Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/11/2021

Tìm hiểu về ăn dặm 3in1 và cách kết hợp các phương pháp ăn dặm cho bé

Tìm hiểu về ăn dặm 3in1 và cách kết hợp các phương pháp ăn dặm cho bé
Phương pháp ăn dặm 3in1 là phương pháp kết hợp hiện đang được nhiều mẹ lựa chọn hiện nay bởi sự tổng hòa đa dạng giữa các phương pháp ăn dặm giúp con đạt được nhiều lợi ích. 

Trẻ bắt đầu ăn dặm đánh dấu cột mốc quan trọng đầu tiên trong sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ muốn tìm hiểu phương pháp ăn dặm 3in1 để con yêu có bữa ăn dặm hợp lý và phát triển khỏe mạnh theo cách toàn diện thì trước hết hãy cùng tìm hiểu ăn dặm truyền thống là gì, ăn dặm kiểu Nhật là gì và ăn dặm tự chỉ huy là gì… và việc phối hợp 3 phương pháp ăn dặm mang đến lợi ích gì cho trẻ.

Ăn dặm truyền thống (ADTT) là gì?

Khái niệm về phương pháp

Ăn dặm truyền thống là một trong ba phương pháp ăn dặm 3in1. Đây là phương pháp ăn dặm lâu đời, được các mẹ ưa chuộng sử dụng trong việc nuôi con nhỏ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ chỉ nên bắt đầu tập ăn dặm khi bé đủ 180 ngày tuổi, tức 6 tháng tuổi. Vì lúc đó hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ dần phát triển, đủ để xử lý và dung nạp nguồn thức ăn mới. Mẹ nhớ tránh cho con ăn quá sớm để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như gây nên tình trạng tăng cân của con.

ăn dặm truyền thống là gì
Ăn dặm truyền thống là một trong ba phương pháp ăn dặm 3in1.

Ưu điểm của phương pháp

Bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm các loại bột, cháo xay nhuyễn cùng với thức ăn kết hợp khác như: rau củ, thịt, cá,… và được tăng độ thô dần dần theo sự phát triển của bé. Phương pháp ăn dặm truyền thống được nhiều mẹ lựa chọn vì có tính lâu đời, dễ áp dụng, và nhất là các bà có thể hỗ trợ các mẹ trong việc chế biến và cho bé ăn.

Hạn chế của phương pháp

Phương pháp này có một số nhược điểm mẹ cần nhận biết:

  • Phương pháp ăn dặm truyền thống là sự kết hợp nhiều loại thực phẩm rồi chế biến chung như rau, củ, thịt, cá xay nhuyễn… Việc kết hợp này sẽ khiến bé khó cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại món ăn dẫn tới chán ăn, bỏ bữa từ đó có thể sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Bé chủ yếu ăn thức ăn loãng hoặc xay nhuyễn sẽ làm hạn chế khả năng nhai, nuốt thức ăn thô do ít được rèn luyện cơ miệng.
  • Bé ít có sự tự lập khi ăn theo phương pháp này, dẫn đến bé kém phát triển vận động tinh của đôi tay thông qua việc xúc cơm bằng thìa.
  • Do đây là phương pháp truyền thống nên mẹ có xu hướng bế bồng, ăn rong, vừa ăn vừa chơi, lâu dần hình thành thói quen ăn uống không tốt cho con.

Đồng thời, mẹ kích thích trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

ăn dặm kiểu nhật là gì

Hạn chế của phương pháp

Dù có nhiều ưu điểm, ở phương pháp này, mẹ cũng cần để ý một số hạn chế như sau:

  • Chi phí đầu tư tốn kém: Khi quyết định cho con ăn dặm kiểu Nhật, cha mẹ cần phải trang bị một số dụng cụ cần thiết như: ghế ăn, nồi áp suất, nồi ủ, yếm ăn, bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật, hộp trữ đông, cốc nấu cơm nát… Điều này đòi hỏi cha mẹ phải biết cách đầu tư thật nghiêm túc và hợp lý.
  • Trẻ không ăn được nhiều thức ăn: Tiêu chí của phương pháp này chủ yếu là để bé tự ăn những món mình thích, không bắt ép, nên nhiều bé có xu hướng ăn ít, có thể dẫn đến việc không tăng cân như ý muốn của các mẹ.
  • Thức ăn trữ đông: Trong phương pháp này, mẹ thường mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thức ăn cho bé nên việc bảo quản thức ăn bằng tủ đông luôn được mẹ áp dụng. Điều này dẫn đến tình trạng thức ăn có thể không còn ngon và tốt như ban đầu.

Khái niệm về phương pháp

Một phương pháp cuối cùng trong phương pháp ăn dặm 3in1 là phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy. Cùng với phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy cũng rất được các mẹ “ưu ái” khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.

Thông thường, trong giai đoạn đầu ăn dặm, các bé chủ yếu dùng bàn tay để lấy thức ăn. Theo thời gian, các ngón tay của bé cử động linh hoạt hơn đồng nghĩa với việc kỹ năng cầm nắm cũng tiến bộ dần.

