Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 21/06/2023

Wonder week 12: Bí kíp để mẹ cùng con "vượt bão"

Wonder week 12: Bí kíp để mẹ cùng con "vượt bão"
Wonder week là một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh sự phát triển về thể chất và các kỹ năng, trẻ cũng sẽ đối mặt với nhiều cảm xúc và thử thách mới.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải thích cho mẹ wonder week 12 là gì và tuần khủng hoảng 12 sẽ kéo dài trong bao lâu. Để từ đó mẹ hiểu rõ và chăm sóc bé tốt hơn. Cùng đọc tiếp mẹ ơi.

1. Wonder week 12 là gì?

Thuật ngữ tuần khủng hoảng của trẻ (wonder week) được dùng để mô tả mười bước nhảy bậc trong quá trình phát triển thể chất và kỹ năng của trẻ trong hai mươi tháng đầu đời; từ khoảng tuần thứ 5 đến tuần thứ 75.

Trong đó, wonder week 12 (viết tắt là “ww12”) là bước nhảy bậc thứ ba trong quá trình phát triển của bé. Trẻ 12 tuần tuổi tương đương 3 tháng tuổi; đây là giai đoạn khả năng nhận thức và kỹ năng của bé đã có bước chuyển biến mới. Bé hiểu được nguyên nhân của một hành động; biết cách tác động lên các đồ vật xung quanh (cầm, nắm, sờ, chạm)…

Tương tự ở các tuần khủng hoảng khác, kỹ năng và nhận thức của trẻ sẽ tăng lên một bậc mới; đồng thời trẻ cũng sẽ đối diện với những nỗi lo và thử thách mới.

2. Wonder week 12 bắt đầu khi nào?

Wonder week 12 xảy đến vào khoảng tuần tuổi từ 11-13. Mẹ cần lưu ý cách tính tuổi của con theo tuần. Thời điểm bắt đầu tính wonder week cho bé là ngày dự sinh, không phải ngày bé chào đời.

Ví dụ bé được dự sinh ngày 12/5, nhưng ngày 15/5 mới chào đời; thì cách tính tuần tuổi của bé là mẹ phải tính đúng ngày 12/5.

Wonder week 12

3. Wonder week 12 sẽ kéo dài bao lâu?

Trong tất cả các đợt wonder week của trẻ, luôn bao gồm hai giai đoạn, bão tố (stormy) và nắng đẹp (sunny). Để mẹ có thể biết wonder week 12 của trẻ kéo dài trong bao lâu; mẹ hãy quan sát khi nào bé bớt “khó ở”; đó có thể là dấu hiệu của sự kết thúc một đợt tuần khủng hoảng.

Nhưng trên thực tế, wonder week 12 của trẻ kéo dài bao lâu là không có câu trả lời cố định. Vì mỗi trẻ sẽ có tốc độ và thời điểm phát triển nhảy vọt khác nhau. Nên chỉ có cách là cha mẹ sẽ phải theo dõi trẻ trong giai đoạn này.

Wonder week 12 kéo dài bao lâu?
Wonder week 12 kéo dài bao lâu?

4. Trẻ có biểu hiện như thế nào trong wonder week 12?

Tuần khủng hoảng 12 của trẻ (wonder week 12) còn được biết đến với một cụm từ tiếng Anh là “World of Smooth Transitions”. Ý muốn nói, đây là một bước nhảy, một cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Vì trong giai đoạn này, năm giác quan của trẻ đã hoàn thiện hơn.

Bên cạnh sự phát triển, trẻ cũng có những biểu hiện khó ở, cụ thể như:

  • Bé tỏ ra “khó ở”: Bé quấy khóc, la hét, tỏ ra tức giận, cáu kỉnh thường xuyên.
  • Bé cảm thấy không an toàn với người lạ: Thông thường trẻ trong giai đoạn 12 tuần tuổi, trẻ mới bắt đầu nhận diện rõ khuôn mặt của mẹ và những người chăm sóc con; khả năng phân biệt người lạ với người quen. Ngoài những gương mặt quen thuộc, trẻ sẽ cảm thấy hơi lo lắng, sợ hãi và thu mình.
  • Thời gian ăn – ngủ bị đảo lộn: Trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt; sự phát triển của trẻ thường diễn ra khi bé đang ngủ. Đó là lý do tại sao trẻ 12 tuần tuổi thường xuyên thức dậy vào ban đêm; quấy khóc và đòi bú mẹ.

>> Xem thêm: Trẻ 12 tuần tuổi đã phát triển đến đâu? Và đã biết làm những gì?

5. Sau khi trải qua wonder week 12 trẻ học được gì?

Đặc trưng của tuần khủng hoảng ở trẻ, là bước nhảy vọt về sự tăng trưởng thể chất, cải thiện kỹ năng và nhận thức.

Sự tăng trưởng về thể chất của trẻ sau wonder week 12:

  • Chiều cao: Bé trai cao khoảng 57,6 – 61,4cm; Bé gái cao khoảng 55,6 – 64 cm.
  • Cân nặng: Bé trai nặng khoảng 6,4kg; Bé gái nặng khoảng 5,8kg.
  • Tổng quát: Trong tháng thứ 3, chiều cao của bé tăng từ 2 – 3cm, cân nặng tăng từ 0,6kg – 1,2kg so với tháng trước. Chu vi vòng đầu của trẻ 12 tuần (3 tháng tuổi) là khoảng 40 cm.

Mẹ có thể theo dõi Bảng chiều cao cân nặng của trẻ để đảm bảo con phát triển đúng chuẩn WHO.

