng tuổi có thể ăn gì?
Bé 5 tháng tuổi có thể ăn gì? Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi

3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm

Để đảm bảo trẻ có thể ăn dặm một cách an toàn trong giai đoạn đầu, mẹ có thể áp dụng các tiêu chí sau khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho trẻ sơ sinh 5 tháng:

  • Ăn từ ít đến nhiều: Khởi động quá trình ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi là mẹ chỉ cần cho con ăn khoảng ½ chén bột mỗi ngày. Và chia ra làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.
  • Ăn từ loãng đến đặc: Có nghĩa là mẹ cần pha nước với thức ăn theo tỷ lệ từ 1:10 ở giai đoạn đầu. Và sau đó tăng dần lên 1:7 và đến 1:5 khi bé đã bắt đầu quen dần.
  • Ăn từ ngọt dịu đến mặn vừa: Hương vị sẽ phụ thuộc vào loại gạo hoặc yến mạch mà mẹ mua. Chính vì thế, ở giai đoạn mẹ nên mua các loại có vị ngọt dịu; và sau đó mới chuyển sang cho bé ăn mặn. Mẹ nhớ là không nên nêm gia vị vào thức ăn của con nhé.
  • Cho bé thời gian làm quen với ăn dặm: Để quá trình ăn dặm trở nên dễ dàng cho bé, mẹ hãy cho bé làm quen với mỗi loại thực phẩm; hoặc mỗi món ăn từ 3 -5 ngày.

>> Xem thêm: 8 nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ khi cho bé ăn dặm

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm

4. Thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi

  • Ngày 1: Bí đỏ nghiền.
  • Ngày 2: Bí đỏ trộn sữa.
  • Ngày 3: Bột cà rốt và sữa.
  • Ngày 4: Bơ nghiền sữa.
  • Ngày 5: Chuối nghiền.
  • Ngày 6: Sinh tố bơ chuối.
  • Ngày 7: Khoai lang tím và sữa.
  • Ngày 8: Bột khoai tây, súp lơ, sữa.
  • Ngày 9: Bột thịt gà, khoai lang.
  • Ngày 10: Bột thịt lợn, rau ngót.
  • Ngày 11: Cháo tôm nấu rau chân vịt.
  • Ngày 12: Cháo thịt bò măng tây.
  • Ngày 13: Cháo khoai lang trộn sữa.
  • Ngày 14: Cháo thịt gà bí đỏ.
  • Ngày 15: Cháo bắp Mỹ với thịt gà.
  • Ngày 16: Cách nấu bột ngô với cà rốt.
  • Ngày 17: Cháo gà nấu với bông cải xanh.
  • Ngày 18: Cách nấu cháo vịt rau ngót cho bé.
  • Ngày 19: Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ.
  • Ngày 20: Cháo gà nấu rau ngót.
  • Ngày 21: Cháo cá diêu hồng khoai lang.
  • Ngày 22: Cháo cá diêu hồng đậu xanh.
  • Ngày 23: Cháo cá diêu hồng nấu với cà chua.
  • Ngày 24: Đu đủ trộn với sữa mẹ.
  • Ngày 25: Cách nấu cháo bắp với tôm.
  • Ngày 26: Cháo cá hồi cà rốt.
  • Ngày 27: Cháo cá hồi nấu rong biển.
  • Ngày 28: Cháo cá hồi nấu bí đỏ.
  • Ngày 29: Cho bé 5 tháng ăn dặm mơ.
  • Ngày 30: Cháo vịt nấu với mướp.

Sau đây là chi tiết cách nấu những món trong thực đơn 30 ngày cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm kiểu truyền thống.

5. Cách nấu món ăn trong thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 5 tháng

Ngày 1: Bí đỏ nghiền

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ.
  • Gạo nếp.

Cách làm:

  • Bước 1: Bí đỏ làm sạch, thái hạt lựu.
  • Bước 2: Cho gạo và bí vào nồi ninh nhừ, để khoảng 15-20 phút.
  • Bước 3: Đợi khi cháo chín thêm 1 thìa dầu, rồi đem xay mịn.

