Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/03/2023

Chọn tã đúng cho con: Nên dùng tã quần hay tã dán?

Chọn tã đúng cho con: Nên dùng tã quần hay tã dán?
Nên dùng tã dán hay tã quần cho bé ở giai đoạn lật, lẫy và bò mẹ ơi? Kinh nghiệm chọn sản phẩm tã phù hợp để hỗ trợ cho giai đoạn phát triển mới của con yêu, mẹ đừng bỏ lỡ nhé.

Nên dùng tã quần hay tã dán? Năm tháng đầu đời, tã là một trong những người bạn đồng hành thân thiết với bé. Bằng cách giải quyết tại chỗ vấn đề chất thải, chiếc tã đã giúp trẻ luôn sạch sẽ và mẹ cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc bé con. Vì vậy, bé sẽ cần dùng tã từ khi sơ sinh cho đến khi 3 tuổi.

Có rất nhiều loại tã khác nhau và mỗi giai đoạn phát triển, bé lại cần đến một loại tã mới để đáp ứng tốt hơn các thay đổi về kích thước cũng như nhu cầu của cơ thể. Đó là lý do vì sao từ 3 tháng tuổi, bé cần “nói lời tạm biệt” với tã dán để “kết thân” với tã quần đấy mẹ ạ.

Phân biệt các loại tã giấy cho bé: Miếng lót sơ sinh, tã dán, tã quần

Nên dùng tã quần hay tã dán?
Tã dán có thiết kế rời mảnh
Miếng lót sơ sinh
Miếng lót sơ sinh

Các loại tã đều có chung chức năng chính là đựng chất thải. Tuy nhiên, miếng lót sơ sinh, tã dán và tã quần sẽ có những đặc điểm khác nhau cơ bản như sau:

Thiết kế

– Miếng lót sơ sinh giống như một chiếc băng vệ sinh nhưng có kích thước to, dài và dày hơn.

Tã dán là loại có phần hông rời và mỗi đầu bên hông tã đều được trang bị miếng dán.

– Miếng dán này có chức năng giữ chặt hai đầu tã lại với nhau để tạo thành một khối hoàn chỉnh như chiếc quần lót cho bé. Trong khi đó, thiết kế của tã quần là một dạng liền mảnh như một chiếc quần.

Cách sử dụng

– Đối với miếng dán sơ sinh thì mẹ cần dùng kèm với tã chéo (tã vải) hoặc quần đóng tã cho bé bằng cách lột miếng giấy bọc ở mặt ngoài sản phẩm rồi dán vào tã vải, sau đó quấn tã vải cho bé.

– Đối với tã dán, khi dùng cho trẻ mẹ cần mở tã ra rồi đặt mông của bé lên một nửa tã, một nửa còn lại mẹ sẽ kéo ngược lên phía rốn của bé, căn chỉnh cho đều rồi mới cố định bằng cách dán hai bên hông lại với nhau.

– Việc dùng tã quần thì đơn giản hơn, mẹ chỉ việc xỏ hai chân bé vào hai ống rồi kéo cạp lên như khi mặc quần là được.

Tính năng

– Miếng dán sơ sinh không giữ cố định tốt như tã dán hay tã quần nên sản phẩm này không thích hợp để dùng cho bé trên 3 tháng tuổi.

– Tã dán có kích thước nhỏ, mỏng hơn tã quần và thường dùng cho bé sơ sinh. Tã dán có sức chứa chất thải ít hơn cũng như có độ cố định không tốt bằng tã quần.

– Tã quần thường dùng cho các bé từ 3 tháng tuổi trở lên, có kích thước lớn hơn và dày hơn tã dán. Độ cố định của loại tã này cũng tốt hơn tã dán nên có thể hỗ trợ tốt cho giai đoạn bé lật, lẫy bò.

Để đáp ứng các giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ, các nhà sản xuất đã tạo ra các loại tã khác nhau này. Đó là lý do mẹ cần phải suy nghĩ về việc nên dùng tã dán hay tã quần cho bé khi con chuẩn bị bước sang một cột mốc phát triển mới.

Tã quần có thiết kế liền mảnh

Nên dùng tã dán hay tã quần? Từng giai đoạn nên sử dụng loại tã nào?

Đối với việc dùng tã, mẹ cần chú ý đến hai giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ để có các lựa chọn phù hợp. Giai đoạn sơ sinh bé nên dùng tã dán, còn giai đoạn lật lẫy bò bé nên dùng tã quần vì các lý do sau đây.

1. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng: Miếng lót hoặc tã dán sơ sinh

Giai đoạn sơ sinh, bé con dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Hệ xương của bé lúc này vô cùng non nớt, vì vậy việc di chuyển lên xuống liên tục sẽ không tốt cho cột sống cũng như ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bé. Trong khi đó, ở tháng đầu mới chào đời, bé con thường đi ị liên tục, khoảng 10-12 lần/ngày. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ phải thay tã cho bé liên tục và bé sẽ bị dịch chuyển qua lại, lên xuống nhiều lần.

Nhờ tã dán có thiết kế rời nên khi thay tã, mẹ chỉ cần kéo dịch tã xuống để lau sạch mông, sau đó bỏ tã đi mà không cần phải bế bé dậy. Tương tự như vậy, khi đóng tã mới, mẹ cũng chỉ cần để bé nằm tại chỗ, sau khi mở miếng tã mẹ chỉ cần nắm hai chân bé nâng nhẹ lên một chút và đẩy tã vào dưới mông bé, rồi kéo mảnh tã phía trên lên và dán hai bên hông lại là được. Điều này có nghĩa khi dùng tã dán, bé sẽ ít bị di chuyển hơn, vì vậy không gây ảnh hưởng cột sống cũng như giấc ngủ của bé. Bên cạnh đó, miếng lót sơ sinh và tã dán do được thiết kế cho giai đoạn đầu bé mới chào đời nên thường sẽ mềm mại và mỏng nhẹ hơn, thân thiện hơn với làn da và cơ thể của bé lúc này.

2. Từ 3 tháng hoặc khi bé bắt đầu lẫy lật: Tã quần

Nên dùng tã dán hay tã quần

Từ tháng 3 bé con bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển mới. Con sẽ hoạt động chân tay nhiều hơn để thực hành các kỹ năng lật, lẫy, bò. Lúc này, thiết kế rời của tã dán sẽ trở thành điểm trừ vì độ cố định kém, dễ bị bung ra khi bé quẫy đạp, lật người qua lại.

Bên cạnh đó, giai đoạn này bé sẽ đi vệ sinh mỗi lần với khối lượng nhiều hơn. Vì vậy với cấu tạo mỏng thì tã dán sẽ khó thấm hút được hết chất thải của bé. Và sự cố tràn bỉm là điều khó tránh khỏi khiến mẹ phải vất vả lau dọn còn bé không thể thoải mái quẫy, đạp.

Trong khi đó tã quần có cấu tạo như một chiếc quần với phần thun ôm gọn vào lưng, bụng và 2 đùi bé vì vậy sẽ giữ cố định tốt hơn để đảm bảo cho bé thoải mái vận động. Hơn nữa, tã quần cũng có kích thước đa dạng hơn dành cho bé từ 4-35kg nên sẽ không làm bé bị chật chội, gây vết lằn cũng như bít nóng, đổ mồ hôi trộm làm bé bị hăm, ngứa, cảm lạnh. Với thiết kế dày và ôm sát cơ thể hơn, tã quần cũng thấm hút và giữ chất thải hiệu quả hơn để mẹ không phải vất vả thay tã thường xuyên cho bé.

Hiện nay thị trường có rất nhiều loại tã quần với khả năng thấm hút tốt và nhiều tính năng phụ trợ khác song không phải loại tã nào cũng có nhiều tính năng bảo vệ làn da, sức khỏe và mang đến bé cảm giác thoải mái khi vận động. Do vậy, mẹ cần thật tinh ý trong khi chọn tã quần để giúp bé yêu khỏe mạnh và thoải mái, sẵn sàng cho các bài học vận động mới.

Cách nuôi con nhẹ tênh nhờ tã quần

Một chiếc tã quần bé nhỏ nhưng có thể là trợ lý đắc lực cho mẹ trong việc chăm sóc con nhỏ nếu biết lựa chọn đúng cách. Mẹ có thể lựa chọn tã quần theo các mục đích cụ thể sau:

♥ Thấm hút chất thải hiệu quả: Mẹ nên chọn tã quần có tính năng thấm hút vượt trội để đáp ứng được lượng chất thải nhiều hơn trong giai đoạn này. Tã có thiết kế lỗ thấm và mạng lưới rãnh thấm hút sẽ tăng hiệu quả thẩm thấu chất thải cao hơn, đồng thời có thể dàn đều chất thải để ngăn tình trạng vón cục gây ra sự tích tụ quá mức dẫn đến tràn bỉm. Ngoài ra, hệ thống rãnh này cũng sẽ tạo ra độ khóa tốt hơn, ngăn ngừa chất thải thấm ngược lại bề mặt tã gây nhớp nháp, ngứa ngáy hoặc tăng nguy cơ rò rỉ ra ngoài.

tã quần thấm hút chất thải hiệu quả

♥ Luôn khô thoáng: Vì dùng cả ngày nên nếu tã có chất liệu nóng sẽ gây hầm bí, khiến trẻ nóng bức, đổ mồ hôi trộm, ngứa ngáy, nhất là ở giai đoạn này trẻ vận động liên tục. Do đó, chiếc tã cần có chất liệu thông thoáng, dễ đẩy hơi nóng ẩm ra ngoài để tránh cho bé bị hăm ngứa. Ngoài ra, phần đệm thun cũng cần có tính năng thấm mồ hôi hiệu quả bởi trong quá trình hoạt động bé con dễ đổ mồ hôi trộm. Nếu không kịp thời lau khô bé sẽ dễ bị cảm lạnh do mồ hôi thấm ngược vào cơ thể.