Ưu điểm của phương pháp

Với phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW), mẹ sẽ khuyến khích bé tự quyết định cách ăn và ăn những món nào. Bé được toàn quyền quyết định ăn hay không ăn, ăn bốc hay ăn thìa, ăn món nào trước món nào sau.

Phương pháp BLW đòi hỏi sự tôn trọng từ phía bố mẹ về sở thích ăn uống của trẻ. Điều này giúp trẻ tự do khám phá và làm quen với việc ăn uống theo cách thức tự nhiên nhất, không ràng buộc, không bế rong khi ăn, không coi tivi trong lúc ăn.

ăn dặm blw là gì

Hạn chế của phương pháp

Cũng giống 2 phương pháp ăn dặm trên, một số hạn chế mẹ cần khắc phục trong phương pháp ăn dặm tự chỉ huy này:

  • Bé tăng cân chậm: Do để bé tự ăn và quyết định số lượng mình ăn nên thường bé sẽ không tăng cân nhiều và nhanh như các phương pháp khác. Vì vậy, mẹ sẽ có một giai đoạn khó khăn vì bé tăng cân chậm.
  • Bé có nguy cơ bị nghẹn/hóc: Một sai lầm của cha mẹ khi cho con yêu ăn dặm theo phương pháp này là không chú ý tới cách bé ăn, hoặc chuẩn bị món ăn có kích thước phù hợp. Do đó, bé rất dễ bị hóc/nghẹn trong lúc tiêu hóa món ăn. Để con không gặp phải vấn đề trên, trước tiên cha mẹ cần chọn và chế biến thức ăn dạng mềm trước rồi dần chuyển sang thô sau
  • Mẹ mất thời gian lau dọn vệ sinh: Bé ăn bằng cách bốc tay nên khu vực ăn thường bị bôi trét lung tung sau khi bé dùng xong bữa. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy này thường gây khó cho những người mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Các bước cơ bản để bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm kết hợp các phương pháp – Ăn dặm 3in1 là gì?

Một điều mà chắc chắn nhiều bố mẹ quan tâm khi cho con ăn dặm đó là vấn đề cân nặng của con: sợ con còi cọc, không bụ bẫm như bạn đồng trang lứa…

Tuy nhiên, với phương pháp ăn dặm 3in1 này, mẹ sẽ bớt lo lắng vì đây là một trong những phương pháp kết hợp linh hoạt được cả 3 phương pháp ăn dặm phổ biến như trên là: Ăn dặm truyền thống (ADTT), ăn dặm kiểu nhật (ADKN), ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW).

Vậy thực chất, phương pháp này có lợi ích như thế nào trong hành trình ăn dặm của trẻ? Mẹ hãy cùng điểm qua những lợi ích bất ngờ từ phương pháp 3in1 ở phần tiếp theo.

Lợi ích của ăn dặm kết hợp – Ăn dặm 3in1

đồ ăn xay nhuyễn của bé

Tiết kiệm thời gian cho mẹ với ăn dặm 3in1

Một lợi ích không ngờ của phương pháp ăn dặm 3in1 là giúp mẹ linh hoạt trong thời gian biểu của chính mình. Mẹ có thể cho con ăn kiểu truyền thống vào những ngày trong tuần do bận rộn công việc nhà hay công ty. Cuối tuần rảnh rang hơn thì chuẩn bị bữa ăn kiểu Nhật hoặc cho con ăn tự chỉ huy. Vừa đa dạng, vừa đổi vị cho trẻ lại vừa giúp mẹ tiết kiệm thời gian cho bản thân hơn.

Ăn dặm 3in1 giúp con phát triển đầy đủ các kỹ năng từ nhỏ

Mẹ không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc cho trẻ tự ăn từ sớm. Với phương pháp này, trẻ hoàn toàn có thể chủ động khi ăn, khi cầm nắm, khi ngồi ghế ăn và từ chối ăn những món mình không thích. Đồng thời, giúp con có cái nhìn tích cực và thích thú hơn trong các bữa ăn do chính mẹ nấu.

Giảm nguy cơ thừa cân, béo phì

Như đã nói, phương pháp ăn dặm 3in1 luôn tuân thủ nguyên tắc là tôn trọng quyết định của bé. Vì vậy, ngoài sữa mẹ, bé chỉ nạp lượng thức ăn mong muốn theo nhu cầu của cơ thể, tránh tình trạng thừa chất, gây béo phì…

Các lưu ý khi cho bé ăn dặm 3in1 kết hợp

Bên cạnh những mặt tích cực kể trên, mẹ nên lưu ý một số điều như sau khi cho bé ăn dặm theo phương pháp 3in1.