>> Cùng chủ đề: 6 món cháo bí đỏ thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé

Thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm tăng cân với bí đỏ nghiền
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng giúp bé tăng cân tốt với món Bí đỏ nghiền

Ngày 2: Bí đỏ trộn sữa

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ.
  • Sữa.

Cách làm:

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, làm sạch, thái lựu.
  • Bước 2: Hấp bí cách thủy tầm khoảng 10 phút sau đó xay mịn.
  • Bước 3: Làm loãng bột bí với sữa rồi cho bé ăn.
Bí đỏ nghiền sữa
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng theo kiểu truyền thống ngày 2

Ngày 3: Bột cà rốt và sữa

Nguyên liệu:

  • Cà rốt.
  • Sữa tươi.

Cách làm:

  • Bước 1: Cà rốt rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bước 2: Cho chút nước vào luộc chín rồi đem nghiền mịn.
  • Bước 3: Đổ sữa vào phần cà rốt vừa được làm nhuyễn, khuấy đều để bột tan ra.
Bột cà rốt nghiền sữa
Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 5 tháng ngày 3

Ngày 4: Bơ nghiền sữa

Nguyên liệu:

  • Bơ sáp.
  • Sữa tươi.

Cách làm:

  • Bước 1: Bơ bóc bỏ, lấy mỗi phần thịt.
  • Bước 2: Cho bơ và sữa vào máy rồi xay thật nhuyễn.
  • Bước 3: Đổ bơ ra cốc và cho bé dùng.
Bơ nghiền sữa
Thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm theo kiểu truyền thống ngày 4

Ngày 5: Chuối nghiền

Nguyên liệu:

  • Chuối tiêu.
  • Sữa bột hoặc sữa mẹ.

Cách làm:

  • Bước 1: Chuối lột vỏ, cắt khúc rồi xay.
  • Bước 2: Cho sữa vào trộn thật đều rồi cho bé dùng.
Chuối nghiền
Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 5 tháng tuổi ngày 5

Ngày 6: Sinh tố bơ chuối

Nguyên liệu:

  • Bơ.
  • Chuối.
  • Sữa tươi.

Cách làm:

  • Bước 1: Bơ lấy thịt, chuối bóc vỏ, cắt miếng.
  • Bước 2: Cho bơ, chuối và sữa vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 3: Đợi khi hỗn hợp sánh mịn thì lấy ra cho bé dùng.
Thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm theo kiểu truyền thống tăng cân nhanh với món sinh tố Bơ Chuối

Ngày 7: Khoai lang tím và sữa

Nguyên liệu:

  • Sữa.
  • Khoai lang tím.

Cách làm:

  • Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, thái miếng.
  • Bước 2: Đem khoai đi hấp cách thủy tầm khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Xay mịn khoai rồi thêm sữa vào làm loãng.
Khoai lang tím và sữa
Thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm kiểu truyền thống Ngày 7

Ngày 8: Bột khoai tây, súp lơ, sữa

Nguyên liệu:

  • Khoai tây.
  • Súp lơ.
  • Sữa.

Cách làm:

  • Bước 1: Khoai tây, súp lơ rửa sạch, cắt nhỏ sau đó đem đi hấp chín.
  • Bước 2: Nghiền nhuyễn khoai tây, súp lơ với sữa.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi Ngày 8 với món khoai tây, súp lơ và sữa chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm ăn ngon miệng cho con.

Ngày 9: Bột thịt gà, khoai lang

Nguyên liệu:

  • Ức gà.
  • Bột gạo.
  • Khoai lang.

