Khi trẻ bắt đầu ăn thực phẩm cứng vào khoảng 6 tháng tuổi, thì mẹ có thể cho bé tập quen với cá hồi dưới dạng nấu chín, dễ ăn nhất là ruốc (chà bông) cá hồi. MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản mà thơm ngon nhé.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bình luận
Khi trẻ bắt đầu ăn thực phẩm cứng vào khoảng 6 tháng tuổi, thì mẹ có thể cho bé tập quen với cá hồi dưới dạng nấu chín, dễ ăn nhất là ruốc (chà bông) cá hồi. MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản mà thơm ngon nhé.
So với cá ngừ và các loại cá dầu khác, cá hồi ít thủy ngân hơn hẳn, căn bản là an toàn hơn đối với trẻ em.
Tuy nhiên, loại cá chúng ta mua được hàng ngày thường là cá nuôi quanh năm ở bờ biển, hàm lượng thủy ngân thấp nhưng chúng có thể bị nhiễm thuốc kháng sinh và các độc tố từ đất liền thải ra. Chúng cũng không chứa nhiều dưỡng chất bằng cá hồi đại dương vì nguồn thức ăn nuôi chúng không màu mỡ như ngoài đại dương.
Do đó, nếu mẹ mua được cá hồi đánh bắt từ các vùng biển sạch là tốt nhất. Để hạn chế thủy ngân, mẹ chỉ cần tiết chế khẩu phần ăn của bé cho hợp lý.
Cá ở đây bao gồm cá hồi (hoặc cá thu, các loại cá dầu khác) và các loại cá sông như cá lóc, cá bống…
Cá hồi chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin D (thường hay thiết hụt ở trẻ em), sắt, selen và kẽm. Cá hồi cũng là hải sản top đầu chứa omega-3, bao gồm DHA, thành phần chiếm phần lớn trong não trẻ, rất quan trọng với sự phát triển thị lực và nhận thức. Dưới đây là 6 tác dụng cơ bản của cá hồi với trẻ nhỏ:
Một số nghiên cứu cho thấy, dù bố mẹ không có học vấn cao nhưng nếu con cái được cho ăn cá đều đặn thì điểm số của bé sẽ cao hơn các bạn khác. Chỉ cần ăn cá 1 lần mỗi tuần là não bộ và nhận thức của bé đã đủ phát triển, bé ăn cá nhiều hơn 1 bữa mỗi tuần thường đứng đầu lớp.
Giá trị nhận thức của việc ăn cá hồi có thể kéo dài từ nhỏ cho đến lớn. Nghiên cứu cho thấy trẻ 15 tuổi ăn cá nhiều hơn 1 lần mỗi tuần thì đến năm 18 tuổi vẫn sẽ học rất giỏi so với các bạn lười ăn cá.
Cả rau củ quả và cá đều chứa omega-3, nhưng chỉ omega-3 trong cá mới chứa DHA. Do đó trẻ em thường được khuyến khích uống dầu cá để bổ sung DHA tốt cho não bộ.
Phụ nữ mang thai ăn nhiều hơn 2 phần cá mỗi tuần sẽ giúp thai nhi được tiếp cận với thực phẩm bổ não trước khi bé rời bụng mẹ. Tác dụng của omega-3 sẽ phát huy từ tháng thứ 6-18 trở đi, khi trẻ bắt đầu học kỹ năng ngôn ngữ, từ tháng thứ 36 khi trẻ học phối hợp tay-mắt, và từ 4 tuổi khi IQ của trẻ bắt đầu phát triển.
Cá hồi là một nguồn protein nạc, giúp ngăn ngừa cơn đói ở trẻ, tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng nhạy cảm với insulin và giảm béo bụng.
Bé ngủ ngon thì mới cao lớn và thông minh. Nghiên cứu cho thấy trẻ ăn cá hồi thường xuyên sẽ ngủ ngon và giấc ngủ sâu hơn, IQ đạt tối ưu ở độ tuổi 12.
Combo vitamin A, D, omega-3 và selen là nhân tố then chốt trong việc tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, trí nhớ kém.
Các axit béo không bão hòa đa và vitamin D trong cá hồi giúp xương chắc khỏe, hạn chế gãy xương.
Cá hồi chứa các thành phần có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy ADN, đây là nguyên nhân gây trầm cảm và lo lắng. Vitamin D trong cá hồi còn giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn.
Nguyên liệu
Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm
Các loại cá có vây như cá hồi thuộc dạng thực phẩm dễ gây dị ứng. Do đó bạn hãy cho bé ăn ít để tập làm quen. Nếu bé không có biểu hiện bất thường như ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… thì bạn có thể cho bé ăn thường xuyên.
Cá hồi là món ăn không thể thiếu cho trẻ tập ăn dặm và trẻ nhỏ. Bạn có thể cho bé ăn cách tuần với cá thu. Đây đều là những loại cá dầu rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Hy vọng cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản bên trên sẽ giúp mẹ hăng hái vào bếp hơn. Chúc mẹ nuôi con thông minh khỏe mạnh.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.