Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Mỹ Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 17/05/2022

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn an toàn và nhanh chóng

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn an toàn và nhanh chóng
Mẹ không chỉ cần biết cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sạch sẽ; mà còn cần phải biết đóng bỉm đúng cách để tránh làm tổn thương rốn của con.

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cần được quan tâm và chú ý một cách cẩn thận. Vì khi mẹ đóng bỉm đúng cách cho bé; điều này mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con.

Đặc điểm về rốn của trẻ sơ sinh như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách đóng đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về đặc điểm rốn của trẻ sơ sinh.

Khi mang thai, dây rốn chính là bộ phận vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong bụng mẹ. Ngay sau khi chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành kẹp và cắt dây rốn của bé. Sau đó, trên bụng bé sẽ hình thành một vết sẹo do cắt rốn. Tùy theo từng người mà nó có thể có sâu hoặc nông khác nhau

Phần cuống rốn trên cơ thể bé sẽ được kẹp lại. Phải sau từ 5-15 ngày, chúng mới bắt đầu khô, chuyển màu vàng nhạt sang nâu đen và rụng rốn một cách tự nhiên. Trong quá trình này, việc phụ huynh chăm sóc bé cần đặc biệt cẩn thận; chú ý để không gây tổn thương lên vùng rốn. Đặc biệt, luôn vệ sinh sạch sẽ để tránh gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Trong một số trường hợp do chăm sóc không đúng cách, rốn của bé có nguy cơ gặp phải một số vấn đề. Trước tiên, vùng rốn có mùi hôi. Đây là vấn đề xảy ra do một số yếu tố như nhiễm khuẩn rốn do vi khuẩn xâm nhập, viêm rốn, hoại tử rốn,… Những vấn đề bệnh lý khác cũng có nguy cơ hình thành như chảy máu, thoái vị rốn,…

Từ những điều này càng thêm khẳng định việc chăm sóc vùng rốn cho trẻ sơ sinh hết sức quan trọng. Trong đó, bao gồm cả việc cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để ‘giữ vía’ cho con thông minh

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Các bước đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Hiện nay, bỉm dán và bỉm quần là 2 dòng sản phẩm phổ biến nhất. Tuy nhiên, đối với trường hợp bé sơ sinh chưa rụng rốn, ngày sinh còn ít thì bỉm dán là lựa chọn phổ biến hơn. Vậy cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn như thế nào?

1. Chuẩn bị trước khi thực hiện cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

  • Mẹ cần chuẩn bị đồ để thay bỉm/tã: Với trẻ sơ sinh khi thay tã chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng. Cụ thể như tấm vải lót, bỉm, khăn sạch, kem chống hăm, giấy hoặc khăn ướt.
  • Rửa tay sạch sẽ: Trước tiên, khi thay bỉm/tã cho bé; mẹ cần rửa tay sạch và lau khô. Sau đó, mặc dù bé còn nhỏ nhưng cha mẹ có thể trò chuyện với bé để bé có sự chuẩn bị. Cha mẹ trò chuyện sẽ nhẹ nhàng và cởi bỉm/tã bẩn.
  • Trong trường hợp bỉm, tã của bé bị ướt hoặc ra mẹ có thể dùng tã để lau sạch rồi rút ra. Mẹ cần đặt gọn gàng để tránh bị lem bẩn; lưu ý xa tầm tay của trẻ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh theo dân gian có thực sự an toàn cho trẻ?

2. Vệ sinh cho em bé sạch sẽ

Trong cách đóng bỉm dán cho trẻ sơ sinh, mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé dễ dàng. Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, cha mẹ nên dùng bông băng thấm nước sôi sau đó lau sạch vùng rốn cho bé. Tiếp đó, dùng khăn sạch thấm khô. Trong quá trình vệ sinh, lưu ý không để rốn của bé bị ướt. Mẹ cũng sử dụng cồn để sát trùng vùng da xung quanh rốn cho trẻ.

Đối với bé trai, mẹ dùng khăn phủ lên vùng kín của bé. Điều này tránh việc bé tiểu; và bắn lên vùng xung quanh và cả vùng rốn của bé. Trường hợp bé trai cắt bao quy đầu, cha mẹ cần chú ý vệ sinh kỹ càng hơn.

Đối với bé gái, cha mẹ cũng dùng khăn mềm nhúng với nước ấm và lau cho bé. Mẹ nên chú ý lau từ trước ra sau để ngăn ngừa lây lan nguy hiểm. Mẹ tiếp tục gấp khăn lại dùng để lau phần kẽ, phần chân, mông… cho bé.

3. Mặc bỉm/tã mới cho bé

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn? Sau khi vệ sinh, cha mẹ có thể thoa cho bé một lớp kem chống hăm mỏng. Khi mặc bỉm/tã, cha mẹ nên bẻ gập phần lưng của miếng ta xuống để phần rốn được hở ra thông thoáng và nhanh khô hơn. Điều này cũng tránh tình trạng nhiễm trùng rốn của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả

Một số lưu ý cần biết khi thay bỉm/tã cho bé

Một số lưu ý cần biết khi thay bỉm/tã cho bé

Cha mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn:

  • Nếu muốn bé không bị hăm tã, cha mẹ cần lưu ý về thời điểm thay tã thích hợp nhất.
  • Đầu tiên, thay tã ngay sau khi bé vừa đi đại tiện, sau đó vệ sinh sạch sẽ.
  • Đối với trẻ sơ sinh, những tháng đầu cần thay tỉm trong thời gian từ 2-3 giờ. Sau này khi bé lớn hơn, tần suất thay bỉm/bã lên tầm 3-4 tiếng.
  • Chú ý đến kích thước (size) bỉm phù hợp với kích thước của cơ thể và cân nặng. Thời gian thay bỉm đối với người quen việc sẽ khoảng 25s/lần. Đối với bỉm không quá dày sẽ giúp bé thoải mái hơn, không bị hằn đỏ bụng, đùi.
  • Cùng với sử dụng loại tã dán, các sản phẩm tã quần cũng được sử dụng ngày càng phổ biến. kích thước bỉm quần lớn giúp thấm hút tốt hơn. Điều này khá tiện lợi nếu mẹ cho bé ngủ qua đêm. Khi đó, cha mẹ có thể hạn chế việc thức giấc thường xuyên khi đã ngủ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tay

Hi vọng những thông tin vừa rồi đã giúp mẹ đọc hiểu được cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn. Vấn đề này đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của con về sau này. Không chỉ mẹ mà cả người cha cũng cần chia sẻ, phụ việc gia đình. Cảm ơn mẹ đã đọc bài viết hôm nay!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Diapering Your Baby
https://kidshealth.org/en/parents/diapering.html
Ngày truy cập: 14/05/2022

2. How to Wear an Adult Diaper
https://friendsdiaper.in/blogs/incontinence/how-to-wear-an-adult-diaper
Ngày truy cập: 14/05/2022

3. How to wear diapers to work
https://psychologydictionary.org/how-to-wear-diapers-to-work/
Ngày truy cập: 14/05/2022

4. How to Wear Diapers in Public
https://www.adisc.org/forum/threads/how-to-wear-diapers-in-public.83380/
Ngày truy cập: 14/05/2022

5. When should a child be out of diapers?
https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=0_loby2tev
Ngày truy cập: 14/05/2022

x