Cách làm:

  • Bước 1: Khoai lang hấp, nghiền nhỏ.
  • Bước 2: Nấu bột gạo chín sau đó cho gà và khoai khuấy đều.
  • Bước 3: Ức gà sau khi làm sạch thì đem hấp chín và xay thật nhuyễn.
Bột thịt gà, khoai lang luôn nằm trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi tăng cân tốt. (Mẹ nhớ chế biến nhuyễn hơn trong hình ảnh nhé)

Ngày 10: Bột thịt lợn, rau ngót

Nguyên liệu:

  • Thịt lợn
  • Bột gạo
  • Rau ngót

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt lợn băm nhỏ, sau đó xào chín rồi xay thật mịn.
  • Bước 2: Rau ngót làm sạch, cho lá vào xay.
  • Bước 3: Nấu bột cùng với thịt lợn và rau đến khi chín đều thì cho bé dùng.

>> Xem thêm: Thực đơn các món súp cho bé 5 – 6 tháng bắt đầu tập ăn dặm

Ngày 11: Cháo tôm nấu rau chân vịt

Nguyên liệu:

  • Tôm.
  • Cháo trắng.
  • Rau chân vịt.

Cách làm:

  • Bước 1: Tôm làm sạch sau đó băm hoặc xay nhỏ.
  • Bước 2: Rau chân vịt lấy lá, rửa sạch rồi cũng băm nhỏ.
  • Bước 3: Xào tôm trước sau đó cho vào nồi cháo, nấu trên lửa nhỏ.
  • Bước 4: Đến khi cháo chín thì cho rau vào, đợi thêm 1 lúc là được.
cháo tôm nấu rau
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Ngày 12: Cháo thịt bò măng tây

Nguyên liệu:

  • Thịt bò.
  • Măng tây.
  • Cháo trắng.
  • Dầu ăn dặm.

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt bò băm nhuyễn sao đó xào chín với dầu.
  • Bước 2: Măng tây làm sạch, cắt khúc, xào qua.
  • Bước 3: Cho măng tây và thịt bò đi xay nhuyễn.
  • Bước 4: Đợi khi cháo chín thì cho hỗn hợp trên vào, khuấy đều.
  • Bước 5: Múc cháo ra bát cho bé thưởng thức khi nguội.

>> Xem thêm: Cách chế biến thịt bò và thực đơn cho bé ăn dặm từ 5 tháng tuổi

Ngày 13: Cháo khoai lang trộn sữa

Nguyên liệu:

  • Khoai lang
  • Sữa tươi

Cách làm:

  • Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, cắt nhỏ, rửa sạch.
  • Bước 2: Hấp chín khoai lang sau đó đem đi xay mịn.
  • Bước 3: Cho sữa vào bột khoai lang; sau đó khuấy đều làm loãng rồi cho bé dùng.
khoai lang trộn sữa
Thực đơn cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm truyền thống Ngày 13

Ngày 14: Cháo thịt gà bí đỏ

Nguyên liệu:

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt ức gà nạc mẹ luộc chín, rồi xé nhỏ và cho vào máy xay nhuyễn.
  • Bước 2: Bí đỏ rửa sạch, cắt thành lát nhỏ, mẹ sau đó bắc bếp luộc chín rồi nghiền nát.
  • Bước 3: Khi cháo chín, các mẹ cho thịt gà và bí đỏ vào, đảo qua về rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Cho vào một muỗng con dầu ăn dặm dành cho bé.
Thực đơn bí đỏ và thịt gà
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi kiểu truyền thống Ngày 14: Cháo bí đỏ và thịt gà

Ngày 15: Cháo bắp Mỹ với thịt gà ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 100g gạo tẻ.
  • 30g gạo nếp.
  • 100g thịt gà tươi.
  • 1 bắp ngô nếp non.
  • Gia vị cho bé ăn dặm, dầu ăn.

Cách làm:

  • Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, sau đó ngâm trong nước khoảng 30 phút để cháo được thơm ngon hơn.
  • Bước 2: Băm nhỏ thịt gà, sau đó xào lên với hành phi.
  • Bước 3: Làm sạch ngô, tách lấy hạt. Sau đó mẹ đem luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Nấu cháo chín mềm, sau đó cho ngô và thịt gà vào khuấy đều. Sau đó mẹ nêm nếm cho phù hợp với khẩu vị của bé.
  • Bước 5: Múc cháo bắp cho bé ăn dặm ra bát cho nguội bớt; cho thêm 1 thìa dầu ăn cho bé ăn dặm vào khuấy đều. Cho bé ăn cháo bắp (ngô ngọt) khi còn ấm.

