Vì không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ thường không dám nêm gia vị cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều loại gia vị trẻ em khác giúp món ăn của mẹ thêm đậm đà và không gây hại cho bé.
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vì không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ thường không dám nêm gia vị cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều loại gia vị trẻ em khác giúp món ăn của mẹ thêm đậm đà và không gây hại cho bé.
Trẻ ăn dặm có nên cho gia vị không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, gia vị trẻ em dưới 1 tuổi nên tránh lượng muối, đường và bột ngọt. Thậm chí, muối và bột ngọt không được xem như là gia vị cho trẻ ăn dặm vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Vậy, có phải khi nấu thức ăn dặm cho con; mẹ không cần nêm nếm thêm bất cứ thứ gì? Liệu có loại gia vị trẻ em ăn dặm nào thực sự an toàn? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc của mình.
Trẻ ăn dặm có nên cho gia vị không? Câu trả lời là không đối với trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi. Bởi thịt cá và rau củ đã có sẵn lượng muối, đường tự nhiên và sẽ bổ sung đầy đủ cho con. Lượng gia vị tự nhiên này phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hóa của con, nên mẹ không cần phải lo bé thiếu chất đâu nhé.
Trong giai đoạn bé từ 6 – 7 tháng tuổi, mẹ có thể thêm dầu oliu hoặc dầu hướng dương vào bột ăn dặm, cháo cho trẻ. Ngoài băn khoăn trẻ ăn dặm có nên cho gia vị không, mẹ cũng cần biết thêm gia vị trẻ em cần tránh sau đây.
>>>> Ngoài lưu ý về gia vị cho trẻ ăn dặm, mẹ xem thêm Bảng thời gian chuẩn cho bé ăn dặm trong ngày?
Các loại đường tồn tại tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như đường fructose trong táo hoặc đường lactose trong pho mát đều tốt. Nhưng hãy chú ý đến các loại đường bổ sung. Đây là những loại đường hoặc xi-rô được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống khi chúng được chế biến hoặc chuẩn bị.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh khuyến cáo rằng trẻ em dưới 24 tháng tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại đường bổ sung nào.
Mẹ có thể sẽ không gặp vấn đề với thức ăn trẻ em đóng lọ; hoặc thức ăn nguyên hạt xay nhuyễn làm ở nhà. Nhưng khi con chuyển sang thức ăn nhẹ, ăn vặt và ăn những gì gia đình ăn; hãy lưu ý rằng đường bổ sung có thể được tìm thấy trong nước sốt cà chua và súp.
Mọi người đều biết rằng đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe, nhưng những tác động tiêu cực có thể nghiêm trọng hơn nhiều đối với trẻ sơ sinh.
Ngay cả một khẩu phần rất nhỏ đồ ăn vặt có đường hoặc mặn cũng có thể khiến bé cảm thấy no; khiến bé không còn đủ chỗ cho thức ăn lành mạnh hơn với các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của não bộ.
Mẹ hãy bắt đầu với một lượng nhỏ gia vị và tăng dần theo thời gian. Các loại gia vị có hương vị đậm đà có thể bị mất tác dụng khi sử dụng quá nhiều. Đồng thời, mẹ hãy kiên trì, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường cần tiếp xúc nhiều với điều gì đó mới, vì vậy đừng vội nản lòng nếu ban đầu con từ chối hương vị mới.
>>>> Mẹ có thể muốn biết thêm gợi ý Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Theo khuyến cáo của phần lớn các chuyên gia nhi khoa, mẹ nên đợi đến khi bé được 8 tháng tuổi mới cho bé tiếp xúc với thảo mộc nhằm ngăn ngừa các phản ứng dị ứng có thể xảy ra với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé. Một khi bé quen với thức ăn dặm và không gặp phải vấn đề tiêu hóa gì; mẹ có thể cho bé tập làm quen với các loại gia vị này.
Cũng giống như khi cho bé ăn món mới, với từng loại gia vị mới; mẹ cũng cần tuân theo nguyên tắc “4 ngày chờ đợi” để theo dõi các phản ứng của bé sau đó như thế nào. Tốt nhất, nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định cho bé tiếp xúc với các loại thảo mộc và gia vị.
