Những điều cần biết khi tập cho bé ăn dặm như một sự chuẩn bị khôn ngoan để mẹ chăm sóc con đúng nhất và tốt nhất trong những năm đầu đời.
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những điều cần biết khi tập cho bé ăn dặm như một sự chuẩn bị khôn ngoan để mẹ chăm sóc con đúng nhất và tốt nhất trong những năm đầu đời.
Trong những giai đoạn đầu đời của bé, mẹ cần trang bị kiến thức vững chắc để hỗ trợ con phát triển toàn diện về mặt thể chất. Trong đó, một điều quan trọng mà mẹ cần biết đó là khi nào tập cho bé ăn dặm và cần tập ăn dặm cho bé như thế nào để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
Dưới đây là những điều cần biết khi tập cho bé ăn dặm, mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Ăn dặm là giai đoạn con chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng (sữa mẹ hoặc sữa công thức) sang chế độ ăn dạng thô hơn, nghĩa là bé sẽ bắt đầu tập nhai và nuốt thức ăn. Chế độ ăn dặm thường được áp dụng cho các bé từ 5-6 tháng tuổi trở lên tùy vào sự phát triển của mỗi bé. Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ hãy áp dụng các nguyên tắc về vị và lượng như sau:
Mẹ áp dụng các nguyên tắc trên sẽ giúp cho hệ tiêu hóa và dạ dày của con từ từ làm quen với thức ăn dạng thô.
Trong một năm đầu đời, ngoài thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức, cơ thể bé sẽ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển và tăng trưởng. Vì vậy, mẹ có thể tập ăn dặm cho bé bằng cách bổ sung thêm các thức ăn khác như bột ăn dặm, cháo, rau củ quả,… Tuy nhiên, điều quan trọng là mẹ phải quan sát và hiểu được những nhu cầu của con.
Trẻ sơ sinh thè lưỡi ra ngoài là hành vi bản năng bú sữa mẹ. Bé sẽ có hành vi chống lại muỗng hay bất cứ thứ gì khác đưa vào miệng, bao gồm cả thức ăn. Phản xạ này sẽ biến mất khi bé được 4–5 tháng tuổi, nên sau thời điểm này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm.
Một số bé có thể tự nâng đầu từ rất sớm, thậm chí ngay từ khi mới sinh, nhưng thường tới 3-4 tháng tuổi thì bé mới ngẩng được đầu cao hơn, giữ đầu thẳng được một lúc lâu.
Bé thường bắt đầu ngồi được vào khoảng 6 tháng tuổi, mặc dù vẫn cần chỗ dựa hoặc đỡ. Vì vậy, nếu bé có những dấu hiệu này, mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm.
Ở giai đoạn sẵn sàng để tập ăn dặm, bé sẽ có hành vi chăm chú nhìn thức ăn và há miệng háo hức khi thấy thức ăn được đưa về phía mình. Bé thích lấy mọi thứ để đưa vào miệng và thậm chí còn bắt chước hành vi ăn uống của người lớn.
Khi cân nặng của bé gấp đôi tháng mới sinh, và đạt ít nhất là 6kg (4-5 tháng trở lên), mẹ có thể tập ăn dặm cho bé vì bé đang cần nguồn dinh dưỡng ngoài sữa để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Khi tập ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý chọn những thực phẩm và cách chế biến sao cho phù hợp với từng giai đoạn tháng tuổi. Sau đây là một số gợi ý giúp mẹ có thể bắt đầu:
Tập cho bé ăn dặm 5 tháng là giai đoạn bé phát triển cơ hàm. Do đó, mẹ không nên cho bé ăn nhiều. Hơn nữa thức ăn cần có kết cấu mịn.
Khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, mỗi ngày mẹ nên cho con ăn 1 loại thực phẩm. Lúc đầu, mặc dù đồ ăn lỏng như nước canh nhưng bé cũng không dễ dàng gì để nuốt được. Dù việc cho ăn không thuận lợi, bé không chịu ăn hay đồ ăn trào ra khỏi miệng nhưng mẹ cũng nên nhẹ nhàng và bình tĩnh. Sau khi ăn dặm, mẹ cho bé bú ti hoặc uống sữa nếu con muốn.