Ngày 16: Cách nấu bột ngô với cà rốt

Nguyên liệu:

  • Nửa bắp ngô.
  • 1 củ cà rốt nhỏ.
  • 15g bột gạo.
  • Dầu ăn dặm.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch ngô ngọt và tách hạt.
  • Bước 2: Xay nhuyễn ngô ngọt với 150ml nước. Lọc phần ngô xay nhuyễn qua rây để bỏ bã.
  • Bước 3: Cà rốt rửa sạch, thái khúc rồi đem hấp chín.
  • Bước 4: Xay nhuyễn cà rốt với 50ml nước.
  • Bước 5: Hòa tan 25g bột gạo vào 200ml nước lọc.
  • Bước 6: Bắc nồi lên bếp, đổ bột gạo vào, đun cháo trên lửa nhỏ và khuấy đều tới khi bột sôi.
  • Bước 7: Thêm vào nồi phần nước ngô và cà rốt đã xay nhuyễn.
  • Bước 8: Sau khi bột sôi lại thì mẹ tắt bếp, rưới thêm 1 thìa dầu ăn dặm.
  • Bước 9: Múc bột bắp ăn dặm ra bát cho bé thưởng thức.
Nấu bột ngô với cà rốt
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi kiểu truyền thống Ngày 16

Ngày 17: Cháo gà nấu với bông cải xanh

Nguyên liệu:

  • 10g ức gà.
  • 20g súp lơ xanh.
  • 20g cháo ăn dặm hạt vỡ.
  • 5 ml dầu ăn dặm cho bé.

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt ức gà mẹ chọn phần thịt trắng, rồi rửa sạch, băm nhỏ.
  • Bước 2: Bông cải xanh, mẹ rửa sạch, đem hấp/luộc mềm, rồi vớt ra xay nhỏ.
  • Bước 3: Cháo ăn dặm hạt vỡ mẹ cho nước luộc súp lơ; nấu trong khoảng 20 phút. Khi cháo chín thì mẹ cho thịt gà, rồi cho súp lơ vào nấu chín mềm.
  • Bước 4: Tắt bếp, nêm thêm dầu ăn là mẹ có món cháo gà nấu với bông cải xanh cho bé thưởng thức ngon lành rồi!

Ngày 18: Cách nấu cháo vịt rau ngót cho bé

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ.
  • 300g thịt vịt.
  • 1 nắm rau ngót.
  • Gừng, hành lá và các loại gia vị.

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt vịt rửa sạch, luộc chín kỹ rồi băm nhuyễn, ướp với ít nước mắm, hành tím. Giữ phần nước luộc vịt để nấu cháo.
  • Bước 2: Rau ngót chọn lấy các lá non, đem xay mịn với xíu nước.
  • Bước 3: Cho gạo đã vo cùng nước luộc vịt vào nồi, nấu tới khi cháo chín thì cho thịt vịt vào đảo đều. Nấu thêm khoảng 10 phút cho thịt chín nhừ thì thêm rau ngót vào nấu chung. Khi rau ngót chín, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo thịt vịt cho bé thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất.
Thực đơn cháo vịt rau ngót
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi Ngày 18: Cháo vịt rau ngót

Ngày 19: Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ

Nguyên liệu:

  • 300g thịt vịt.
  • 100g khoai sọ.
  • 50g gạo tẻ.
  • Gừng, hành lá, các loại gia vị.

