Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/10/2020

Nuôi con bằng sữa mẹ: 8 vấn đề cần biết khi đầu ngực bị đau nứt và chảy máu

Nuôi con bằng sữa mẹ: 8 vấn đề cần biết khi đầu ngực bị đau nứt và chảy máu
Đầu ngực bị đau nứt hay chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có vấn đề khi cho bé bú. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên thoải mái hơn.

1. Khi đầu vú mẹ nứt và chảy máu

Thời gian đầu khi cho con bú, ngực của mẹ có thể bị đau. Nếu đau nhức quá lâu hoặc đầu vú bị tổn thương (nứt, chảy máu), mẹ nên đi bác sĩ để giải quyết tận gốc cơn đau và thoải mái hơn khi cho bé bú.

2. Đầu ngực bị đau do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân chính là mẹ cho bé bú sai tư thế dẫn đến việc bé nút vú mẹ không đúng, khiến mẹ cảm thấy đau nhức hoặc núm vú bị chảy máu. Mẹ chỉ cần thay đổi tư thế cho bé là mọi chuyện sẽ được cải thiện ngay.

Dùng máy hút sữa không đúng cách cũng gây nên đau đớn cho núm vú mẹ. Một số bà mẹ chỉnh mức độ hút quá cao hay phần phễu chụp núm vú quá nhỏ. Tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn đúng kích thước phễu chụp và điều chỉnh tần số hút phù hợp.

Nếu bé yêu bị nhiễm trùng nấm men trong miệng, mẹ có thể bị lây và việc này khiến núm vú bị đau. Các dấu hiệu cho thấy mẹ bị nhiễm nấm: núm vú ngứa, đỏ, đau đớn trong lúc cho bé bú và sau đó.

Núm vú của mẹ cũng có thể bị nứt hoặc chảy máu vì da khô hoặc bị eczema (chàm). Eczema làm da có vảy, đỏ ửng, gây ngứa hoặc đau đớn. Nếu mẹ nghĩ mình bị eczema, hãy đến bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

Bé bị dính thắng lưỡi. Dây thắng lưỡi là lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi. Nếu thắng lưỡi ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi thì gọi là dính thắng lưỡi. Điều này có thể gây nên một số vấn đề khi bé bú mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần tiểu phẫu là bé sẽ không sao. Các bác sĩ có thể sẽ khám lưỡi của bé để biết có phải núm vú mẹ bị đau là do bé bị bính thắng lưỡi hay không.

3. Mẹ cần làm gì?

Đến bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương án chữa trị phù hợp nhé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm một số giải pháp dưới đây:

Trong lúc cho bé bú

  • Kiểm tra tư thế của bé. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú. Hướng môi dưới bé nằm dưới núm vú, điều này giúp cằm bé chạm sát vào bầu vú. Mẹ chạm nhẹ núm vú vào miệng bé để kích thích phản xạ tìm vú và chờ bé há to miệng sẵn sàng để đưa núm vú vào miệng.
  • Thử nhiều tư thế khác nhau khi cho bé bú. Mẹ sẽ nhận ra được tư thế phù hợp cho bé và thoải mái cho mẹ.
  • Cho bé bú ở bên ít đau trước. Bé thường bú rất nhẹ nhàng ở bầu vú này vì ít đói và bớt hứng thú hơn.
  • Đắp khăn lạnh lên phần đầu ngực bị đau trước khi cho bú. Hơi lạnh sẽ xoa dịu cơn đau, nhất là khi bé bú dòng sữa đầu.
  • Cho bé bú: Khi đầu ngực bị đau nứt và chảy máu
    Mẹ có thể bị nhiễm trùng vú khi cho bé bú nếu miệng bé đã bị nhiễm trùng

    Sau khi cho bé bú

    Nếu mẹ quá đau, dù đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn hãy ngừng cho bé bú và hút sữa ra bình trong vòng một ngày hoặc lâu hơn để đầu núm vú có thời gian hồi phục. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách duy trì nguồn sữa và tránh thương tổn cho núm vú về sau. Cơn đau đầu ngực sẽ lành nhanh chóng và mẹ lại sẵn sàng cho bé bú ngay.

    Mẹ nên đến bác sĩ nếu núm vú bị nứt vẫn còn đau đớn và chảy máu sau 24 giờ, hoặc nếu mẹ bị sốt, viêm, chảy mủ, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở và dẫn đến nhiễm trùng vú.