Sau 1 tháng, mẹ tăng lên 1 ngày với 2 bữa ăn vì lượng bé ăn lúc này đã tăng lên. Mẹ có thể tập cho bé ăn dặm thêm các thực phẩm có protein như đậu hay cá trắng.
Bí quyết để giúp bé ăn tốt là để bé hơi nghiêng về phía sau một chút, dùng thìa chạm vào môi dưới của con và rút muỗng ra sau khi con ngậm miệng lại. Mẹ chỉ nên cho bé ăn từng loại thức ăn một. Sau đó, mẹ vừa quan sát tình trạng của bé vừa tăng dần số lượng lên.
Ở độ tuổi này, bé có thể di chuyển lưỡi, đẩy thức ăn vào sâu và nuốt tốt. Vì vậy, mẹ có thể mở rộng sự đa dạng trong bữa ăn bằng cách bao gồm các loại thực phẩm như thịt, gà, cá, cơm, mì ống và pho mát đã được nấu chín kỹ.
Giai đoạn này, mẹ tập ăn dặm cho bé để có cử động nhai. Bằng cách, cho bé ăn thức ăn lợn cợn và tăng dần độ to của miếng thức ăn. Mẹ tuyệt đối không được đút liên tục vào miệng bé và đưa thìa sâu vào trong vì có thể làm cho bé bị nghẹn.
Vào thời điểm 8 tháng tuổi bé sẽ cần được phát triển vận động tinh trong bữa ăn thông qua hành vi bốc nhón thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ. Do đó, mẹ có thể đan xen làm những bữa phụ với các món có kích cỡ bằng ngón tay (finger food) như táo, lê, bánh mì, pho-mát và cho bé tự do bốc nhón.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?
Khi bé ở giai đoạn này, con có thể ăn ngày 3 bữa. Đặc trưng của giai đoạn này là bé có nhu cầu tự ăn. Nếu để đồ ăn trước mặt, bé sẽ bốc và đưa vào miệng. Hành động bốc đồ ăn của bé thể hiện sự tò mò về hình dáng thức ăn và các cảm giác của ngón tay.
Vì vậy, mẹ nên sử dụng các thực phẩm khuyến khích việc cắn, nhai và khám phá bao gồm cơm nắm nhỏ, bánh mì kẹp có kích cỡ bằng ngón tay, rau củ hấp và các miếng thịt dài đã được nấu chín kỹ. Bí quyết để tập cho bé ăn dặm đó là, cho bé quan sát mẹ nhai, bé tham gia bữa ăn cùng gia đình và chia cho bé thức ăn cùng với người lớn.
Khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi, các mẹ thường lúng túng không biết chọn dụng cụ nào để tập cho bé ăn dặm hiệu quả. Nếu cũng đang phân vân chưa biết chọn dụng cụ cho bé ăn thế nào, mẹ hãy tìm hiểu thông tin dưới đây.
Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:
Trước bữa ăn dặm, bé có thể đòi bú mẹ, có thể là vì bé quá đói. Nhưng mẹ chỉ nên cho bé bú một chút thôi, khi bé bình tĩnh lại thì mẹ cho bé ăn dặm. Mẹ cũng nên đẩy thời gian ăn sớm hơn trong những bữa sau và luôn cho con ăn đúng giờ.
Đối với sữa, mẹ không nên ép bé uống quá nhiều mà nên dựa theo nhu cầu và lượng sữa của con. Nguyên tắc chung của giai đoạn này là tập cho bé ăn dặm – làm quen với thức ăn là chính, vì vậy mẹ nên điều chỉnh lượng bú sữa để bé có nhu cầu muốn ăn thức ăn thô.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ là cẩm nang hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về các bước tập cho bé ăn dặm để ăn dặm “không còn là cuộc chiến” giữa mẹ và bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Baby care – weaning
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/baby-care-weaning
Ngày truy cập: 27/11/2021
2. Feeding Guide for the First Year
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/feeding-guide-for-the-first-year
Ngày truy cập: 27/11/2021
3. Weaning: Tips for breast-feeding mothers
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/weaning/art-20048440
Ngày truy cập: 27/11/2021
4. Weaning
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/weaning.html
Ngày truy cập: 27/11/2021
5. What is weaning?
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/
Ngày truy cập: 27/11/2021
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!