Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mẹ đang tập cho bé ti bình nhưng xem ra hết sức vất vả? Bé không chịu bú bình mà nhất quyết đòi ti mẹ? Bạn đang bối rối không biết làm sao để bé làm quen và chấp nhận người bạn mới này?
Bé không chịu bú bình phải làm sao? Sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của các bé. Khi lớn hơn một chút; mẹ phải đi làm, trẻ cũng cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng. Do đó, sữa công thức sẽ là trợ thủ đắc lực giúp con cao lớn, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trẻ không chịu bú bình; hay bỏ luôn ăn sữa khiến mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Vì sao bé lại phản đối “dữ dội” như vậy?
1. Tại sao bé không chịu bú bình?
Trẻ không chịu bú bình có thể do nhiều nguyên nhân: (1) Do bé chưa đói, (2) Do không thích bình sữa, mùi sữa; và (3) Do cách mẹ cho bú làm bé chưa ưng ý. Hãy tìm đúng nguyên nhân để giúp bé kết thân với “người bạn mới” này nha mẹ!
1.1 Bé không chịu bú bình vì chưa thực sự đói
Có thể bình thường trẻ có thể ti mẹ mọi lúc kể cả khi không đói; vì trẻ thích cảm giác mút mát và nằm trong lòng mẹ. Nên mẹ nhầm tưởng rằng con rất nhanh đói và cho bú bình theo thời gian bú mẹ.
Trẻ thường chỉ bú bình khi trẻ cảm thấy thực sự đói; nên nếu cho trẻ bú khi không đói chúng sẽ không hợp tác.
1.2 Trẻ không thích sữa ngoài
Nếu lý do từ sữa, có thể do nhiệt độ sữa bình khác sữa mẹ nên con chưa quen. Một số trẻ thích sữa ấm; một số lại thích sữa ở nhiệt độ phòng. Mẹ hãy thử thay đổi nhiệt độ sữa để xem bé còn phản ứng không nhé!
Ngoài ra, còn do bé quen với vị sữa mẹ nên chưa quen với sữa mới. Hoặc đôi khi sữa có vấn đề (hết hạn, nhiễm mùi…). Mẹ nên uống thử một chút để kiểm tra sữa trước khi cho trẻ bú nhé!
Một số trẻ cũng không thích mùi vani, đường tinh chế hay đường thơm trong sữa bột nên mẹ hãy lựa chọn loại có mùi vị gần giống với sữa mẹ nhất.
Bé thường thích bú mẹ hơn do sữa pha, bình sữa, núm vú giả không “hợp miệng”
1.3 Bé không chịu bú bình do núm vú bình sữa khó bú
Đây cũng là nguyên nhân mẹ nên xem xét. Nhiều bé không chịu bú bình vì nhận thấy núm vú của bình cứng; trong khi ti mẹ thì mềm mại, dễ chịu hơn nên thích hơn.
Nếu núm vú có lỗ nhỏ, sữa ra rất nhỏ giọt cũng gây khó khăn, khiến bé bú được ít. Lâu ngày, trẻ sẽ cảm thấy chán nản, khó chịu và ghét bú bình. Mẹ hãy thử chọn bình sữa núm vú có lỗ to hơn; hoặc dùng kim tiệt trùng đâm cho lỗ núm vú to hơn để con yêu dễ bú hơn.
Sau giai đoạn trực tiếp nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ phải quay lại với công việc; một người khác sẽ đảm nhiệm việc chó bé bú bình. Nếu chưa quen với thay đổi này; bé có thể phản ứng bằng cách không chịu bú bình.
Quá quen hơi mẹ và mùi sữa mẹ cũng làm trẻ bỏ bú bình. Lúc đó, mẹ nên ôm con vào lòng; vắt sữa mẹ vào bình rồi để bé làm quen từ từ nhé!