    4. Mẹo giúp mẹ bớt đau khi cho bé bú

    Chuẩn bị tư thế khi cho bé bú

    Đầu ti nứt nẻ có thể do bé bắt đầu ti không chuẩn. Mẹ nên dùng ngón cái và ngón trỏ véo nhẹ xung quanh quầng vú, đồng thời xoa bóp, gây áp lực lên toàn bộ phần ngực. Điều này giúp đầu ti và quầng xung quanh trông phẳng hơn, nhờ đó bé sẽ ngậm trọn quầng vú và tựa vào người mẹ dễ dàng hơn. Mẹo này đặc biệt hữu ích cho các mẹ có vòng 1 nảy nở “quá mức” sau khi sinh đấy nhé!

    Cù nhẹ vào má bé yêu

    Các bà mụ đã trao cho bé bản năng tuyệt vời là có thể xoay đầu về phía mẹ, mở to miệng và ngậm ti nếu mẹ cù nhẹ vào má của bé. Tuy vậy, khoảng thời gian miệng bé mở rộng chỉ kéo dài khoảng 1 giây nên mẹ cần nhanh chóng đưa ngực đến miệng bé. Đừng lo lắng miệng bé bị “ngộp” bởi bé sẽ tự điều chỉnh khi có một điểm tựa vững chắc.

    cho be bu 2
    Cho bé bú có thể là nỗi sợ với nhiều người mẹ

    Chuyển tư thế cho bé bú

    Số đông các mẹ thường nghĩ đến một tư thế khi cố mường tượng một hình ảnh thật cụ thể tư thế cho bé bú. Lúc này, mẹ sẽ ôm bé ở vị trí ngang ngực, đầu bé tựa vào mẹ và cả phần cơ thể còn lại sẽ nằm trọn trong tay mẹ. Tuy nhiên, với những bé bị đầy hơi, tư thế này không phải là lựa chọn tối ưu, nhất là tay mẹ sẽ mỏi nhừ nếu cứ giữ bé như thế mỗi lần bú.

    Có khá nhiều cách giúp mẹ cho bé bú được thoải mái hơn. Với tư thế kể trên, mẹ có thể dùng một tay để nâng bầu ngực, tay kia bế bé ngang tầm bụng mẹ và hỗ trợ phần đầu khi bé bú. Ngoài ra, tư thế ôm bóng vốn được dùng cho các bé sinh đôi cũng phát huy hiệu quả trong trường hợp này. Ở tư thế này, bé nằm gọn dưới cánh tay mẹ nên mẹ đừng quên dùng tay nâng đầu bé lên gần ti nhé. Trên đây chỉ là những tư thế phổ biến nhất và quan trọng là mẹ phải thật thoải mái khi cho con bú.

    ♦ Đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày

    Tuyệt chiêu này không ảnh hưởng gì tới sự thoải mái của mẹ khi cho bé bú; trái lại, nó khá hữu ích cho bé, tránh phải tình trạng bé ngày càng kén ăn. Mùi hương thực phẩm mẹ tiêu thụ sẽ phảng phất đâu đó trong sữa mẹ nên việc tập tành cho bé làm quen nhiều hương vị khác nhau mang lại khả năng linh hoạt, tiện dụng về vấn đề này khi lớn lên. Mẹ nên ăn nhiều rau hơn vì bé thường không thích ăn rau. Ngoài ra, sắm một quyển sổ theo dõi loại thực phẩm đi kèm với những biểu hiện của bé như số lần bé không vui và bị ợ hơi là điều cần thiết, giúp mẹ nhanh chóng loại bỏ những thức ăn làm bé khó tiêu.

    Dùng ngón tay út để bé ngưng mút sữa

    Tư thế bú đúng sẽ giúp miệng bé ngậm chặt ti mẹ, giống như một chiếc van khóa an toàn. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn ngừng cho bé bú trong giây lát như đi vệ sinh hay mở cửa, khi sữa mẹ tạm hết, hoặc bé ngủ khi đang bú, thật không dễ để tách bé và ti mẹ một cách nhẹ nhàng.

    Nếu mẹ kéo bé ra theo quán tính, đầu ti mẹ và vòm miệng nhạy cảm của bé có thể bị thương tổn. Ngoài ra, có không ít trường hợp mẹ cố nâng cằm bé lên khiến bé không thấy thoải mái chút nào. Do đó, hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay út vào góc trong miệng bé (phần nướu răng), tạo một khoảng hở vừa đủ để không khí lọt vào. Phương pháp này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, bé không khó chịu mà ti mẹ cũng không bị đau hay trầy xước.

    cho be bu 4
    Cho bé bú cũng là một cách gắn kết tình cảm mẹ con

    Lau sạch miệng bé

    Tuy ít phổ biến nhưng nhiễm trùng nấm men góp phần gây nên tình trạng nứt nẻ và đau đớn cho ti mẹ. Nấm men ở ti mẹ lây từ bé yêu do hàm lượng đường cao và sự mất cân bằng lợi khuẩn. Mẹ cần ngăn chặn tình trạng này bằng cách dùng mảnh vải sạch, thấm nước, quấn quanh ngón tay và chà nhẹ hai gò má, nướu và lưỡi bé sau mỗi lần cho bé bú. Mẹ cũng có thể chuẩn bị sẵn một chai nước dạng xịt có thêm chút trà hoa cúc và nhiều khăn sạch kế bên giường để có thể dùng ngay sau khi cho bé bú.

