Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/10/2020

Bé ăn dặm đủ dưỡng chất và 5 thực phẩm cho bé ăn dặm phải lập tức tránh xa

Bé ăn dặm đủ dưỡng chất và 5 thực phẩm cho bé ăn dặm phải lập tức tránh xa
Các chuyên gia thường khuyên bạn nên cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, vậy còn sau đó thì sao? Bạn nên biết rằng thói quen ăn uống những năm đầu đời sẽ quyết định khẩu vị của bé khi con lớn lên.

5 dưỡng chất mẹ không thể bỏ qua khi cho bé ăn dặm

Trong 4-6 tháng đầu đời, tất cả những gì trẻ cần là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bạn có thể hơi mơ hồ một chút về nhu cầu dinh dưỡng của con trong giai đoạn đầu này cũng không sao. Nhưng đến khi con chuyển dần sang ăn thực phẩm đặc thì chính bạn phải tỉ mỉ chọn cho trẻ những loại tốt nhất. Những dưỡng chất sau đây là thứ bạn cần phải biết và hết sức để ý đấy!

Chất sắt

Sữa công thức và ngũ cốc trẻ em có bổ sung chất sắt giúp sản xuất hồng cầu, tế bào máu đóng vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể phục vụ quá trình trao đổi chất. Ngoài ra chất sắt còn giúp phát triển não bộ, bao gồm các kỹ năng vận động và trí nhớ. Con bạn cần 11mg sắt mỗi ngày từ sữa công thức, ngũ cốc hoặc các thực phẩm giàu sắt khác như thịt gia súc, gà, cá, trứng, quả bơ, bông cải xanh và rau bó xôi.

Kẽm

Giống chất sắt, kẽm giúp phát triển não bộ và củng cố sức khỏe toàn diện của trẻ. Kẽm cung cấp nhiên liệu cho quá trình sản xuất bạch cầu kháng nhiễm, bảo đảm cho các tế bào cơ thể phát triển và tự điều chỉnh hợp lý. Trẻ 6 tháng tuổi cần 3mg kẽm mỗi ngày từ sữa công thức, ngũ cốc bổ sung dinh dưỡng và các loại thực phẩm giàu sắt cũng đồng thời giàu kẽm kể trên, nhất là thịt gia súc và gia cầm sẫm màu.

 bé ăn dặm
Một thực đơn với đầy đủ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng giúp bé khỏe mạnh hơn

Canxi và vitamin D

Canxi cần thiết cho sự hình thành khung xương khoẻ mạnh, còn vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi. Cả sữa công thức và sữa mẹ đều cung cấp đủ lượng canxi trẻ cần trong năm đầu đời, nhưng chỉ những trẻ uống sữa công thức mới nhận đủ 400 IU vitamin D theo yêu cầu. Thường những trẻ bú sữa mẹ sẽ được kê đơn uống vitamin D bổ sung, vì có rất ít thực phẩm tự nhiên chứa hàm lượng vitamin D cao. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua và ngũ cốc bổ sung dinh dưỡng, lòng đỏ trứng và cá để cung cấp thêm vitamin D.

Omega 3 / DHA

Omega 3 hay còn gọi là DHA là loại axit béo tốt cho sức khoẻ tim mạch của bé. Trong gian đoạn đầu đời, DHA đóng vai trò lớn nhất trong việc phát triển trí não và đôi mắt. Nghiên cứu khoa học cho thấy những trẻ thiếu DHA có khả năng nhận biết kém hơn những trẻ khác.

 bé ăn dặm
Thực phẩm giàu omega 3 có lợi cho tim mạch và sự phát triển trí não của bé

Ngoài ra, những chất béo có lợi như omega giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin hoà tan trong chất béo như A, B, C, E… Trẻ bú mẹ hay sữa công thức bổ sung DHA hoặc kết hợp cả hai đều được cung cấp đủ lượng DHA cần thiết. Nếu cần, bạn có thể cho nhóc con ăn thêm bơ hoặc cá hồi cũng là cách bổ sung DHA tốt cho bé.

Vitamin A, B, C và E

Đây là 4 loại vitamin “đa năng”, cần thiết về nhiều mặt cho cơ thể bé: giúp trí não, thần kinh và các cơ quan chức năng như mắt, da, hệ miễn dịch… phát triển một cách khoẻ mạnh. Bí quyết để cung cấp đủ các loại vitamin này là bạn hãy cho trẻ ăn thực phẩm nhiều màu sắc. Cà rốt và khoai lang giàu vitamin A. Rau xanh, chuối và đậu có nhiều vitamin B. Cà chua, dâu tây, dưa lưới phong phú vitamin C còn ngũ cốc và các loại hạt thì nhiều vitamin E.

5 loại thực phẩm cho bé ăn dặm mà bạn cần tránh

Nếu bé không ăn một nhóm thực phẩm nào đó khi còn nhỏ, điều này có thể sẽ rất khó thay đổi những năm sau này. Đó là lý do vì sao bạn nên khuyến khích con thử đa dạng các món ăn trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, vẫn có những thực phẩm bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho bé thử.