♥ Mềm mại và thân thiện với làn da non nớt của bé: Mặc dù lúc này bé đã cứng cáp hơn giai đoạn mới sinh song làn da vẫn còn rất non nớt. Bị quây kín trong chiếc quần tã cả ngày dễ làm da bị cọ xát, hăm ngứa, tổn thương. Vì vậy, mẹ cần chọn tã có hệ thun lưng, mông, đùi mềm mại, co giãn tốt và bề mặt chứa các hợp chất có khả năng kháng khuẩn giàu tính nuôi dưỡng và hương thơm dịu nhẹ để chăm sóc cho làn da khỏe mạnh cũng như mang đến cho bé cảm giác dễ chịu.

Tã quần Bobby là một trong những sản phẩm tuyệt vời mà mẹ nên tìm kiếm vì có những tính năng vượt trội như vậy. MarryBaby sẽ cùng mẹ khám phá tã quần Bobby để tìm người bạn đồng hành tốt nhất cho bé con nhé.

Nên dùng tã dán hay tã quần

♥ Đệm lưng thấm mồ hôi trộm: Tã quần Bobby được trang bị đệm lưng thấm mồ hôi mềm mại lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, với công nghệ màng thấm green-tissue tăng khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả cho vùng lưng của bé luôn khô thoáng, giúp mẹ không còn phải đau đầu đối phó với vấn đề mồ hôi trộm của bé mỗi đêm, cũng như giúp bé không còn bị cảm lạnh, ho, sốt, ngủ không ngon giấc vì mồ hôi trộm.

Thấm hút vượt trội nhờ 3.000 lỗ thấm siêu tốc và rãnh thấm kim cương: Tã quần Bobby được cải tiến bề mặt thấm hút đột phá với 3.000 lỗ thấm siêu tốc và rãnh thấm kim cương, tăng khả năng thấm hút chất thải vượt trội, giúp chất lỏng được thấm nhanh tức thì trả lại bề mặt tã khô thoáng không còn ẩm ướt. Chưa hết đâu mẹ nhé, hệ rãnh thấm này còn có tác dụng dàn đều chất thải, chống vón cục và khóa chặt chất thải để ngăn chúng thấm ngược trở lại mặt tã. Điều này giúp bé con tránh được tình trạng tràn bỉm, cũng như hầm nóng gây ngứa da, hăm tã.

♥ Cùng nhiều tính năng khác: Với thiết kế hệ thun bụng-hông-đùi có độ co giãn linh hoạt được kết hợp với đệm thun xốp êm ái, tã quần Bobby không chỉ giữ chắc chắn, đảm bảo cho mọi hoạt động của bé mà còn mang đến cho con cảm giác dễ chịu, thoải mái. Bên cạnh đó, nhờ có thiết kế dải băng dính cuốn miếng tã tiện lợi nên mẹ dễ dàng thay, mặc cho con mà không lo phải căn chỉnh mất thời gian. Ngoài ra, sản phẩm còn được tích hợp tinh chất trà xanh dịu nhẹ, tăng cường tính bảo vệ và nuôi dưỡng giúp làn da của bé tránh khỏi nguy cơ hăm, ngứa cũng như các bệnh ngoài da khác.

Gợi ý một số sản phẩm tã giấy phù hợp với bé:

Bé con bước vào giai đoạn phát triển mới đồng nghĩa với việc mẹ sẽ cần phải điều chỉnh rất nhiều vấn đề để phù hợp với sự thay đổi của trẻ. Khi bé 3 tháng tuổi là lúc mẹ cần phải cân nhắc tới việc nên dùng tã dán hay tã quần? Với những chia sẻ về việc đổi tã cho bé trong bài viết này, MarryBaby hy vọng có thể giúp mẹ giải quyết tốt hơn về vấn đề thấm hút chất thải, giảm tình trạng lưng bé bị ướt mồ hôi, đảm bảo cho bé hoạt động thoải mái để sớm thành thạo các kỹ năng lật, lẫy bò cũng như bảo vệ và chăm sóc da hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng hăm ngứa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x