    Nếu mọi nỗ lực của mẹ không thành công, mẹ có thể chuyển sang phương án sau: loại đường ra khỏi bữa ăn và ăn sữa chua không đường trong vài ngày. Tiếp đó, thay hỗn hợp nước có pha trà hoa cúc bằng baking soda với tỷ lệ pha gồm ¼ muỗng nhỏ baking soda hòa vào 1.5l nước ấm. Đồng thời, mẹ nên lưu ý lau sạch miệng cho bé trước khi ngủ và sau khi bú nhé.

    Mách nhỏ cho mẹ: Bôi thuốc mỡ để trị chứng đầu ti nứt nẻ

    Thuốc mỡ không an toàn cho trẻ nên mẹ chỉ được dùng khi bé bú xong. Trước tiên, mẹ cần bơm đủ sữa cho bé bú trong vòng 24 tiếng và thoa một lớp thuốc mỡ lên ti. Thuốc sẽ dính và để lại vết nên mẹ phải dùng thêm miếng lót che lại phần thuốc và mặc loại áo ngực mềm để giữ các miếng lót ngay ngắn. Trong khoảng 12-18 tiếng sau khi bôi thuốc, triệu chứng nứt nẻ sẽ giảm bớt, mẹ có thể lau sạch ti và cho bé bú bình thường. Ngoài ra, nhiều bà mẹ dùng kem chiết xuất từ mỡ cừu (lanolin) vì nó sẽ không gây tác dụng phụ nếu bé nuốt phải một lượng nhỏ kem.

    Dùng miếng dán lạnh hydrogel trị đau nhức núm vú. Tránh chạm vào núm vú trước khi dán vì vi khuẩn từ các ngón tay của mẹ có thể bị mắc kẹt dưới các miếng hydrogel. Thay đổi miếng dán thường xuyên.

    Dùng thuốc giảm đau. Mẹ có thể dùng ibuprofen hay acetaminophen trước khi cho bé bú 30 phút để giảm đau đầu ngực và vú bớt sưng.

    5. Liệu bé có bị ảnh hưởng?

    Thực tế là núm vú bị nứt hoặc chảy máu sẽ không ảnh hưởng đến bé. Bé có thể nuốt phải ít máu của mẹ nhưng máu sẽ ra khỏi cơ thể khi bé đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu không được bú theo đúng tư thế, bé sẽ không nhận được đúng lượng sữa cần thiết.

    6. Mẹ vẫn cho bé bú được chứ?

    Một khi đã xác định và khắc phục tình trạng núm vú đau đớn, mẹ có thể và nên tiếp tục cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bú trong lúc đợi lành vết thương. Nếu mẹ quá đau, hãy hút sữa ra bình trong vòng một ngày hoặc lâu hơn để cơ thể được nghỉ ngơi và dùng sữa từ bình nuôi bé trong thời gian này.

    7. Khi bé chỉ bú một bên?

    Khi nuôi con bằng sữa mẹ, trong một số trường hợp bé “nhất bên trọng nhất bên khinh” khi không thích và nhất định không chịu bú một bên bầu ngực mẹ. Liệu “sở thích” này của bé có bình thường hay gây ảnh hưởng gì không?

    Nguyên nhân

    Bé sơ sinh đôi khi chỉ thích bú một bên ngực của mẹ, có lẽ do bên ngực này có sữa mẹ tiết quá nhiều hoặc bé nhận thấy khác biệt giữa hai núm vú. Các bé lớn hơn có thể không chịu bú vì bên ngực kia ít sữa, dòng sữa chảy chậm hoặc cảm giác không “ngon” bằng bên bé hay bú. Không ít trường hợp bé chỉ thích đúng một tư thế khi mẹ cho bú vì thấy thoải mái và quen với cách bế.

    Tuy nhiên, nếu bé của bạn đột ngột bỏ bú một bên, mẹ cần lưu ý bởi có thể bé bị viêm tai hoặc do triệu chứng mới tiêm ngừa xong. Ngoài ra, lượng sữa có thể thấp hơn nếu trước đây mẹ từng phẫu thuật ở một bên ngực. Tuy không phổ biến nhưng ung thư vú cũng có khả năng làm lượng sữa mẹ ít đi. Do đó, mẹ cần đi khám bác sĩ nếu thấy bất thường ở một bên ngực để yên tâm nuôi bé bằng sữa mẹ nhé!

