Mẹ đã biết rằng trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày? Vậy, bao lâu thì cần tắm cho bé và mỗi lần tắm nên kéo dài bao lâu? Tắm cho bé vào lúc nào trong ngày? Ghi chú nhanh 4 lưu ý về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bình luận
Mẹ đã biết rằng trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày? Vậy, bao lâu thì cần tắm cho bé và mỗi lần tắm nên kéo dài bao lâu? Tắm cho bé vào lúc nào trong ngày? Ghi chú nhanh 4 lưu ý về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!
Bạn đã bao giờ lưu ý đến thời gian tắm cho trẻ sơ sinh? Đó không chỉ là việc tắm lúc nào hay tắm bao lâu mà còn bao gồm cả bao lâu thì mới cần tắm cho trẻ?
Về cơ bản, sẽ không có mốc đặc biệt nào về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể tắm cho bé bất cứ khi nào cảm thấy thuận tiện. Tuy nhiên, không nên tắm cho trẻ sơ sinh vào những thời điểm sau:
Điều số 3 cũng là lưu ý quan trọng nhất đối với việc chọn thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Cơ thể các bé mới sinh thường không tự điều chỉnh nhiệt độ tốt, do đó, bé rất dễ bị lạnh và cơ thể sẽ lạnh đi rất nhanh chóng.
Vì vậy, bạn nên chọn lúc trời ấm áp để tắm cho bé. Nếu không thể chọn thời điểm, hãy sử dụng một cách hữu hiệu để đảm bảo rằng nhiệt độ phòng tắm bé đủ ấm.
Chỉ cần bạn đảm bảo được điều kiện này, chuyện chọn thời điểm tốt nhất trong ngày để tắm cũng không quá quan trọng nữa, thậm chí khi bạn tắm cho bé vào buổi tối.
Không phải cứ tắm thật lâu, thật kỹ là tốt cho bé đâu bạn nhé. Làn da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng manh và bạn không nên để bé ngâm nước quá lâu. Theo các chuyên gia, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài trong khoảng 5 đến 10 phút là đủ.
Thời gian tắm gói gọn trong 10 phút sẽ giúp da bé không bị khô. Hơn nữa, bé cũng không bị mất thân nhiệt. Tiếp đến, để chăm sóc tốt hơn cho làn da của bé, bạn có thể sử dụng thêm một ít lotion (kem dưỡng da) dành riêng cho trẻ sơ sinh và thoa đều lên làn da của bé để giúp làn da bé luôn mềm mại, không bị khô ráp.
Theo WHO,cử tắm đầu của trẻ sơ sinh nên được trì hoãn đến 24 giờ sau sinh. Tắm sớm cho trẻ ngay sau sinh có thể khiến trẻ bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, da khô và làm gián đoạn việc bú mẹ.
Thực tế, bé sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày. Khoảng 3 lần mỗi tuần là đủ đối với các bé mới sinh. Vì các bé vẫn chỉ nằm yên một chỗ nên bạn sẽ ít cần phải tắm rửa, kỳ cọ hơn so với khi bé bắt đầu ăn dặm và biết bò.
Nếu bạn muốn tắm cho bé mỗi ngày, hãy theo dõi xem làn da của bé có “biểu tình” không nhé. Những đốm đỏ lấm tấm, mụn nước, da khô, bong tróc là biểu hiện của tình trạng kích ứng quá mức.
Bạn có thể sẽ cần phải giảm số lần tắm, đồng thời có thể thay đổi cả sữa tắm cho bé. Nếu tình trạng da của bé không cải thiện nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc da tại nhà.
Để thực hiện việc tắm rửa cho bé hằng ngày như một thói quen, bạn cần phải quen thuộc với giờ giấc ăn, ngủ của bé.
Khi đó, bạn sẽ biết tắm vào giờ nào bé dễ chịu nhất, đồng thời không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hay đến việc bú sữa. Có thể bạn sẽ phải chờ 2-3 tháng để nắm được quy luật sinh hoạt thích hợp với bé.
Trẻ sơ sinh thích sự lặp đi lặp lại. Vì vậy, ngoài việc tắm cho bé vào một giờ cố định trong ngày, bạn cũng cần lặp đi lặp lại những thao tác mang tính “nghi thức” cho mỗi lần tắm. Chẳng hạn, trước khi tắm, bạn sẽ nhìn vào mắt bé và nói “mẹ con mình đi tắm nhé”.
Tiếp đó, bạn massage cho bé, đưa bé vào nhà tắm và nhẹ nhàng tắm bé theo các bước từ đầu đến chân. Như vậy, khi bạn bắt đầu nói câu đầu tiên và massage, bé sẽ hiểu là đã đến giờ đi tắm.
Ngoài những điều kể trên, bạn cũng đừng quên những lưu ý sau:
Đây là vấn đề bạn cần quan tâm tiếp theo chuyện thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp đang tắm cho trẻ sơ sinh mà bé khóc lúc này phụ huynh nên bình tĩnh. Nhanh chóng làm sạch xà phòng còn sót lại hoặc rửa sơ qua những bộ phận cần thiết, sau đó quấn bé trong một chiếc khăn.
Chỉ dùng khăn vỗ nhẹ khắp cơ thể bé (tránh chà xát) và đảm bảo cả người khô hoàn toàn, nhất là những vùng kẽ hoặc có ngấn. Bố mẹ nên đợi một vài ngày sau rồi mới thử cho bé tắm lại, trong thời gian này thì sử dụng khăn ẩm để lau mặt, cổ và khu vực quấn tã của bé.
Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể bôi một ít kem dưỡng da dịu nhẹ lên làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ, đặc biệt đối với những bé bị khô da, kích ứng hoặc chàm. Tuy nhiên nên hạn chế thoa phấn rôm dạng bột vì nhiều khả năng sẽ khiến bé bị khó chịu đường thở, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Tuân thủ những hướng dẫn cơ bản trong cách tắm cho bé sơ sinh sẽ giúp phụ huynh tự tin hơn khi thực hiện công đoạn này. Tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ có tác dụng làm sạch cơ thể, mà còn giúp trẻ học hỏi nhiều điều mới lạ thông qua quá trình kích thích các giác quan.
Đồng thời thời gian tắm cho trẻ sơ sinh còn là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trẻ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc cũng như tình yêu thương từ bố mẹ.
MarryBaby
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ và hiện đang công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.
Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Vy liên tục trao dồi chuyên môn và kinh nghiệm qua các khóa học chuyên ngành Nhi khoa:
Ngoài công tác, bác sĩ còn thực hiện các đề tài nghiên cứu:
Hiện tại, bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy đang cộng tác cho MarryBaby ở chuyên mục Nuôi dạy con.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.