1. Mật ong

Mật ong có khả năng chữa thương tự nhiên và có vị ngon ngọt nhưng bạn có biết rằng nó có nguy cơ gây ngộ độc cho con yêu? Điều này tuy không ảnh hưởng đến người lớn nhưng có thể gây hại cho đường tiêu hoá còn non nớt của bé. Mật ong nguyên chất không nên xuất hiện trong thực đơn cho bé ăn dặm trong năm đầu đời. Đừng lo lắng con yêu sẽ không thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này vì hầu hết trẻ mầm non có thể dễ dàng hấp thu mật ong, đặc biệt nếu nó được thêm vào bánh hoặc những thức ăn được nấu chín.

2. Các loại quả, hạt và các loại đậu là thực phẩm cho bé ăn dặm

Những thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại có kích thước nhỏ, do đó chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt thở cho các nhóc tì. Một số loại hạt thường gặp như đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn của bé bằng cách xay nhuyễn thành bột mịn, sau đó cho một lượng nhỏ cỡ nửa muỗng cà phê vào trong bột ăn dặm của bé. Khi mới cho bé làm quen với các loại hạt này, bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ để xem thử bé có bị dị ứng hay không.

thực phẩm cho bé ăn dặm
Mật ong và sữa bò là những thực phẩm cần tránh cho bé dưới 1 tuổi

3. Đường và muối

Đây là những thực phẩm cho bé ăn dặm bạn nên tránh xa. Những gia vị này không nên được thêm vào thực đơn cho bé ăn dặm. Nếu bạn cho bé ăn thức ăn đóng hộp, cần kiểm tra hàm lượng muối và đường trên vỏ hộp. Chọn những loại có hàm lượng gia vị thấp nhất có thể hoặc hoàn toàn không có muối và đường trong thành phần. Lý do là trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian làm quen với thức ăn dặm trước khi phát triển vị giác để có thể tiếp nhận muối và đường. Đừng lo, con yêu sẽ không cảm thấy món ăn lạt lẽo giống như những người lớn khác trong nhà đâu. Việc không thêm muối và đường vào thực đơn sẽ giúp cho vị giác còn non nớt của trẻ trải nghiệm được những mùi vị tinh tế của thức ăn tốt hơn.

4. Sữa bò

Bạn không nên cho bé làm quen với sữa bò trước khi bé được 1 tuổi. Một số trẻ em Việt Nam gặp phải tình trạng không dung nạp lactose, thành phần có trong sữa bò, nên trẻ sẽ có nguy cơ bị dị ứng. Khi cho bé uống sữa bò, nên thử với một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của bé. Hãy cảnh giác với thực phẩm cho bé ăn dặm nhạy cảm này, bạn nhé!

5. Một số loại trái cây có hạt

Nho và táo cùng những trái cây có hạt khác là những tác nhân gây ngạt nguy hiểm cho bé. Do đó, đừng quên cắt chúng thật nhỏ và loại bỏ hạt để bé có thể hấp thu giá trị dinh dưỡng của chúng một cách an toàn. Kể cả khi bé bắt đầu tập đi và có thể nhai tốt, bạn vẫn nên cẩn thận với nho.

Một số lưu ý khi cho bé tập ăn rau

Khi con chỉ ăn một nhóm rau củ nào đó mà không ăn các nhóm rau rủ khác, trong cơ thể con chắc chắn sẽ thiếu một phần chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các cách sơ chế và nấu nướng thực phẩm cho bé ăn dặm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị dinh dưỡng của rau củ. Mẹ hãy áp dụng một số bí quyết dưới đây nhé.

1. Dùng nồi, chảo bằng nhôm để nấu rau

Các món ăn, bao gồm rau củ quả, luôn chứa một lượng axít nhất định. Nếu dùng nồi đồng hoặc chảo đồng để nấu rau có thể khiến cho rau bị nhiễm đồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của con. Vì thế, các chuyên gia khuyên các mẹ nên dùng nồi nhôm hoặc sắt để chế biến thức ăn một cách an toàn.

2. Cho con ăn cả rau, củ, quả

Các loại rau có chứa nhiều vitamin tổng hợp, nhất là vitamin C giúp tăng cường đề kháng. Ngoài ra rau còn chứa các muối vô cơ tốt cho cơ thể. Khi con không thích ăn rau mà chỉ thích ăn củ, nhiều mẹ đã sai lầm khi chiều theo con, vô tình đánh mất đi nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho con.

Những điều lưu ý khi tập cho bé ăn dặm rau củ quả

3. Cho con tiếp xúc với ngũ cốc quá sớm

Trong nhiều trường hợp, bạn không nên tập cho con ăn dặm với ngũ cốc và các loại đậu, vì điều này dễ gây dị ứng với protein.