Mẹ cần cho bé không chịu bú bình quen hơi bố, hoặc vú em trước khi bắt đầu bú bình
1.5 Trẻ không chịu bú bình do mọc răng
Đây là nguyên nhân cực kỳ quan trọng vì đến giai đoạn mọc răng, một số bé có phản ứng “chống đối” với việc bú bình. Lúc này, trẻ thích cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu mút sữa.
2. Bé không chịu bú bình phải làm sao? Cách tập cho trẻ bú bình
Căn cứ vào những nguyên nhân bé không chịu bú bình kể trên; mẹ hãy đối chiếu với em bé nhà mình để thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo 3 mẹo đơn giản sau đây để tập cho trẻ bú bình:
2.1 Cho bé bú bình khi bé đang đói
Một trong những lý do bé không chịu bú bình đó là do đang no; do đó, mẹ cần canh chừng lúc bé đang đói để tập tu bình cho con.
Khi đói, bé sẽ dễ chấp nhận bú bình hơn để xoa dịu cơn đói của mình. Một số dấu hiệu bé đang đói bao gồm: ngậm và mút tay, quay đầu tìm ngực của mẹ để bú, liếm môi, miệng của bé mở và đóng liên tục.
2.2 Để bé bú sữa mẹ bằng bình
Đôi khi, bé không chịu bú bình vì thích mùi của sữa mẹ hơn là sữa công thức. Nếu mẹ vẫn còn sữa, mẹ hãy bơm sữa mẹ ra bình rồi cho bé tu, như vậy, bé vừa tập tu bình sữa, vừa thưởng thức sữa mẹ mà con rất yêu thích.
2.3 Tập bú bình trong môi trường thích hợp
Đôi khi chính vì phân tâm với những khung cảnh xung quanh; nên bé không cảm thấy những khác lạ khi dùng bình sữa và sẽ bú như bình thường. Ngoài ra, việc đi dạo cũng khiến con cảm thấy thoải mái hơn, từ đó việc ăn uống dễ dàng hơn.
Vậy bé không chịu bú bình trong trường hợp này phải làm sao?
Mẹ cần
Dùng một chiếc địu trẻ sơ sinh hoặc xe đẩy để trẻ ngồi thẳng, mặt hướng về phía trước.
Khi em bé bình tĩnh, thoải mái thì đặt chiếc bình sữa vào trong miệng. Mẹ nhớ dùng tay vỗ nhẹ ở bụng và hông; giống như đang “nịnh” con nhỏ bú sữa.
Không khí trong lành, mát mẻ sẽ khiến em không nghĩ đến chuyện ăn uống và sẽ bú bình sữa một cách vô thức. Nếu trẻ khóc lóc; mẹ hãy đợi một lát nữa hãy thử lại. Trong lúc đó hãy trò chuyện và tiếp tục đi dạo với con yêu.
Bé không chịu bú bình phải làm sao? Đưa đi dạo là một “chiêu” hữu hiệu để dụ bé bú bình
2.4 Bé bỏ bú bình phải làm sao? Cho bú khi đang buồn ngủ
Thường các bà mẹ sẽ cho con bú trước khi đi ngủ, vừa giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn và bố mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian để ngủ hơn. Trước khi đi ngủ, con cũng đang khá mệt nên sẽ bú bình một cách không ý thức.
Để làm cách này, mẹ hãy
Cho em bú mẹ như bình thường. Khi con ngừng lại một chút; mẹ nhanh chóng đặt bình sữa vào miệng.
Nếu chịu bú bình, bé sẽ bú hết cả bình sữa rồi chìm vào giấc ngủ.
Nếu bé không chịu bú bình; mẹ hãy thử cho trẻ bú mẹ lại gần bé; vỗ về, hát ru, đung đưa một chút. Con yêu sẽ dịu lại và chịu bú bình nhanh chóng rồi đi ngủ.
Giải pháp khi bé không chịu bú bình này cũng khá đơn giản, dành cho những em bé thích ngậm ti giả. Ti giả cũng là một mẹo giúp con ngừng khóc và la hét ngay lập tức, được khá nhiều bố mẹ áp dụng.