Cách làm:

  • Bước 1: Khoai sọ sau khi mua về, mẹ gọt vỏ rồi luộc chín. Vớt ra, để ráo và dùng thìa tán nhuyễn hoặc cho vào máy xay.
  • Bước 2: Thịt vịt rửa sạch, cho vào nồi nấu cháo với ít muối, 2 lát gừng. Khi thịt gần chín tới thì cho thêm khoai sọ vào.
  • Bước 3: Nấu thêm cháo thịt vịt chút nữa thì nêm nếm gia vị và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo vịt khoai sọ ra bát, thêm hành, rau mùi (ngò) rồi cho bé thưởng thức ngay khi còn nóng.

Ngày 20: Cháo gà nấu rau ngót

Nguyên liệu:

  • 15g thịt gà.
  • 25g rau ngót.
  • 30g cháo ăn dặm hạt vỡ.
  • 3ml dầu ăn dặm cho bé.

Cách làm:

  • Bước 1: Cho gạo vào nồi, thêm nước ninh nhừ nấu cháo.
  • Bước 2: Thịt gà mẹ rửa sạch, xay nhuyễn. Mẹ cho thịt gà vào nồi và cho thêm một ít nước vào khuấy tan để khi nấu không bị vón cục, rồi đun với lửa nhỏ đến khi chín.
  • Bước 3: Rau ngót, mẹ rửa sạch rồi băm/xay nhuyễn.
  • Bước 4: Khi cháo chín, mẹ đổ thịt gà, rau ngót vào, khuấy đều, nấu chín.
  • Bước 5: Đổ bột ra bát, nêm thêm chút dầu ăn là mẹ đã có bát cháo gà cho bé thưởng thức.
Cháo gà nấu rau củ
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng Ngày 20: Cháo gà nấu rau củ

Ngày 21: Cháo cá diêu hồng khoai lang

Nguyên liệu:

  • 3 nắm gạo tẻ.
  • 1 con cá diêu hồng.
  • 100gr khoai lang.
  • Hành tím, dầu ăn, gia vị.

Cách làm:

  • Bước 1: Cá diêu hồng rửa sạch, hấp chín rồi đem tán mịn.
  • Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn.
  • Bước 3: Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bước 4: Phi thơm hành tím, cho cá vào xào.
  • Bước 5: Vo gạo nấu cháo, đợi chín thì cho cá và khoai vào.
  • Bước 6: Nêm nếm vừa ăn rồi múc ra bát cho bé thưởng thức.

Ngày 22: Cháo cá diêu hồng đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 3 nắm gạo tẻ.
  • 1 con cá diêu hồng.
  • 100g đậu xanh.
  • Hành tím; dầu ăn; gia vị.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế và chế biến thịt cá diêu hồng như các bước trên.
  • Bước 2: Đậu xanh rửa sạch ngâm với nước khoảng 1 tiếng. Sau đó, đãi sạch vỏ, hấp chín và tán mịn.
  • Bước 3: Đem gạo đi rang rồi cho đem đi nấu cháo.
  • Bước 4: Cháo bắt đầu chín thì cho cá và đậu xanh vào. Nêm nếm cho vừa vị gòi múc ra cho bé ăn.

Ngày 23: Cháo cá diêu hồng nấu với cà chua cho bé

Nguyên liệu:

  • 3 nắm gạo tẻ.
  • 1 con cá diêu hồng.
  • 4 quả cà chua.
  • Vài lát gừng.
  • Gia vị, dầu ăn cho bé.

Cách làm:

  • Bước 1: Cá diêu hồng mua về rửa sạch với nước, để ráo rồi lọc lấy thịt. Cà chua rửa sạch, thái hình múi cau. Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập, thái nhuyễn.
  • Bước 2: Đem cá đun sôi với gừng trong 5-10ph rồi vớt ra lọc thịt.
  • Bước 3: Trục cà chua qua nước sôi khoảng 2-3 phút sau đó nghiền mịn, lọc rây.
  • Bước 4: Vo gạo nấu cháo, rồi lần lượt cho cá, nên nếm gia vị. Cho cà vào nấu cuối cùng.
  • Bước 5: Cho cháo cá diêu hồng ra tô, thêm 1/2 thìa cà phê dầu ăn rồi cho bé thưởng thức.
Cháo cá diêu hồng cà chua
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi Ngày 23

Ngày 24: Đu đủ trộn với sữa mẹ

Nguyên liệu:

  • 1 miếng đu đủ chín
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách làm:

  • Mẹ lấy một miếng đu đủ chín, gọt vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn cho bé ăn.