  • Áp dụng kiểu ăn dặm truyền thống kết hợp với BLW (bé tự chỉ huy).
  • Lúc này, nhiều mẹ đã bắt đầu kết thúc nghỉ thai sản nên sẽ không có nhiều thời gian chế biến món ăn dặm kiểu Nhật. Do đó, mẹ có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống sẽ đơn giản hơn, bà cũng có thể hỗ trợ mẹ cho bé ăn dặm.
  • Ngoài ra, ba mẹ vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp tự chỉ huy để trẻ phát triển kỹ năng tay và ăn thô.
  • Từ giai đoạn 9 tháng trở đi, có thể áp dụng ăn dặm 3in1:

    • Bé đã lớn và ăn được thức ăn thô dần. Mẹ có thể cho bé ăn dặm 3in1 theo phương pháp BLW, đồng thời cả theo phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật.
    • Ngoài ra, buổi sáng mẹ có thể cho bé ăn các món nước đặc trưng của Việt Nam. Các món như mì, bún, phở,… không chỉ giúp mẹ đổi vị cho con, bé không rơi vào tình trạng ngán cơm, cháo mà còn là cơ hội cả gia đình được dùng bữa cùng nhau.

    Gợi ý về lịch ăn dặm 3in1 hoàn chỉnh trong một ngày cho bé 9-12 tháng tuổi

    • Sáng 7h30-8h: Bé ăn món nước (ví dụ: mì, bún, phở)
    • Bữa phụ sáng 9h-9h30: Sữa mẹ hoặc công thức
    • Trưa 11h-11h30 (phương pháp truyền thống hoặc kiểu Nhật): Bé ăn dặm bữa chính (ví dụ: cháo vỡ và cải ngọt, cháo lươn)
    • Bữa phụ chiều 15h-15h30: Bé ăn hoa quả tán nhuyễn hoặc sữa mẹ theo nhu cầu
    • Chiều 18h-18h30 (phương pháp tự chỉ huy): Cơm với thịt viên, súp lơ trắng hấp và bí ngòi
    • Sau ăn 30 phút: Sữa chua không đường
    • Trước ngủ 1 tiếng: Sữa mẹ hoặc sữa công thức

    >>> Mẹ có thể tham khảo: “Chuẩn” thực đơn thức ăn dinh dưỡng cho bé từ 0-12 tháng tuổi

    Lưu ý về cách chế biến, cách gọt rau củ theo phương pháp ăn dặm 3in1

    Bé ăn dặm vui vẻ

    • Không chế biến thức ăn quá đặc: Một nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm 3in1 đó là cho trẻ ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc. Việc chế biến thức ăn đặc ngay từ ban đầu sẽ vô tình khiến trẻ khó tiếp nhận thức ăn, dễ mắc nghẹn.
    • Không nghiền nhuyễn mọi thức ăn: Điều này khiến bé hạn chế khả năng nhai, chỉ biết nuốt chửng thức ăn. Từ đó, không cảm nhận được mùi vị và không có khả năng phát triển hệ răng, nướu.
    • Nên cho bé ăn uống đa dạng: Nhiều mẹ có thói quen nấu một nồi cháo đầy rồi ép bé ăn từ sáng tới chiều. Việc này làm món ăn mất chất dinh dưỡng khi đun đi đun lại, và chắc chắn bé cũng không còn hứng thú khi ăn.
    • Trình bày đẹp mắt đa dạng, phong phú: Nhằm kích thích bé ăn nhiều rau củ, trái cây… Khi mua về mẹ rửa sạch rồi cắt thành hình con thú, bày biện đầy đủ màu sắc trên bàn ăn. Trẻ sẽ dễ dàng chọn lựa theo sở thích.

    Nói chuyện về con về ăn dặm 3in1

    Đây là bước tưởng chừng dễ dàng nhưng hóa ra lại bị các mẹ bỏ qua nhiều nhất. Việc mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ về các bước trước khi bé vào bữa ăn có nhiều lợi ích, như là:

    • Giúp con có khái niệm sớm về tính tự lập, tính kỷ luật khi vào bàn ăn.
    • Bé cũng có sự chuẩn bị khi vào bữa vì bé biết mình sẽ được cho ăn theo phương pháp nào trong ăn dặm 3in1.
    • Đồng thời, trong bữa ăn, bé cảm hóa được mùi vị từng món ăn tốt hơn.

    Mỗi một phương pháp ăn dặm đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vậy tại sao mẹ không chọn phương pháp ăn dặm 3in1 – ăn dặm kết hợp để giúp con trải nghiệm thế giới ẩm thực đầy màu sắc, mùi vị? Con ăn ngoan, mẹ nhàn tênh, chắc chắn cả nhà sẽ cùng vui vẻ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Weaning

    https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/weaning.html 

    Ngày truy cập: 26/11/2021

    2. How Feasible Is Baby-Led Weaning as an Approach to Infant Feeding? A Review of the Evidence

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3509508/

    Ngày truy cập: 26/11/2021

    3. Feeding Guide for the First Year

    https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/feeding-guide-for-the-first-year

    Ngày truy cập: 26/11/2021

    4. Weaning: Tips for breast-feeding mothers

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/weaning/art-20048440

    Ngày truy cập: 26/11/2021

    5. Baby care – weaning

    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/baby-care-weaning

    Ngày truy cập: 26/11/2021

    x