Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/10/2020

Ăn dặm cho bé: "chuẩn" với trẻ 6 - 8 tháng và 8-10 tháng tuổi

Ăn dặm cho bé: "chuẩn" với trẻ 6 - 8 tháng và 8-10 tháng tuổi
Với các bé 6-8 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, cung cấp năng lượng cho bé cả ngày. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng nếu như bé chỉ ăn được 1-2 muỗng thức ăn. Việc ăn dặm cho bé trong giai đoạn này vẫn chủ yếu là để bé làm quen với mùi vị và độ đặc của thực phẩm.

Cẩm nang ăn dặm cho bé 6-8 tháng tuổi

Không còn là giai đoạn bỡ ngỡ ban đầu, các bé 6-8 tháng tuổi đã có thể bắt đầu làm quen thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nhu cầu ăn dặm cho bé cũng tăng thêm. Nhưng tăng như thế nào? Thay đổi ra sao? Tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc cho mình, mẹ nhé!

Ăn dặm cho bé 6-8 tháng
Ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu để tập cho bé làm quen với mùi vị của các loại thức ăn

1. Thực phẩm ăn dặm cho bé 6 – 8 tháng tuổi

Ngũ cốc và các loại hạt, bao gồm gạo – yến mạch – lúa mạch: Bạn có thể trộn các loại với nhau, nếu trước đó bé không có bất kỳ phản ứng gì khi được ăn riêng từng loại. Chẳng hạn như bạn trộn chung gạo lứt và yến mạch với nước sốt lê.

Trái cây như bơ, mơ, táo, chuối, xoài, mận, đào, lê, mận khô, bí đỏ. Về thực đơn ăn dặm cho bé, bạn có thể kết hợp vài loại trái cây chung lại với nhau hoặc cho ăn riêng từng loại. Sau 8 tháng, bé có thể được ăn trái cây tươi chín nhưng mẹ nên nấu chín trái cây để an toàn hơn cho hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.

Rau củ gồm khoai lang, bí đỏ ngòi, cà rốt, đậu cove, đậu Hà Lan, bí đao, củ cải. Việc kết hợp các loại rau củ có thể bắt đầu từ giai đoạn này, nếu trước đó bé không có bất kỳ phản ứng nào khi cho ăn riêng từng loại. Sau 8 tháng, bé có thể ăn các loại rau củ đã nấu chín cắt lát hay thái cục nhỏ. Rau củ nấu chín mềm sẽ giúp cho bước ăn dặm đầu tiên của bé dễ dàng hơn.

ăn dặm với cà rốt

Chất đạm như thịt gà, đậu hũ. Với các bé 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm với việc thử món đậu hủ thái cục nhỏ trộn với ngũ cốc (loại dùng ăn sáng với sữa) nghiền nhỏ hay bột ngũ cốc của bé. Nhiều chuyên gia nhi khoa khuyên khích nên cho bé ăn thịt ngay từ những ngày đầu ăn dặm để bổ sung được lượng sắt có trong thịt. Tuy nhiên, mẹ nên trao đổi thêm với bác sĩ trước khi quyết định.

Chế phẩm từ sữa như sữa chua nguyên kem không chứa đường. Khoảng 8 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé dùng loại sữa chua nguyên kem không đường và phô mai dành cho em bé. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn khuyến khích cho bé ăn sữa chua từ trước 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo, mẹ chỉ nên cho bé ăn sữa chua tự làm bằng sữa công thức. Trên 6 tháng tuổi, bé mới có thể ăn sữa chua được bày bán trên thị trường.

2. Nhu cầu ăn dặm của bé 6-8 tháng tuổi

Lần đầu tiếp xúc với thức ăn, bé cưng có thể chỉ tiêu thụ được khoảng 1/2 muỗng thức ăn. Tuy nhiên, nếu mẹ đã cho bé ăn dặm từ sớm, ở độ tuổi này bé cưng có thể dễ dàng “xử đẹp” 1-2 muỗng thức ăn.