Sư phát triển kỹ năng, nhận thức của trẻ sau wonder week 12:

  • Thị giác: Trẻ nhìn chằm chằm theo cha mẹ, người thân và các đồ vật di chuyển.
  • Thính giác: Bé nhận diện âm thanh tốt hơn, đặc biệt là nhận ra chính xác giọng của mẹ.
  • Khứu giác: Trẻ dùng khứu giác để phân biệt được mùi người quen và người lạ. Với những người có mùi hương lạ trẻ sẽ quấy khóc, sợ hãi và đòi mẹ.
  • Vị giác: Khả năng nuốt tốt trơn tru, ăn từ tốn và chậm rãi.
  • Xúc giác: Trẻ cầm nắm chắc chắn hơn và muốn cho mọi thứ đồ vật vào miệng. (Mẹ chú ý dọn bớt những vật nhọn, đồ nguy hiểm ở xa tầm tay của trẻ em)
  • Nhận thức: Trẻ đã biết cách để thu hút sự chú ý của người lớn là nụ cười và âm thanh của mình. Bên cạnh đó, trẻ cũng hiểu được nguyên nhân là gì, muốn một vật di chuyển phải dùng lực tác động…

6. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vào tuần khủng hoảng thứ 12?

6.1 Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 12 tuần tuổi

Những điều mẹ cần chú ý để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 12 tuần tuổi, trẻ trong đợt tuần khủng hoảng 12 (wonder week 12):

  • Quan sát và theo dõi xem là bé đã bú đủ hay chưa.
  • Mẹ ăn thêm những thực phẩm “kích sữa” để đảm nguồn sữa cho bé.
  • Mặt khác, để có thời gian nghỉ ngơi; mẹ có thể vắt sữa ra bình rồi nhờ cha hoặc người nhà hỗ trợ chăm bé. Bởi thức khuya và thiếu ngủ cũng làm sữa tiết ít hơn.

Tần suất và lượng bú của bé 3 tháng tuổi:

  • Trẻ 3 tháng tuổi cần được mẹ cho bú khoảng 8 – 10 lần mỗi ngày.
  • Mỗi cữ bú khoảng 100 – 150ml sữa.

>> Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức theo từng tháng tuổi

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vào giai đoạn tuần khủng thứ 12
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ vào giai đoạn tuần khủng thứ 12? Cần đảm bảo dinh dưỡng cho bé ở wonder week 12

6.2 Nắm rõ các vấn đề thường gặp ở trẻ 12 tuần tuổi

Một số vấn đề thường xuất hiện ở trẻ 12 tuần tuổi, mẹ lưu ý:

  • Bú mẹ rất ít.
  • Sốt, co giật.
  • Chướng bụng.
  • Nhiễm trùng rốn.
  • Vấn đề về hô hấp.
  • Tiêu chảy và nôn mửa.
  • Da nhợt nhạt, xanh xao.
  • Cáu kỉnh và khóc dai dẳng.
  • Ngủ nhiều, thờ ơ và ít phản ứng.
  • Đi tiêu ra máu hay ói máu do dị ứng sữa hoặc nhiễm trùng đường ruột.

Mẹ luôn phải kiểm tra kỹ các nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu cho bé, để kịp thời can thiệp và chăm sóc.

6.3 Hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của bé

Bé đã biết nhìn xung quanh và nhìn chằm chằm theo dõi sự di chuyển. Mẹ thử dùng các món đồ chơi yêu thích của con và di chuyển chậm chậm qua hai bên để bé tập nhìn theo.

Để bé có thể phát triển thêm kỹ năng cầm nắm và xác định vị trí đồ vật. Mẹ hãy đặt những món đồ chơi của con trong tầm với, vị trí mà bé cần một chút sự cố gắng để lấy. Đây là cách giúp bé 12 tuần tuổi phát triển tối đa khả năng cầm nắm, với lấy đồ đạc.

Mẹ chơi “ú òa” với bé 12 tuần tuổi:

  • Mẹ ngồi xếp bằng trên nệm và đặt bé ngồi trên hai bàn chân bắt chéo, lưng bé tựa vào mẹ.
  • Sau đó, mẹ dùng một tấm chăn mỏng trùm lên hai mẹ con.
  • Khi mở chăn ra, mẹ sẽ hô to “òa” và khi trùm chăn lại; mẹ sẽ hô “ú”.
  • Chắc chắn bé sẽ cười phá lên mỗi khi chơi trò này cùng mẹ.

Kết luận

Để mẹ có thêm nhiều sự trao đổi, cũng như có nơi để mẹ có thể tham khảo, trao đổi ý kiến cùng các mẹ bỉm khác. Mẹ hãy tham gia cộng đồng mẹ bỉm thuộc MarryBaby. Nội dung trên là tất cả những gì cần biết về wonder week 12 (ww12) của trẻ.

Các bài viết cùng chủ đề:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Book Review: The Wonder Weeks: A Stress-Free Guide to Your Baby’s Behavior
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/feduc.2020.00042/full
Ngày truy cập: 22.05.2023

2. The Wonder Weeks
https://kidshealth.schn.health.nsw.gov.au/wonder-weeks
Ngày truy cập: 22.05.2023

3. The Wonder Weeks
https://en.wikipedia.org/wiki/The_Wonder_Weeks
Ngày truy cập: 22.05.2023

4. Developmental milestones record
https://medlineplus.gov/ency/article/002002.htm
Ngày truy cập: 22.05.2023

5. CDC’s Developmental Milestones
https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/milestones/index.html
Ngày truy cập: 22.05.2023

x