Ngày 25: Cách nấu cháo bắp với tôm cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 trái ngô ngọt (bắp Mỹ).
  • 2 con tôm.
  • 1 muỗng canh bột gạo.
  • 1/2 củ hành tím.
  • 3 muỗng cà phê dầu ô liu.
  • 1 muỗng cà phê nước mắm.

Cách làm:

  • Bước 1: Tôm sau khi mua về mẹ ngắt đầu, bóc vỏ và đuôi, bỏ chỉ đen ở lưng rồi mang đi rửa sạch. Cho tôm vào cối xay và xay nhuyễn hoặc mang đi băm nhỏ.
  • Bước 2: Tách lấy hạt ngô hoặc dùng dao gọt nhẹ nhàng cho phần hạt ngô ra khỏi lõi. Cho ngô vào cối xay, thêm một ít nước xâm xấp mặt ngô rồi ấn xay nhuyễn. Tiếp đó, lọc phần ngô đã xay qua rây, loại bỏ phần xác ngô, chỉ giữ lại nước cốt.
  • Bước 3: Cho vào nồi 2 muỗng cà phê dầu ô liu, cắt lát 1/2 củ hành tím vào, phi thơm. Tiếp theo mẹ cho tôm đã xay vào, xào với lửa nhỏ cho thịt tôm săn lại.
  • Bước 4: Nêm thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, đảo thêm khoảng 1 phút nữa thì cho nước ngô, 1 muỗng canh bột gạo vào nấu chung.
  • Bước 5: Khuấy đều cho bột gạo tan và nấu với lửa vừa đến khi thấy cháo sánh lại thì mẹ cho tiếp 1 muỗng cà phê dầu ô liu vào rồi và tắt bếp.

Ngày 26: Cháo cá hồi cà rốt

Nguyên liệu:

  • Cá hồi tươi: 230g.
  • Gạo nếp và gạo tẻ: 100g.
  • Cà rốt. Hành tím băm, muối, tiêu, hạt nêm.

Cách làm:

  • Bước 1: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt hạt lựu. Hành lá cắt nhỏ.
  • Bước 2: Luộc sơ cá hồi trong 5 phút. Xé rồi băm nhỏ thịt cá.
  • Bước 3: Cho gạo nếp và gạo tẻ vào nồi nấu trong 30 phút.
  • Bước 4: Bắc chảo dầu lên bếp, phi thơm hành tím, trút cá vào xào cho săn lại. Nêm ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê tiêu.
  • Bước 5: Trút cá vào nồi cháo, nêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, nấu thêm 15 – 20 phút.
  • Bước 6: Cho cà rốt vào chảo xào tiếp. Múc cháo ra tô, cho cà rốt, hành lá lên là có thể cho bé ăn.
Cháo cá hồi cà rốt cho bé 5 tháng tuổi
Cháo cá hồi cà rốt trong thực đơn cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm kiểu truyền thống

Ngày 27: Cháo cá hồi nấu rong biển

Nguyên liệu:

  • Cá hồi 30g.
  • Hành củ 5g.
  • Dầu ăn 10ml.
  • Rong biển 10g.
  • Cháo tỉ lệ 1 gạo: 10 nước.

Cách làm:

  • Bước 1: Vo gạo nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước.
  • Bước 2: Rong biển ngâm vào nước cho nở bung. Rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn.
  • Bước 3: Cá hồi rửa sạch, khử mùi tanh như hướng dẫn trên, để ráo, thái miếng nhỏ phù hợp với khả năng ăn của bé.
  • Bước 4: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, phi mỡ. Cho cá hồi vào xào, tán nhỏ cá bằng thìa vì cá hồi rất mềm.
  • Bước 5: Sau đó cho phần cá hồi đã xào, rong biển đã tán nhuyễn vào nồi cháo, nêm chút nước mắm và dầu ăn cho bé. Tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.

