Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/07/2015

Trứng vịt lộn - Món kỵ cho bé dưới 5 tuổi

Trứng vịt lộn - Món kỵ cho bé dưới 5 tuổi
Trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất, là thực phẩm "vàng" mẹ nào cũng muốn thêm vào chế độ dinh dưỡng cho bé cưng nhà mình. Tuy nhiên, chưa chắc bé cưng đã đủ tuổi để thử món này đâu mẹ ơi!

Là món ăn nhẹ, bình dân nhưng giá trị dinh dưỡng trứng vịt lộn mang lại là vô cùng to lớn. Trung bình, một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal nặng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, và rất nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe của bé như vitamin A, B1, C… Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé.

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn
Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng không phải ai cũng ăn được trứng vịt lộn

Những tác hại có thể xảy ra

– Dư thừa vitamin A: Hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khá cao. Với những bé dưới 5 tuổi, chỉ với 100 gram chứng vịt lộn đã cung cấp lượng vitamin A vượt gấp 2-3 lần nhu cầu vitamin A mỗi ngày của trẻ. Dư thừa vitamin A là nguyên dân dẫn đến tình trạng vàng da, bong tróc biểu bì da, thậm chí gây ảnh hưởng đến việc hình thành hệ xương của trẻ.

– Gây các vấn đề về hệ tiêu hóa: Trẻ dưới 5 tuổi khi ăn trứng vịt lộn dễ gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa các chất, bởi hệ tiêu hóa của bé hiện giờ vẫn chưa được hoàn thiện. Bé có nguy cơ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa khi ăn.

– Tăng lượng cholesterol trong máu: Cholesterol có trong trứng vịt lộn cần thiết cho quá trình hình thành các tế bào thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều, ngược lại sẽ gây ra những phản ứng ngược. Thường xuyên tích lũy cholesterol dẫn đến làm tăng cao lượng mỡ trong gan, máu, gây các bệnh về tim mạch.

Ăn sao cho đúng?

Để không bỏ qua những lợi ích từ trứng vịt lộn, nhưng cũng không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé cưng, với những bé dưới 5 tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn nửa quả trứng mỗi lần. Và không được ăn quá 2 lần một tuần đâu mẹ nhé! Nếu cho bé ăn trứng cút lộn, mẹ cũng nên giới hạn từ 4-5 quả mỗi lần ăn.

Không nên cho bé ăn trứng vào buổi chiều hoặc buổi tối vì thời gian này khả năng tiêu hóa của cơ thể cũng hoạt động kém hơn nên dễ gây đầy bụng, khó chịu. Thay vào đó, nên cho bé ăn trứng vào buổi sáng để dạ dày có đủ thời gian chuyển hóa hết các chất dinh dưỡng trong trứng.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x