Việc ăn dặm trong giai đoạn này vẫn chủ yếu cho bé làm quen với mùi vị và độ đặc của thực phẩm. Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ đạo. Vì vậy, ngoài những bữa ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú sữa theo nhu cầu. Không nên quá đặt nặng việc ăn dặm của bé vào lúc này.

Trong những lần đầu tập ăn, một số bé sẽ tìm cách nhè/lè thức ăn ra ngoài và điều này là bình thường. Có thể đây là dấu hiệu cho thấy bé chưa thực sự sẵn sẵng cho việc ăn dặm. Chỉ có chúng ta mới hiểu được bé muốn gì, cần gì nên hãy quan sát, cảm nhận để đưa ra quyết định xem khi nào là lúc phù hợp triển khai việc ăn dặm cho bé.

Cẩm nang ăn dặm cho bé 8-10 tháng tuổi

1. Sự thay đổi của các nhóc 8-10 tháng tuổi

Ở giai đoạn 8-10 tháng tuổi, việc ăn dặm cho bé sẽ có một số thay đổi nhỏ. Các bé sẽ không còn “mặn mà” với chuyện ăn uống cho lắm vì những mối bận tâm khác, thú vị hơn như nghịch với chú mèo con hay nhâm nhi tờ giấy bé vừa tìm được… Do đó, nếu thấy con hơi lười ăn, mẹ hãy thông cảm hơn nhé!

Bé cũng sẽ không thích thức ăn quá mịn và việc đút ăn bằng thìa nữa. Thay vì vậy, việc tự bốc từng miếng nhỏ thức ăn sẽ thú vị hơn rất nhiều. Mẹ có thể cho bé ăn trái cây, rau củ, mì hoặc chế biến một số loại thức ăn cho phù hợp với sự phát triển của bé.

  • Mì ống, rau củ và trái cây nên được nấu chín mềm và có thể dùng nĩa để nghiền nát thức ăn. Đặc biệt với chuối, mẹ chỉ nên nghiền nhỏ mà không cần nấu chín.
  • Thịt và các loại thực phẩm chứa đạm như lòng đỏ trứng cần được nấu chín và xay nhuyễn hay lợn cợn.

Hơn nữa, khi bé chưa được 12-18 tháng thì răng hàm của các bé vẫn chưa mọc đầy đủ. Hoạt động nhai nhuyễn thức ăn lúc này sẽ do nướu đảm trách, vì thế thức ăn của bé cần đủ mềm để nhai mà không làm tổn thương nướu.

Dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi
Răng chưa xuất hiện đủ nên việc ăn uống của bé vẫn phải “nhờ cậy” nhiều vào nướu

Ăn dặm cho bé 8-10 tháng: Chọn thực phẩm như thế nào?

Ngũ cốc và các loại hạt: Hãy thử trộn những loại hạt mà bé đã từng ăn mà không có bất kỳ phản ứng gì để làm thành một món mới cho bé. Khi bé có thể ăn được thực phẩm mềm nhuyễn nhưng còn lợn cợn nhiều, mẹ có thể tập cho bé làm quen với bánh mì, bánh muffins. Và mì ống sẽ là món ăn bốc lý tưởng cho bé ở giai đoạn này.

Trái cây: Bé đã có thể ăn nhiều loại trái cây hơn, chẳng hạn bơ, mơ, táo, chuối, việt quất, dưa lưới, nho, kiwi, xoài, mận khô, đu đủ, đào, lê, mận, hồng, bí ngô. Bạn cũng có thể kết hợp nhiều loại trái cây cho bé tập ăn. Sau 8 tháng, bé đã có thể ăn trái cây tươi chín mà không cần phải chế biến.

Rau củ: Món rau củ luộc sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bé tập ăn bốc. Hãy thử trộn đều các loại rau củ với nhau hoặc thêm một ít phô mai bào sợi vào để tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho món salad rau củ. Xào hay nướng một ít hành hay ớt chuông rồi thêm vào món ăn của bé hay cho bé bốc ăn đều được.