♦Một số sai lầm trong khâu sơ chế thực phẩm cho bé ăn dặm, nấu rau và cho con ăn rau

Khi mua rau về, mẹ cần sơ chế và nấu ngay. Nếu mẹ cất rau vào tủ lạnh hoặc ngâm nước quá lâu, rau sẽ không còn tươi và mất đi một phần dinh dưỡng.

Khi nấu soup, mẹ tránh dùng cải bó xôi, hành tây… vì các loại rau có chứ acid oxalic này khi nấu cùng soup sẽ khống chế sự hấp thu canxi của con.

Nhiều mẹ chỉ nấu rau và cho con ăn nước mà bỏ phần xác đi. Xác rau chứa chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá của con. Vì thế, khi cho con ăn dặm, các mẹ nên cho con ăn cả phần rau, có thể băm nhuyễn rau ra trước khi nấu, giúp con ăn dễ dàng hơn.

Để bữa ăn dặm là hành trình khám phá vui vẻ của hai mẹ con, bạn hãy chịu khó và kiên nhẫn với bé nhé!

Làm thế nào để bé ăn dặm ngon lành?

Bác sĩ Lê Kim Huệ – Bác sĩ Chuyên khoa 1 về Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm tư vấn và giải đáp: “Có thể trong quá trình chuẩn bị cho trẻ ăn dặm, bé có thể không ngon miệng nếu bạn mắc phải một số sai lầm dưới đây”:

 bé ăn dặm

Thứ nhất: Có thể mẹ đã cho bé ăn dặm quá sớm

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo, tùy vào thể trạng của trẻ, mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với các bữa nhỏ, dung lượng ít, từ tháng thứ 6 trở đi là tốt nhất. Hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển toàn diện, nên khi ăn quá sớm, bé sẽ dễ nôn trớ, dẫn đến tình trạng chán ăn, thậm chí hoảng sợ khi mỗi lần mẹ bưng bát đến gần. Mẹ nên hiểu rằng, không phải cứ cho bé ăn sớm là sẽ tăng cân, mau lớn mà hãy cho bé tự do phát triển theo yêu cầu của cơ thế.

Thứ hai : Mẹ chưa biết cách cân bằng thực phẩm cho bé.

Mặc dù mẹ đã kỳ công nấu các món ăn nhưng lại chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Cụ thể, trong tuần thứ nhất cho bé ăn dặm, mẹ không nên vội vàng cho bé ăn thịt cá ngay, chỉ nên cho trẻ nếm chút bột ăn dặm sữa pha loãng, khẩu phần bột có thể tăng lên một khi bé đã quen dần. Sau tháng thứ 7, là lúc cơ thể trẻ cần thêm dinh dưỡng để phát triển hơn, mẹ hãy bắt đầu bổ sung dinh dường từ thịt gà, cá được luộc mềm rồi tán nhuyễn hoặc thịt thì băm nhuyễn hoặc sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm một ít bột gạo hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá, thịt sau đó nấu lên cho bé. Còn với loại nước uống hằng ngày, có thể bạn cho bé uống 1/2 quả quýt ngọt pha loãng, có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè.

Thứ ba: Lạm dụng gia vị khi bé chưa tròn 9 tháng

Thận của trẻ còn yếu, chưa quen với việc lọc muối, đường, bột nêm… Trước khi con 9 tháng tuổi, thực phẩm cho bé ăn dặm không cần nêm gia vị hoặc mẹ chỉ nêm nhạt bằng muối hoặc nước mắm.

Thứ tư: Mẹ chưa biết cách pha bột hấp dẫn trẻ.

Lần đầu tiên ăn dặm nếu thực phẩm cho bé ăn dặm không đủ ngon, bột quá loãng, quá đặc, quá nhạt hoặc quá mặn thì cho dù mẹ ép đến bao nhiêu thì trẻ vẫn khóc, nôn và sẽ từ chối bữa ăn. Vì vậy, trước hết mẹ hãy pha bột theo phương thức từ ít đến nhiều, bắt đầu từ 1 thìa cà phê khẩu phần ăn, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng lên khoảng 2 đến 3 muỗng… Các tuần tiếp theo, bạn tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn. Mẹ có thể dùng bột mặn gạo sữa, yến mạch sữa… giúp bé tập ăn dễ hơn với hương vị quen thuộc từ sữa mẹ và giúp mẹ đỡ bối rối hơn trong khâu chuẩn bị bữa ăn.

Tùy theo từng giai đoạn, qua tháng thứ 7 mẹ có thể cho trẻ chuyển từ bột ăn dặm vị ngọt đến bột ăn dặm vị mặn. Mẹ nên ưu tiên các loại bột ăn dặm nhiều dưỡng chất, giúp bé tiêu hóa tốt hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, giúp hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Các vi chất Kẽm, Sắt, Vitamin D3, A, C giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ bé luôn khỏe mạnh.

Minh Trang

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x