Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 11/05/2023

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Dấu hiệu của trẻ thông minh

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Dấu hiệu của trẻ thông minh
Hóng chuyện là một hoạt động hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, khi con có những biểu hiện như nhíu mày, mấp máy môi, bập bẹ để phát ra âm thanh, rất có thể đang bắt đầu muốn hóng chuyện.

Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện của mọi thứ xung quanh? Đây có thể là một trong những cột mốc thú vị của trẻ sơ sinh; cha mẹ đọc để biết và ghi lại khoảnh khắc này cùng con nhé!

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh biết hóng chuyện

Thông thường, khi trẻ được 3 tháng, trẻ đã bắt đầu biết lắng nghe và có thể quan sát thấy những chuyện động xung quanh của mọi người.

Do đó, khi cha mẹ thấy trẻ bắt đầu nhíu mày, thể hiện những biểu cảm mới trên gương mặt như kiểu con đang tò mò; hoặc mấp môi muốn nói,… Đây chính là những dấu hiệu trẻ sơ sinh muốn hóng chuyện.

2. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Câu trả lời là không có một con số cụ thể. Vì khả năng phát triển ở mỗi bé là khác nhau; cũng như tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền; gia đình và môi trường sống của các con.

Nhưng theo khảo sát đa số trẻ sơ sinh từ 4 – 5 tháng tuổi là biết hóng chuyện. Bé sẽ không hiểu những gì bạn nói nhưng bé rất thích thú khi bạn làm trò, cưng nựng, những đồ vật màu sắc, ngộ nghĩnh, bé có thể cười và phản ứng như dơ chân, hay nói những cụm từ a, à…rất đáng yêu.

Đúng là vậy. Khi dựa theo các cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 0-12 tháng đầu đời, thì trẻ có bắt đầu muốn hóng chuyện ở khoảng 4 – 5 tháng tuổi.

>> Trẻ biết nói sớm có thông minh không?

3. Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao?

Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện – Nếu chậm hóng chuyện thì phải làm gì?

Theo quan niệm xưa, ông bà ta từng nói rằng, những bé có khả năng hóng chuyện sớm thường có tính cách lanh lẹ, năng động và thông minh. Nhưng ngược lại, về mặt y khoa; khả năng hóng chuyện; hay khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi bé sẽ phụ thuộc vào thời gian bé được tương tác và luyện tập.

Theo các chuyên gia, có những trường hợp trẻ sơ sinh hóng chuyện muộn hơn so với mốc 4 – 5 tháng tuổi cũng không cần quá lo lắng; nhưng qua 6 tháng tuổi nếu không thấy trẻ phản ứng lại, không có biểu cảm trên khuôn mặt khi nói chuyện với bé thì mẹ hãy cho cho con đi kiểm tra.

4. Cách cha mẹ dạy trẻ hóng chuyện

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng hóng chuyện của con phụ thuộc nhiều vào quá trình nuôi dạy của cha mẹ.

Chính vì thế, nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu trẻ sắp biết nói; hoặc cha mẹ muốn dạy trẻ biết hóng chuyện sớm, thì có thể tham khảo những cách sau đây.

4.1 Nói chuyện với bé thường xuyên

Nói chuyện với con thường xuyên
Trẻ sơ sinh 4 tháng mấy 5 tháng biết hóng chuyện, phần lớn nhờ cha mẹ nói chuyện nhiều

Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện, kể chuyện, hay thậm chí là đọc sách cho con nghe. Bạn biết không, ngay cả khi từ tuần thai nhi thứ 27 – 29, con đã có thể nghe những âm thanh của ba mẹ.

Không những thế, theo các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có khả năng hoạt ngôn, và có nhiều vốn từ vựng về sau, phần lớn là nhờ vào sự giao tiếp thường xuyên của cha mẹ với trẻ.

4.2 Lắng nghe bé nói

Khi bé đã có thể bập bẹ những âm thanh đơn giản như “ba-ba” hoặc “ma-ma”; cha mẹ đừng quay đi mà hãy lắng nghe con và dùng ánh mắt để giao tiếp với con. Khi đó, bé sẽ biết rằng mình được lắng nghe.

Đó chính là động lực để bé tiếp tục muốn phát ra âm thanh nhiều hơn.

4.3 Lặp lại những âm thanh của bé

Khi cha mẹ vui vẻ lặp lại những âm thanh của bé, hoặc nói chuyện với bé bằng chính những âm thanh tương tự của bé. Điều đó là rất có ích cho việc phát triển ngôn ngữ của bé. Khi nghe lại âm thanh đó, bé sẽ dễ mỉm cười; và muốn tạo ra nhiều âm thanh phức tạp hơn.

4.4 Hát cho bé nghe

Hát cho bé nghe
Trẻ sơ sinh 4 tháng mấy biết hóng chuyện là nhờ cha mẹ thường xuyên hát cho con nghe

Bên cạnh việc nói chuyện với bé, cha mẹ cũng nên thường xuyên hát cho con nghe. Đây là cách giúp trẻ dễ tiếp thu và lặp lại những cụm từ trong bài hát. Tương tự như bài hát Baby Shark, trong bài có nhiều cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, và đó chính là cách mà bé bắt chước và nói theo.

4.5 Hạn chế cho bé giao tiếp cùng lúc nhiều người

Vì khi giao tiếp cùng lúc nhiều người, bé sẽ không biết dành sự chú ý vào ai, và khi đó, con sẽ cảm thấy sợ và quấy khóc. Mặc dù, việc gặp gỡ họ hàng nhiều người là chuyện gần như phải xảy ra đối với gia đình Việt.

Hiểu được điều đó, cha mẹ càng phải dành thêm nhiều thời gian để giao tiếp 1 – 1 với con.

Tóm lại, trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện sẽ còn phụ thuộc quá trình nuôi dạy của cha mẹ. Cho nên, trách nhiệm chính của cha mẹ là phải dành nhiều thời gian chăm sóc và quan tâm con. Kể cả khi phải hy sinh đôi chút về sự nghiệp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Talking with babies and toddlers: how to do it and why
https://raisingchildren.net.au/babies/connecting-communicating/communicating/talking-with-babies-toddlers
Ngày truy cập: 15.05.2023

2. Language development: Speech milestones for babies
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/language-development/art-20045163
Ngày truy cập: 15.05.2023

3. Your Baby’s Hearing, Vision, and Other Senses: 2 Months
https://kidshealth.org/en/parents/senses-2mos.html
Ngày truy cập: 15.05.2023

4. Your Baby’s Hearing, Vision, and Other Senses: 5 Months
https://kidshealth.org/en/parents/senses-5mos.html
Ngày truy cập: 22/11/2022

5. Your Baby’s Hearing, Vision, and Other Senses: 11 Months
https://kidshealth.org/en/parents/senses-11mos.html
Ngày truy cập: 15.05.2023

6. 3–6 Months: Your Baby’s Development
https://www.zerotothree.org/resource/3-6-months-your-babys-development/
Ngày truy cập: 15.05.2023

7. Help your baby learn to talk
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/play-and-learning/help-your-baby-learn-to-talk/
Ngày truy cập: 15.05.2023

x