Dựa vào thói quen này, mẹ tập trẻ bú bình bằng cách khi đến giờ bú sữa hoặc bé đòi bú sữa; hãy cho ngậm ti giả trong khoảng nửa phút. Sau đó lấy ti giả ra, nhanh chóng đưa bình sữa vào miệng em. Hầu hết các nhóc tì sẽ không cảm thấy sự thay đổi và bú sữa như bình thường.
2.6 Trường hợp bé cương quyết không chịu bú bình dù mẹ áp dụng nhiều cách
Nếu bé cương quyết không chịu bú bình dù mẹ đã thử rất nhiều cách khác nhau; thì sau đây là một số lựa chọn để mẹ vẫn cho bé uống sữa nhằm đảm bảo dưỡng chất:
Cho bú bằng cốc:
Dùng cốc uống thuốc hoặc cốc thủy tinh.
Xoa dịu, làm cho bé dễ chịu trước khi cho bú bằng cốc.
Đặt bé ở tư thế thẳng đứng trên đầu gối hoặc đùi của mẹ.
Đặt mép cốc có đầy sữa mẹ vào môi dưới; rồi nghiêng cốc để sữa chạm vào môi bé.
(*) Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể dùng cốc có ống hút để cho bé tu sữa.
Đút sữa cho bé bằng thìa:
Sử dụng thìa mềm, hoặc bằng vật liệu silicon.
Tương tự các bước cho bú bằng cốc, mẹ đổ sữa lên thìa, đặt vào môi dưới của bé, rồi cho bé uống từ từ.
(*) Cho uống sữa bằng thìa có thể mất nhiều thời gian, mẹ hãy thật kiên nhẫn trong lúc này nhé.
Sử dụng ống tiêm hoặc ống nhỏ sữa:
Đặt em bé ở tư thế nằm ngửa, hơi nghiêng qua bên phải.
Nhẹ nhàng đưa ngón tay của mẹ để kéo môi của bé xuống.
Cho bé mút ngón tay của mẹ trước khi đưa ống tiêm, hoặc ống nhỏ bên cạnh ngón tay.
Từ từ, mẹ hãy phun sữa vào miệng khi bé bú. Lưu ý, mẹ tránh nhỏ quá nhiều sữa trong thời gian quá nhanh.
(*) Mẹ có thể sử dụng ống nhỏ mắt hoặc ống tiêm thông thường cho phương pháp này hoặc có thể mua ống tiêm nha chu có đầu mềm để giảm nguy cơ làm tổn thương miệng bé.
3. Cách nhận biết trẻ đủ nhu cầu dinh dưỡng
Nếu bé không chịu bú bình bố mẹ sẽ lo lắng liệu trẻ có ăn đủ nhu cầu mỗi ngày không. Để nhận biết việc trẻ không chịu bú bình có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không; cần theo dõi sự phát triển của bé và các dấu hiệu khác:
Bé không chịu bú bình chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt tiêu chuẩn theo tháng tuổi. Nếu nhận thấy sau khoảng 2 tuần trẻ học bú bình nhưng không tăng đạt tiêu chuẩn tức là việc cung cấp dinh dưỡng chưa đủ.
Bé không chịu bú bình và đi tiểu ít trong ngày; lượng nước đưa vào cơ thể trẻ lúc này chủ yếu dựa vào việc sử dụng sữa. Nhưng nếu trẻ bú bình không đủ thì lượng nước tiểu cũng giảm; nước tiểu không trong, mà có màu vàng.
Bé không chịu bú bình là vấn đề khá phổ biến nhưng không quá nghiêm trọng. Các mẹ đừng quá lo lắng mà nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân, áp dụng mẹo nhỏ trên đây để giúp thiên thần nhỏ nhanh chóng thích thú với chuyện bú bình nhé! Hy vọng bài viết đã trả lời câu hỏi “bé không chịu bú bình trong trường hợp này phải làm sao?”.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!