Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 05/01/2023

Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW là gì? Làm sao để áp dụng?

Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW là gì? Làm sao để áp dụng?
Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu BLW là hai phương pháp được nhiều cha mẹ áp dụng khi con bước qua giai đoạn bắt đầu ăn dặm.

Vậy kết hợp cả hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW có được không? Nếu áp dụng thì mẹ cần lưu ý điều gì? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi!

1. Phân biệt giữa ăn dặm kiểu Nhật và BLW

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp tập cho bé ăn thô tốt hơn với đa dạng các loại thực phẩm. Đồng thời giúp bé nhận biết được hương vị nguyên bản của từng món ăn. Từ đó gia tăng và kích thích vị giác của con.

>> Xem chi tiết: Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm mà cha mẹ sẽ cho phép trẻ tự quyết định món ăn, tốc độ ăn, cách ăn như thế nào là tùy theo mong muốn và sở thích của con. Trong phương pháp này, các loại thực phẩm chỉ được luộc hoặc hấp để giữ trọn vẹn hương vị và hình dáng của thực phẩm. Từ đó giúp con phát triển thêm kỹ năng cầm, nắm, và nhai.

>> Xem chi tiết: Ăn dặm tự chỉ huy (BLW), tập cho con như thế nào?

1.1 Điểm chung

Điểm chung của cả hai phương pháp ăn dặm là đều hướng đến việc tập cho con ăn thô, giúp con phân biệt màu sắc, hương vị của các loại thực phẩm. Đồng thời cho con có cơ hội được chọn các loại thực phẩm mà con thích ăn.

1.2 Điểm khác biệt

Ăn dặm kiểu Nhật Ăn dặm kiểu tự chỉ huy (BLW)
Mẹ sẽ múc cho con ăn. Con sẽ tự ăn theo sở thích của mình.
Giúp cho trẻ ăn thô tốt hơn theo từng giai đoạn và thức ăn ở dạng thô tinh. Tập cho con ăn thô tốt hơn với thực phẩm ở dạng nguyên khối.
Mẹ sẽ mất thời gian chế biến. Nhưng mẹ không mất nhiều thời gian dọn dẹp Chế biến nhanh. Nhưng mẹ sẽ mất nhiều thời gian dọn dẹp, vì đồ ăn đổ ra ngoài khá nhiều.

2. Cách kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật và BLW

ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW
Cách kết hợp ăn dặm kiểu nhật kết hợp BLW như thế nào?

Để tận dụng tối đa ưu điểm của hai phương pháp này, mẹ có thể kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW theo cách sau:

Với những hôm bận rộn, không có nhiều thời gian, mẹ có thể cho con ăn kiểu BLW. Phương pháp này giúp mẹ tiết kiệm thời gian chế biến và không phải đút cho con ăn. Ngược lại, khi mẹ có nhiều thời gian thì có thể chế biến các món ăn cho con ăn dặm kiểu Nhật.

2.1 Kết hợp cùng thời điểm

Kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW cùng thời điểm sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian trong những ngày bận rộn.

Ví dụ trong những mẹ cần nhiều thời gian, mẹ có thể cho con ăn dặm theo phương pháp BLW. Mẹ sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian chế biến. Ngược lại, với những hôm mẹ thong thả hơn, mẹ sẽ dành nhiều thời gian để chế biến và ngồi ăn cùng con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

>> Mẹ xem thêm: Nuôi con theo phương pháp EASY cho mẹ nhàn tênh

2.2 Kết hợp khác thời điểm

Kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW khác thời điểm tức là mẹ sẽ áp dụng mỗi phương pháp tùy theo giai đoạn tuổi; hoặc khả năng nhai nuốt của con.

Ví dụ mẹ có thể cho ăn dặm theo kiểu Nhật khi con trong giai đoạn từ 6 – 7 tháng. Sau đó mẹ kết hợp thêm phương pháp ăn dặm kiểu BLW khi con được 8 tháng tuổi, để con tập cầm, nắm, và nhai tốt hơn.