Ngày 28: Cháo cá hồi nấu bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ 20g.
  • Cá hồi 30g.
  • Hành củ 5g.
  • Dầu ăn 10ml.
  • Cháo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước.

Cách làm:

  • Bước 1: Vo gạo nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.
  • Bước 2: Cá hồi rửa sạch, khử mùi tanh như hướng dẫn trên, để ráo, thái miếng nhỏ phù hợp với khả năng ăn của bé.
  • Bước 3: Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, phi mỡ. Cho cá hồi vào xào, tán nhỏ cá bằng thìa vì cá hồi rất mềm.
  • Bước 4: Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch, luộc bằng nước sôi hoặc cho vào cùng nồi cháo, dùng thìa cơm nghiền nhuyễn.
  • Bước 5: Sau đó cho phần cá hồi đã xào vào nồi cháo, nêm chút nước mắm và dầu ăn cho bé, tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.

Ngày 29: Cho bé 5 tháng ăn dặm mơ

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị: 1 quả mơ chín.

Cách làm:

  • Bước 1: Chế biến mơ cho bé ăn dặm bằng cách hấp chín và xay nhuyễn mịn cho bé thưởng thức.
  • Bước 2: kết hợp với trái cây khác có vị ngọt cho bé dễ ăn.

Ngày 30: Cháo vịt nấu với mướp cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 30g.
  • Thịt vịt: 100g.
  • Mướp hương: 1 quả nhỏ.
  • Gia vị, dầu ăn.

Cách làm:

  • Bước 1: Thịt vịt mua về bỏ da và xương, sau đó rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bước 2: Mướp hương nạo vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ.
  • Bước 3: Ngâm gạo rồi vo sạch, sau đó đem nấu cháo.
  • Bước 4: Khi cháo chín, cho thịt vịt và mướp hương vào đảo đều.
  • Bước 5: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

>> Xem thêm: Thực đơn cho bé 5 – 6- 7 tháng ăn dặm với cháo bí đỏ giàu dinh dưỡng

LƯU Ý: Khi nấu các món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi; cha mẹ nên dùng rây hoặc dùng muỗng nghiền nhuyễn thức ăn, thay vì dùng máy xay. Bởi vì nếu dùng máy xay, thực phẩm dễ hòa tan vào nhau và bé không còn cảm nhận được hương vị khác nhau.

5. Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 5 tháng tuổi

Bên cạnh thực đơn cho bé 5 tháng ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ cũng có thể áp dụng cho bé 5 tháng 5 ăn dặm theo kiểu Nhật. Dưới đây là thực đơn mẫu cho bé 5 tháng ăn dặm kiểu Nhật.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng ăn dặm
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng theo kiểu Nhật. Mẹ có thể áp dụng trong 30 ngày

Trên đây là thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng giúp tăng cân tốt theo kiểu truyền thống và cả kiểu Nhật. Mẹ có thể áp dụng trong 30 ngày bằng cách luân phiên thay đổi các món ăn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Weaning Your Baby
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspx
Ngày truy cập: 29/02/2024

2. Introducing solids: why, when, what and how
https://raisingchildren.net.au/babies/breastfeeding-bottle-feeding-solids/solids-drinks/introducing-solids
Ngày truy cập: 29/02/2024

3. Japan–France–US comparison of infant weaning from mother’s viewpoint
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3379788/
Ngày truy cập: 29/02/2024

4. Weaning Your Child
https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html
Ngày truy cập: 29/02/2024

5. All about Weaning for Mothers Worried about Babies Food after 6 Months
https://parenting.firstcry.com/articles/contribution-all-about-weaning-for-mothers-worried-about-babies-food-after-6-months/
Ngày truy cập: 29/02/2024

6. Feeding Your 4- to 7-Month-Old
https://kidshealth.org/en/parents/feed47m.html
Ngày truy cập: 29/02/2024

x