Chất đạm: Mẹ có thể bổ sung đạm cho bé thông qua các loại thịt, cá, lòng đỏ trứng, đậu hủ…

Chế phẩm từ sữa: Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể cho bé ăn thêm phô mai và sữa chua. Tuy nhiên, mẹ nên tránh không để cho bé ăn các loại phô mai chưa tiệt trùng, có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

3/ Khẩu phần ăn của bé 8-10 tháng tuổi

8 – 10 tháng tuổi, bé đã có thể tự bốc ăn và thức ăn của bé lúc này sẽ đặc và lợn cợn hơn. Lượng thức ăn bé tiêu thụ tuy ít hơn nhưng lại chất lượng hơn. Bé sẽ ăn 3 bữa mỗi ngày và giữa các bữa sẽ có 1-2 lần ăn nhẹ.

Tuy nhiên cũng có bé chỉ ăn được 1 bữa mỗi ngày và điều này là bình thường. Mẹ không nên quá áp lực về số lượng bữa ăn của bé. Điều quan trọng cần làm là quan sát các dấu hiệu đói bụng của bé và cố gắng lên lịch 3 bữa mỗi ngày cho bé. Mỗi bữa ăn của bé nên cân bằng các nhóm dinh dưỡng: rau củ, trái cây, đạm và ngũ cốc. Đồng thời đảm bảo được bé bú đủ nhu cầu sữa mẹ/ sữa công thức trong ngày.

3 lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé: Mẹ đã biết?

Nếu thường xuyên nấu ăn, chắc hẳn mẹ sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi chế biến thức ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng “trăm phần trăm” cho con yêu, việc tham khảo thêm những điều sau cũng không thừa đâu mẹ ơi.

Ăn dặm cho bé
Mẹ có chắc mình biết hết những mẹo chế biến thức ăn cho bé?

1. Vệ sinh khi chế biến

Dù làm gì, trước khi chuẩn bị thực phẩm ăn dặm cho bé, mẹ cũng nên rửa tay thật sạch bằng nước rửa tay sát khuẩn nhé! Hệ tiêu hóa còn non nớt của bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Các dụng cụ trong bếp cũng cần được vệ sinh cẩn thận. Từ thớt, chảo, xoong nồi hay hộp đựng, mẹ cũng đừng bỏ qua.

Rửa rau củ quả dưới vòi nước đang chảy và ngâm trong nước muối trong khoảng 10-15 phút để loại bỏ thuốc trừ sâu và hóa chất tồn đọng.

Thực phẩm sau khi sơ chế phải đậy nắp, bỏ tủ lạnh hoặc nấu chín rồi đông lạnh ngay, mẹ nhé!

2. Bảo quản thực phẩm cho bé

Khi đông lạnh thức ăn cho bé ăn dặm, mẹ có thể dùng khay đá. Mỗi viên đá sẽ tương tương với 30ml, đây là cách định lượng tuyệt vời để thức ăn không bị lãng phí.

Sau khi khay thức ăn đông đá, mẹ gỡ hết ra và cho vào túi đông lạnh chuyên dụng. Cách này có thể giúp bảo quản thức ăn lâu hơn. Nên ghi thông tin trên từng túi về tên và hạn sử dụng của các loại thức ăn đựng trong túi

Gặp khó khăn khi gỡ các viên thức ăn, mẹ có thể dội một ít nước ấm vào đáy khay. Khi gặp nóng, thức ăn trong khay sẽ co lại và dễ ra hơn.

Không cần lúc nào cũng cho bé ăn thức ăn nóng. Một vài lần, mẹ có thể thử cho bé ăn những món có nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng. Điều này sẽ giúp bé thích nghi với mọi kiểu thức ăn khi ăn ở bên ngoài và không có điều kiện hâm nóng.

3. Chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé

Tất cả các loại rau củ để chế biến món ăn dặm cho bé đều cần được rửa kỹ, gọt vỏ, bỏ hạt (nếu cần) và nấu chín bằng cách hấp hay nướng. Tuy nhiên, với chuối và bơ, mẹ có thể cho bé ăn luôn mà không cần phải nấu chín.

Không dùng thịt nguội hay hun khói để chế biến món ăn cho bé vì chúng chứa hàm lượng muối và chất phụ gia khá cao.

Trẻ còn dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé ăn lòng trắng trứng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x