Bé ở trong khoảng từ 1 đến 2 tuổi đã có thể tiếp xúc với nhiều loại gia vị hơn; bé sẽ không còn thích những món ăn “nhạt” như trước đây; và có xu hướng tìm kiếm những loại thức ăn có vị đậm đà và phong phú hơn. Những bữa ăn dặm của bé nên được chế biến công phu; và nêm nếm đa dạng hơn để bé ăn ngon miệng mỗi ngày.
Lúc này, mẹ có thể nêm gia vị theo liều lượng gợi ý sau đây:
Và đương nhiên là mẹ nên tăng dần liều lượng theo thời gian chứ không tăng đột ngột; bởi điều này sẽ làm bé khó chịu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Nếu bé trên 2 tuổi và có dấu hiệu thừa cân; mẹ nên giảm lượng chất béo và da động vật trong bữa ăn của con nhé.
>>>> Mẹ tìm hiểu ngay 6 cách nấu cháo vịt cho bé ngon, bổ và lạ miệng
Lúc này, vị giác của bé đã phát triển hoàn toàn. Do vậy, việc cân đo đong đếm lượng gia vị cũng khác hoàn toàn với các bé ăn dặm 6 tháng tuổi. Trẻ trên 3 tuổi đã có thể thích nghi theo khẩu vị ăn của gia đình.
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên hạn chế đường, muối và nước mắm trong bữa ăn để không ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp của bé khi trưởng thành.
Gia vị sẽ giúp món ăn được ngon lành hơn và kích thích vị giác; tạo cảm giác thèm ăn cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung gia vị một cách hợp lý gia vị cho trẻ ăn dặm để cơ thể bé được hấp thụ tốt nhất mà không bị rối loạn vị giác hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
>>>> Mẹ đã biết Vai trò quan trọng của Kali trong chế độ dinh dưỡng của bé chưa?
Để làm tăng mùi vị cho món ăn của con, mẹ có thể sử dụng một số loại gia vị sau:
Đây là những loại gia vị khá lành mạnh; và có thể dễ dàng kết hợp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Đặc biệt, nếu được nếm thử các món được chế biến với nhiều loại gia vị ngay từ khi con nhỏ cũng sẽ hạn chế được tình trạng kén ăn khi trẻ lớn lên.
>>>> Mẹ đã biết Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi chưa? Tìm hiểu ngay!
Mẹ hãy thử những hỗn hợp gia vị cho trẻ ăn dặm này:
Đối với trái cây, mẹ thêm những gia vị trẻ em tương ứng như sau:
Đối với sản phẩm bơ sữa:
Đối với các loại rau:
Đối với món ngũ cốc:
Đối với các loại thịt, mẹ kết hợp gia vị trẻ em như sau:
Thịt gà có thể được sử dụng với:
Thịt bò có thể được sử dụng với:
>>> Mẹ xem thêm Thực đơn ăn dặm cho bé “Dồi dào dinh dưỡng – Tốt cho tiêu hóa”
Dưới đây là những mẹo hàng đầu để nêm nếm gia vị cho trẻ ăn dặm:
Nhìn chung, gia vị cho trẻ ăn dặm giúp bé dễ dàng thưởng thức những món ăn với vị đa dạng khi lớn lên. Do đó, với quá trình này, các mẹ hãy kiên nhẫn! Và tận hưởng hành trình cùng con khám phá thế giới ẩm thực với những hương vị tuyệt hảo nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Feeding your newborn: Tips for new parents
Ngày truy cập: 06/01/2022
Feeding your baby: 6–12 months
https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months
Ngày truy cập: 06/01/2022
Food and nutrition
https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition
Ngày truy cập: 06/01/2022
Feeding your baby: 1–2 years
https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-1-2-years
Ngày truy cập: 06/01/2022
Feeding your baby: When to start with solid foods
https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-when-to-start-solid-foods
Ngày truy cập: 06/01/2022