    Bạn có thể phát hiện ra nhiều thói quen bú của bé khi cho bé bú như bé chỉ thích bú một bênPhải làm gì để bé thay đổi?

    Nếu không muốn bé chỉ bú một bên ngực, mẹ có thể thử một vài cách cho bé bú sau:

    Nhẹ nhàng và kiên nhẫn cho bé bú ở bên ngực không thích trước, nhất là khi bé đói hoặc vừa mới thức giấc. Mẹ cũng có thể thay đổi cách bế bé: bế theo tư thế ôm bóng, hoặc nằm nghiêng về phía ngực muốn cho bé bú.

    Tăng cường nguồn sữa ở bên ngực ít được bú bằng cách dùng tay vắt sữa hoặc dùng máy hút sau mỗi lần cho bé bú. Nguồn sữa mẹ này sẽ được dùng để bổ sung cho các bữa ăn của bé.

    Nếu bé vẫn được cung cấp đầy đủ lượng sữa và không gây ra bất kỳ khó khăn nào cho mẹ, mẹ đành chiều theo sở thích của bé thôi. Thực tế cho thấy nhiều bà mẹ vẫn nuôi con bằng sữa mẹ khỏe mạnh, bé tăng cân bình thường dù chỉ bú một bên.

    8. Cảnh giác với tình trạng viêm ngực

    Chứng viêm ngực (viêm vú) là gì?

    Viêm ngực (viêm vú) là khi các mô trong ngực của bạn viêm tấy lên và đau đớn. Khu vực này có thể bị đỏ, đau, cứng khi chạm vào hoặc ấm nóng bất thường. Sưng tấy có thể do nhiễm trùng. Dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm ớn lạnh, sốt trên 39,5 độ C hoặc cao hơn, cơ thể rất mệt mỏi. Tình trạng này ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn việc cho bé bú.

    Nguyên nhân gây bệnh viêm ngực

    Viêm ngực (viêm vú) không do nhiễm trùng có thể gây ra bởi sữa còn đọng ở trong vú hay còn gọi là ứ sữa, căng, hoặc tắc ống dẫn sữa. Nhiễm trùng vú có thể do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc do núm vú bị nứt, tổn thương, khiến vi khuẩn xâm nhập vào vú và gây nên viêm nhiễm vùng này.

    Căng thẳng, mệt mỏi khi làm mẹ lần đầu có thể làm tăng nguy cơ viêm vú. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn cho bé bú, phổ biến nhất là trong tháng đầu tiên sau khi sinh bé.

    Cho bé bú: Bệnh viêm vú
    Trong thời gian điều trị viêm ngực (viêm vú), mẹ nên tiếp tục cho bé bú

    Điều trị bệnh viêm ngực như thế nào?

    Thử xông hơi bằng nước nóng vài lần một ngày, cho bé bú thường xuyên để giữ cho vú bị viêm luôn cạn sữa. Việc này cũng có thể giúp các phần nhiễm trùng biến mất nhanh hơn. Trong khi đó, bạn có thể uống thuốc để giảm đau.

    Nếu sau khi thử các biện pháp trong vòng 24 giờ, các triệu chứng không cải thiện, đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kèm gạc nóng. Chắc chắn một điều là bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ ngơi.

    Tình trạng viêm sẽ kéo dài bao lâu?

    Nếu bạn bị nhiễm trùng và được chẩn đoán sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Bạn bắt đầu cảm nhận được sự cải thiện trong vòng 48 giờ sau khi uống thuốc kháng sinh. Nhớ phải uống tất cả các loại thuốc kháng sinh theo đơn để hiện tượng nhiễm trùng không quay trở lại trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

    Nếu bầu ngực của bạn vẫn mềm và bạn vẫn sốt sau một hoặc hai ngày, lúc này bạn nên đến bác sĩ ngay. Viêm vú có thể gây ra các biến chứng khó lường về sau cho sức khỏe của bạn. Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến áp-xe vú, đòi hỏi điều trị kháng sinh liều cao và phẫu thuật để lấy mủ từ các áp-xe ra.

    Làm thế nào để tránh bị viêm nhiễm?

    Cách tốt nhất để tránh viêm vú là phải nghỉ ngơi nhiều và có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối trong khi bạn đang cho bé bú. Càng bị mất sức, bạn lại càng dễ mắc bệnh.

    Ngoài ra, tránh để cho ngực lúc nào cũng trong tình trạng căng sữa. Nếu lượng sữa ở bầu vú của bạn không giảm sau khi cho bé bú, hãy dùng gạc ấm và massage nhẹ để lấy hết sữa ra ngoài. Tránh mặc loại áo ngực có gọng hoặc áo ngực quá chật.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x