>> Mẹ nên xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nên nắm rõ

3. Những điều mẹ cần lưu ý khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW

Những điều mẹ cần lưu ý khi kết hợp ăn dặm
Lưu ý gì khi ăn dặm kiểu nhật kết hợp BLW

Trường hợp mẹ quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW, mẹ có thể lưu thêm một vài điều sau đây:

  • Mẹ phân loại hai nhóm thức ăn riêng biệt giữa kiểu Nhật và kiểu BLW. Điều này giúp con nhận được sự khác nhau giữa hai nhóm thực phẩm.
  • Trường hợp mẹ kết hợp cả hai phương pháp, mẹ nên cho con ăn theo kiểu BLW từ 10 – 15 phút đầu; và sau đó mới bắt đầu cho con ăn theo kiểu Nhật.
  • Cha mẹ nên theo dõi và quan sát xem con thích ăn dặm theo kiểu nào hơn, để cha mẹ ưu tiên cũng như tôn trọng theo quyết định của con. Đồng thời cha mẹ cũng cần đảm bảo là con cần được ngồi trên ghế ăn dặm dành riêng cho trẻ.

>> Mẹ xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh không dung nạp lactose

4. Bảng thực đơn tham khảo cho bé khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW

4.1 Thực đơn cho bé ăn dặm kết hợp kiểu Nhật và BLW trong 7 ngày

  • Thứ 2: Đậu Hà Lan và Táo hấp chín, hoặc nghiền nhuyễn. Sau đó trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Thứ 3: Cà rốt và ngô hấp chín, xay và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Thứ 4: Khoai lang hấp chín, nghiền và trộn với sữa mẹ + Súp lơ trắng hấp chín, nghiền nhuyễn bằng thìa và trộn với sữa mẹ.
  • Thứ 5: Bột ăn dặm trộn với sữa mẹ kết hợp với lê băm nhỏ + 1 miếng lê cho bé tự cầm ăn.
  • Thứ 6: Khoai tây hấp và bí ngô nướng nghiền nhỏ, trộn với sữa mẹ + Thịt bò nấu sữa mẹ + 2 miếng kiwi cắt que cho bé cầm.
  • Thứ 7: Cháo gạo nấu với sữa mẹ + Cà rốt luộc cắt miếng + Dưa lưới cắt miếng.
  • Chủ Nhật: Cháo cá và khoai tây + Tráng miệng cho bé bằng 3 miếng xoài.

4.2 Thực đơn cho bé ăn dặm kết hợp kiểu Nhật và BLW trong 28 ngày đầu

Thực ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW trong 28 ngày đầu
Thực đơn cho bé ăn dặm trong 28 ngày đầu khi kết hợp cả phương pháp

>> Mẹ xem thêm: 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm

Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu BLW kết hợp với nhau. Cuối cùng, để mẹ tiện theo dõi sự phát triển của con; mẹ có thể đọc qua bài viết chiều dài của trẻ sơ sinh chuẩn theo tháng tuổi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Weaning Your Baby
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Weaning-Your-Baby.aspx
Ngày truy cập: 05/01/2023

2. Introducing solids: why, when, what and how
https://raisingchildren.net.au/babies/breastfeeding-bottle-feeding-solids/solids-drinks/introducing-solids
Ngày truy cập: 05/01/2023

3. Japan–France–US comparison of infant weaning from mother’s viewpoint
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3379788/
Ngày truy cập: 05/01/2023

4. Weaning Your Child
https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html
Ngày truy cập: 05/01/2023

5. All about Weaning for Mothers Worried about Babies Food after 6 Months
https://parenting.firstcry.com/articles/contribution-all-about-weaning-for-mothers-worried-about-babies-food-after-6-months/
Ngày truy cập: 05/01/2023

6. Baby-led weaning: pros and cons
https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/introducing-solids/baby-led-weaning-pros-and-con
Ngày truy cập: 05/01/2023

7. What to feed your baby
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/around-6-months/
Ngày truy cập: 05/01/2023

8. Baby-Led Weaning: An Approach to Introducing Solid Foods to Infants
https://extension.usu.edu/nutrition/research/baby-led-weaning-an-approach-to-introducing-solid-foods-to-infants
Ngày truy cập: 05/01/2023

x